1 Nguyên tắc xác định sự thật

Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản được bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể Điều 15 quy định

“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội”

Theo đó các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. BỊ can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, việc xác định sự thật khách quan của vụ án không chỉ là mục đích của hoạt động tố tụng mà nó còn thể hiện toàn bộ nội dung bản chất của quá trình chứng minh tội phạm; xác định sự thật của vụ án cũng tức là bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người đúng tội, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt người phạm tội; xác định sự thật của vụ án không chỉ có ý nghĩa trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các biện pháp tư pháp, giải quyết vấn đề trách nhiệm dân sự và những vấn đề liên quan khác.

Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình tố tụng ở tất cả các giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có yêu cầu riêng, quy định cụ thể để nguyên tắc này được thực hiện.Ví dụ: nếu ở giai đoạn điều tra việc thu thập chứng cứ là quan trọng, thì ở giai đoạn xét xử việc đánh giá chứng cứ lại quan trọng hơn là việc Toà án thu thập chứng cứ, vì việc thu thập chứng cứ ở giai đoạn xét xử đều được tiến hành công khai tại phiên toà, mà tại phiên toà việc chủ yếu của Hội đồng xét xử là kiểm tra lại tính hợp pháp của các chứng cứ đã được cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu thập. Hoạt động đánh giá chứng cứ là chủ yếu của Hội đồng xét xử, nếu cần phải điều tra thu thập chứng cứ thì Toà án phải trả hồ sơ để cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung.

Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án còn đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải xác định nội dung vụ án đúng với thực tế khách quan, tức là phải nêu đúng sự việc phạm tội, không thêm bớt, không nêu những nhận xét, đánh giá của cơ quan tiến hành tốtụng và của người tiến hành tố tụng

2 Bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định

Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa.

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họtheo quy định của Bộ luật này.

Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức Luật sư của LVN Group được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc này yêu cầu những người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho bị cáo hoặc người bào chữa được sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để chứng minh bị cáo vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Để quyền bào chữa của bị cáo được thực hiện.Ở các giai đoạn khác quyền này cũng được tôn trọng và đảm bảo nhưng tập trung nhất ở giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm bởi vì ở trong giai đoạn điều tra truy tố không phải lúc nào người bào chữa cũng đều được tham gia tố tụng mà trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra hay trong xét xử giám đốc thẩm người bào chữa chỉ được tham gia phiên toà khi Toà án xét thấy cần thiết .Bộ luật tố tụng hình sự nước ta quy định người bào chữa cho bị can, bị cáo được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can là một bước tiến bộ vượt bậc, phù hợp với xu hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, trong thực tế nguyên tắc này còn vi phạm, có trường hợp rất nghiêm trọng. Nguyên nhân có từ cả hai phía.Đối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng còn có quan niệm cho rằng việc tự bào chữa của bị cáo và nhờ người bào chữa chỉ mang tính chất hình thức. Luật sư nói thế nào thì Toà án cũng không đếm xỉa đến lời bào chữa của Luật sư của LVN Group. Coi Luật sư của LVN Group như món đồ trang sức cho phiên toà, thậm chí không tạo. điều kiện cho Luật sư của LVN Group thực hiện nhiệm vụ của họ. Còn đối với Luật sư của LVN Group không ít trường hợp không làm tròn nhiệm vụ của người bào chữa, bào chữa qua loa đại khái cho xong việc, nhiều trường hợp vì khoản tiền thù lao theo quy định quá ít nên không nhiệt tình vổi bị cáo, thậm chí còn buộc thêm tội cho bị cáo, v.v…

3 Việc tham gia phiên toà của của các tổ chức xã hội và công dân

Tham gia phiên toà không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của các tổ chức xã hội và của công dân, vì vậy Toà án phải tạo điều kiện để các tổ chức xã hội và công dân được tham gia phiên toà theo quy định của pháp luật

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội và công dân tham gia tố tụng hình sự. Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nếu Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng thì có quyền kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan đó phải xem xét, giải quyết và trả lời cho các tổ chức xã hội đã kiến nghị biết.

Đối với những vụ án mà bị cáo bị đưa ra xét xử là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm phải có một Hội thẩm nhân dân là dẫn đến những khuynh hướng trái ngược nhau trong cách xử sự với bị can trong giai đoạn điều tra, với bị cáo trong giai đoạn xét xử.

