1. Những lưu ý khi nhập khẩu và phân phối sản phẩm liên quan đến các sáng chế ?
Sáng chế đang trong thời hạn bảo hộ tại việt nam. Công ty A phát hiện ra trên thị trường có bán sản phẩm điều hòa sử dụng thiết bị “vòng bay hơi” giống với sáng chế của họ do công ty B (hàn quốc) sản xuất và công ty tnhh Đức Hùng nhập khẩu và phân phối độc quyền tại việt nam. Vậy:
– Việc nhập khẩu và phân phối sản phẩm điều hòa sử dụng thiết bị “vòng bay hơi” của công ty tnhh đức hùng có xâm phạm quyền đối với sáng chế của công ty a (nhật bản) tại việt nam không ? Tại sao ?
– Nếu có hành vi xâm phạm thì công ty a có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của họ.
Luật sư trả lời:
Quyền sở hữu công nghiệp của Công ty A đối với sáng chế cho sản phẩm “điều hòa xuyên thấu không có cánh quạt” tại Nhật Bản và nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam được pháp luật hiện hành bảo hộ thông qua việc cơ quan có thẩm quyền đã cấp bằng độc quyền sáng chế. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Nhật Bản và các quốc gia đã đăng ký bảo hộ trong đó có Việt Nam và có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
Quyền tài sản của chủ sở hữu được quy định tại Khoản 1, Điều 123, Luật sở hữu trí tuệ 2005; theo quy định này thì pháp luật Việt Nam hiện hành cho phép Công ty A là chủ sở hữu sáng chế thiết kế động cơ máy hút bụi có các quyền tài sản sau đây:
“a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật này;
b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này.”
Trong đó, sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 1, Điều 124, Luật này,cụ thể như sau:
“a) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;
b) Áp dụng quy trình được bảo hộ;
c) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;
d) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;
đ) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này.”
Theo quy định tại Điều 126, Luật SHTT; Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế:
“1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này”.
Như vậy, dựa theo những căn cứ pháp lý phân tích ở trên có thể đưa ra kết luận: việc Công ty Đức Hùng đã nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam sản phẩm điều hòa sử dụng thiết bị “vòng bay hơi” giống với sáng chế của công ty A đã vi phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền của chủ sỡ hữu sáng chế là Công ty A; cụ thể đó là Công ty Đức Hùng đã vi phạm quy định tại khoản 1, Điều 126, Luật SHTT với hành vi nhập khẩu và bán ra thị trường sản phẩm điều hòa sử dụng thiết bị “vòng bay hơi” giống với sản phẩm của Công ty A đang trong thời gian được pháp luật Việt Nam bảo hộ.
Sau khi đã phát hiện hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế của Công ty Đức Hùng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì đại diện Công ty A có thể thực hiện quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan thực thi xử lý hành vi xâm phạm đó bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền…
Cụ thể đối với hành vi vi phạm của Công ty Đức Hùng sẽ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
+ Cảnh cáo.
+ Phạt tiền.
– Ngoài ra, căn cứ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.
+ Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, đã xảy ra vi phạm.
– Ngoài các hình thức xử phạt trên, Công ty Đức Hùng còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
+ Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
– Mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật sỏ hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.
2. Xét xử vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đầu tiên tại Việt Nam
Đầu năm 2003 ông Thịnh phát hiện cơ sở sản xuất gạch Việt Mỹ do ông Nguyễn Đình Mỹ và bà Thái Thị Thu Sương làm chủ đã và đang sử dụng máy đùn gạch có trục cào chế tạo dựa trên giải pháp hữu ích của Ông để sản xuất gạch kinh doanh thu lợi nhuận.
Qua sự việc nêu trên, các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản trí tuệ, bên cạnh việc đăng ký bảo hộ nên có cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ có hiệu quả tài sản trí tuệ của mình. Những doanh nghiệp có uy tín trên thế giới đều rất coi trọng vấn đề bảo vệ quyền lợi của mình liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, cũng như lợi ích của cộng đồng liên quan. Ngay tại Việt Nam, việc Công ty Unilever đã thành lập đội ACF với chức năng chuyên bảo vệ quyền đối với các nhãn hiệu của Công ty trên cơ sở chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng, là một kinh nghiệm tốt. Bài học đắt giá của Cơ sở Việt Mỹ không chỉ cho những người nông dân làm doanh nghiệp như ông Mỹ, bà Sương mà cho tất cả những ai xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ một loại tài sản có giá trị trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
>> THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN: Dịch vụ tư vấn bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp
3. Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí?
1. Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi: 1900.0191
2. Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.
3. Trong trường hợp đã được thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Tham khảo:
>> Tải Luật sở hữu trí tuệ năm 2005;
>> Tải luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009;