1.Nhận dạng là gì ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Nhận dạng là một trong những biện pháp tố tụng để phát hiện, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015. Nhận dạng được tiến hành bằng việc cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can quan sát người, ảnh hoặc vật để xác định có đúng là người hoặc vật mà họ đã thấy và khai báo trước đó. số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là 03 (ba) và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

Ví dụ: Trong vụ án cướp tài sản, người bị hại khẳng định nếu gặp lại đối tượng đã cướp tài sản họ sẽ nhận được và mô tả chi tiết về nhân dạng của đối tượng đã cướp tài sản. Qua công tác điều tra, Cơ quan điều tra nghi vấn đối tượng Nguyễn Văn A gây ra vụ cướp tài sản. Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra có thể tiến hành nhận dạng trực tiếp hoặc thông qua ảnh. Trường hợp tiến hành nhận dạng trực tiếp, Cơ quan điều tra sẽ để A cùng ít nhất hai người khác có hình dáng tương tự A để người bị hại nhận dạng xem trong số người đó ai là người đã cướp tài sản. Trường hợp nhận dạng qua ảnh thì Cơ quan điều tra lập bảng ảnh trong đó có ảnh của A và ít nhất hai người khác có bề ngoài tương tự A đề người bị hại nhận dạng xem trong số người đó ai là người đã cướp tài sản.

Nếu nhận dạng người thì cùng với người cần nhận dạng phải có ít nhất hai người khác có hình dáng, khuôn mặt, kiểu tóc, kiểu quần áo gần giống nhau. Đối với vật đưa ra để nhận dạng phải cùng loại, tên gọi, nhãn hiệu và gần giống nhau về hình dáng, kích thước, màu sắc; không được đưa những vật giống hệt nhau để nhận dạng. Khi tiến hanh nhận dạng phải bảo đảm điêu kiện vê sức khỏe của ngươi nhạn dạng; khong gian, ánh sáng bảo đảm thuận lợi cho việc nhận dạng được chính xác. Khi tiến hành nhận dạng, bắt buộc Cơ quan điều tra phải mời người chứng kiến để bảo đảm tính khách quan.

Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận dạng.

2.Nguyên tắc về nhận dạng ? Người phải tham gia nhận dạng ?

>> Xem thêm: Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì ? Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự?

Người nhận dạng có thể là người làm chứng, bị hại hoặc bị can. Đối tượng nhận dạng có thể là người, ảnh hoặc vật.

Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là 03 và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng. Nếu kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bàn nhận dạng..

Người tham gia nhận dạng được luật quy định cụ thể. Những người phải tham gia nhận dạng, bao gồm: người làm chứng, bị hại hoặc bị can, người chứng kiến.

Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biêt trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

3. Trước khi nhận dạng điều tra viên cần phải làm gì ?

>> Xem thêm: Nhân thân người phạm tội là gì ? Quy định về nhân thân người phạm tội

Căn cứ theo khoản 1 điều 190 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :

Điều 190. Nhận dạng

1. Khi cần thiết, Điều tra viên có thể đưa người, ảnh hoặc vật cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can nhận dạng.

Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận dạng.

2. Những người sau đây phải tham gia việc nhận dạng:

a) Người làm chứng, bị hại hoặc bị can;

b) Người chứng kiến.

3. Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

4. Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.

Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

5. Biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng; điều kiện ánh sáng khi thực hiện nhận dạng.

4.Thủ tục trước khi tiến hành nhận dạng

>> Xem thêm: Lính đánh thuê là gì ? Quy định pháp luật về lính đánh thuê

Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải hỏi người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.

Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

Người phải tham gia nhận dạng

Người tham gia nhận dạng được luật quy định cụ thể. Những người phải tham gia nhận dạng, bao gồm: người làm chứng, bị hại hoặc bị can, người chứng kiến.

Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biêt trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

Tính khách quan của hoạt động nhận dạng

>> Xem thêm: Nguyên tắc có đi có lại là gì ? Phân tích nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ quốc tế

Hoạt động nhận dạng phải được tiến hành khách quan và theo trình tự nhất định nhằm đảm bảo tính hiệu quả và kết quả của nhận dạng. Điều luật quy định Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.

Trách nhiệm của điều tra viên trong quá trình tiến hành nhận dạng

Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

Biên bản nhận dạng

Tương tự như các hoạt động điều tra khác, biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng, các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng, điều kiện ánh sáng khi thực hiện nhận dạng.

5.Nhận dạng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

>> Xem thêm: Phạm nhiều tội là gì ? Khái niệm phạm nhiều tội được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 190 BLTTHS năm 2015 thì chủ thể có thẩm quyền tiến hành việc nhận dạng là Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra. Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không trực tiếp tiến hành nhận dạng.

Những người phải tham gia việc nhận dạng được quy định tại khoản 2 Điều 190 BLTTHS năm 2015, gồm:

– Người nhận dạng: Có thể là người làm chứng, bị hại hoặc bị can. Nếu lựa chọn những người tham gia tố tụng khác như người bị bắt, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… làm người nhận dạng thì kết quả nhận dạng sẽ không có giá trị pháp lý và không được dùng làm chứng cứ giải quyết vụ án. Tuy Điều 190 BLTTHS năm 2015 không quy định rõ nhưng theo tác giả, người nhận dạng phải đáp ứng các điều kiện, đó là: Họ phải là người đã tri giác và còn lưu giữ được những tình tiết, vết tích, đặc điểm của đối tượng cần nhận dạng; họ phải là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình; là người có khả năng tri giác; là người được Điều tra viên chọn làm người nhận dạng.