Trong các giai đoạn của tố tụng hình sự, nếu Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận phát hiện những hành vi trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng thì có quyền kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Bộ luật này. Các cơ quan đó phải xem xét, giải quyết và trả lời cho các tổ chức xã hội đã kiến nghị biết

4 Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng

Bản chất hoạt động xét xử của Toà án là luôn luôn phải công minh, mà muốn công minh thì thái độ vô tư, chống lại những biểu hiện thiên lệch của những người tiến hành tố tụng và hgười tham gia tố tụng là vô cùng quan trọng. Chỉ cần có một chút của biểu hiện thiên lệch, không vô tư là sự thật của vụ án sẽ không dược phản ảnh đầy đủ, việc áp dụng pháp luật cũng như các quyết định cửa Toà án sẽ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tố chức xã hội và của công dân. Ví dụ một Thẩm phán là người thân thích của người bị hại trong vụ án mà người Thẩm phán này được phân công làm chủ toạ phiên toà thì không thể bảo đảm sự vô tư trong khi họ thực hiện nhiệm vụ của mình được.

Theo đó điều 21 BLTTHS năm 2015 quy định

“Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản, người chứng kiến không được tham gia tố tụng nếu có lý do cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên toà, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định phải thật sự vô tư khi thực hiện nhiệm vụ của mình, không được thiên vị, đồng thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà phát hiện được những hiện tượng thiên vị của những người khác thì phải cương quyết đấu tranh. Ví dụ Thư ký phiên toà phát hiện Thẩm phán chủ toạ phiên toà là người thân thích với bị cáo thì phải thông báo cho người Thẩm phán này từ chối tham gia tố tụng hoặc báo cho ngựời có thẩm quyền để thay đổi. .

Một số nước trên thế giới còn quy định những người tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Công tố viên, Điều tra viên không được thực hiện nhiệm vụ trên quê hương mình, không được tham gia vào các tổ chức chính trị – xã hội, không được làm một số công việc có liên quan đến hoạt động tư pháp (quyền tư pháp), v.v…Tuy về hình thức có thể có những biện pháp khác nhau để bảo đảm sự vô tư của người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng nhưng điều quan trọng và cũng là vấn đề có tính quyết định để nguyên tắc này được thực hiện đó là phẩm chất của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng

5 Nguyên tắc xét xử có Hội Thẩm nhân dân tham gia

Điều 103 Luật hiến pháp năm 2013 quy định

” Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.”

Điều 22 BLTTHS năm 2015 cũng quy định “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.”

Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia được coi là một nguyên tắc dân chủ và là việc cụ thể hoá nguyên tắc “bảo đảm việc tham gia phiên toà của các tổ chức xã hội và công dân”, nhưng là việc tham gia trực tiếp vào việc xét xử, có quyền như Thẩm phán. Cũng có thể nói việc xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là thể hiện tính nhân dân của Toà án đối với một quốc gia. Tuy nhiên, không phải cứ quy định có Hội thẩm nhân dân tham gia khi xét xử là đã thể hiện tính nhân dân của Toà án, vì hiện nay trên thế giới cũng không ít Toà án của một số nước cũng quy định chế độ Bồi thẩm (Hội thẩm) trong hoạt động xét xử, nhưng quyền hạn của Bồi thẩm không được ngang với Thẩm phán như ở nước ta, họ chỉ có quyền quyết định về tội danh chứ không có quyền quyết định về hình phạt cũng như việc áp dụng pháp luật (các nước như Anh, Pháp, Mỹ…).

Toà án phải phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức chính trị – xã hội cử người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật tham gia xét xử, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để họ tham gia xét xử và khi xét xử họ được ngang quyền với Thẩm phán. Hiện nay nguyên tắc này còn bị vi phạm ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều nơi còn quan niệm rằng việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân chỉ có tính chất hình thức còn mọi việc đều do Thẩm phán quyết định, nên không quan tâm đến việc lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn hoặc không bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân. Đây không phải là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự mà nó chỉ là nguyên tắc đặc trưng của giai đoạn xét xử sơ thẩm và nó là một nội dung của của nguyên tắc bảo đảm sự tham gia tố tụng của tổ chức xã hội và công dân

Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty Luật LVN Group chúng tôi : 1900.0191

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group

Luật LVN Group xin cảm ơn !