– Người chứng kiến: Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả nhận dạng và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản. Những người sau đây không được làm người chứng kiến việc nhận dạng: Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc; người dưới 18 tuổi…

Về đối tượng nhận dạng: Đối tượng nhận dạng là người, ảnh hoặc vật được đưa ra để nhận dạng. Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi. Đối tượng nhận dạng gồm:

– Đối tượng nhận dạng chính: Là đối tượng cần xác định có liên quan đến vụ án hình sự.

>> Xem thêm: Những quyết định thuộc thẩm quyền toà án trong khi chuẩn bị xét xử ?

– Đối tượng nhận dạng tương tự: là đối tượng không liên quan đến vụ án, tự nguyện tham gia việc nhận dạng, có bề ngoài tương tự đối tượng nhận dạng chính, được đưa ra nhận dạng cùng đối tượng nhận dạng chính để bảo đảm sự khách quan của việc nhận dạng. Đối tượng tương tự là người thì phải cùng giới, gần giống đối tượng nhận dạng chính về chiều cao, màu da, độ tuổi. Đối tượng tương tự là vật thì vật đó phải cùng loại, gần giống đối tượng nhận dạng chính về kích thước, màu sắc…

Về điều kiện tiến hành nhận dạng: Khoản 1 Điều 190 BLTTHS 2015 quy định Điều tra viên tiến hành nhận dạng “khi cần thiết”. Về trường hợp nào là cần thiết để tiến hành nhận dạng thì hiện nay chưa có hướng dẫn. Vậy nên, Điều tra viên cần xem xét đến các yếu tố cấu thành tội phạm, các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự và các tình tiết khác (khả năng tri giác của người nhận dạng, đặc điểm riêng biệt của đối tượng…) để quyết định có tiến hành biện pháp điều tra này hay không?

Về trình tự, thủ tục tiến hành nhận dạng:

– Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được (khoản 4 Điều 190).

Việc hỏi trước giúp cho người nhận dạng có thời gian, điều kiện để nhớ lại các tình tiết, vết tích và đặc điểm của đối tượng mà họ đã tri giác trước đây; là cơ sở để kiểm tra, đánh giá lời khai của họ sau khi việc nhận dạng kết thúc và cũng để xác định lại việc có cần thiết tiến hành nhận dạng hay không. Tuy vậy, quy định trên dẫn đến hai cách hiểu khác nhau khi áp dụng. Cách hiểu thứ nhất: Trong buổi nhận dạng, Điều tra viên phải hỏi người nhận dạng, rồi sau đó mới cho họ bắt đầu nhận dạng. Cách hiểu thứ hai: Điều tra viên phải hỏi người nhận dạng trước khi tiến hành nhận dạng (chẳng hạn như Điều tra viên hỏi người nhận dạng trước khi tiến hành nhận dạng 10 ngày). Theo tác giả, Điều tra viên nên hỏi người nhận dạng trước khi tiến hành nhận dạng một thời gian hợp lý. Nếu thời gian từ khi hỏi đến khi tiến hành nhận dạng quá lâu thì họ có thể quên đi các tình tiết, vết tích, đặc điểm của đối tượng nhận dạng.

Khi hỏi người nhận dạng, Điều tra viên cần hỏi thật kỹ họ về các tình tiết, vết tích, đặc điểm của đối tượng nhận dạng; các yếu tố khách quan trong khi họ tri giác đối tượng như ánh sáng, khoảng cách; các yếu tố chủ quan trong khi họ tri giác đối tượng…

– Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo việc tiến hành nhận dạng cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc nhận dạng (khoản 1 Điều 190).

So với BLTTHS năm cũ, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát để cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc nhận dạng. Việc bổ sung quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của Kiểm sát viên, đồng thời bảo đảm hoạt động này thực hiện đúng quy định của pháp luật.

– Nếu người nhận dạng là người dưới 18 tuổi thì trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên còn phải thông báo cho người bào chữa, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham dự (Điều 420, 421).

– Nếu có người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản nhận dạng (khoản 3 Điều 190). Có nhiều nguyên nhân làm cho người làm chứng hoặc bị hại từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối: sợ bị trả thù, có mối quan hệ gia đình, bạn bè…, làm ảnh hưởng đến kết quả nhận dạng. Vậy nên, việc quy định như trên là cần thiết, bảo đảm sự đúng đắn trong lời khai của người làm chứng, bị hại.

– Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba, trừ trường hợp nhận dạng tử thi (khoản 1 Điều 190). Số người, ảnh hoặc vật đưa ra quá nhiều sẽ làm cho người được nhận dạng mất tập trung, khó khăn trong việc nhận dạng. Ngược lại, nếu đưa người, ảnh hoặc vật ra quá ít thì việc nhận dạng sẽ không được khách quan.

– Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Điều tra viên đặt câu hỏi gợi ý rất dễ làm cho người nhận dạng khai báo theo ý của Điều tra viên, làm ảnh hướng đến tính khách quan của kết quả nhận dạng. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

– Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

– Kết thúc việc nhận dạng, Điều tra viên phải lập biên bản. Biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng; điều kiện ánh sáng khi thực hiện nhận dạng (khoản 5 Điều 190).

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group