1. Nhờ người khác viết hộ di chúc thì có hợp pháp không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Ông nội tôi năm nay 82 tuổi. Mắt kém vậy đã nhờ tôi viết giúp di chúc rồi ông ký tên. Khi viết lại không có nhân chứng và cũng không biết để đi công chứng.
Vậy Luật sư của LVN Group cho hỏi di chúc đó có hợp pháp hay không ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 630 Bộ luật dân sư năm 2015 có quy định về di chúc hợp pháp như sau:

” Điều 630: Di chúc hợp pháp.

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Đồng thời, tại Điều 633 và 634 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản.

“Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”

Di chúc của ông nội nhờ bạn viết hộ và ông tự mình ký tên chỉ hợp pháp khi đồng thời đáp ứng điều kiện tại Điều 630 Bộ luật dân sự và có ít nhất hai người làm chứng. Ông của bạn phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của ông bạn và ký vào bản di chúc này.

Do đó, trong trường hợp của bạn, bản di chúc của ông nội bạn là không hợp pháp.

2. Xin tư vấn chia tài sản thừa kế theo di chúc ?

Năm 1984, bố mẹ đẻ tôi có mảnh đất là 120m2 ở Hà Nội. Năm 2001, bố mẹ tôi chia mảnh đất đó ra làm 2 (một nửa để xây nhà và một nửa không xây). Khi xây nhà bố mẹ tôi có vay tiền của 2 vợ chồng con gái (gồm chị gái tôi và tôi), tổng số tiền vay là 280 triệu và tổng số tiền xây nhà là 500 triệu, và hứa sẽ bán nửa đất còn lại để trả nợ. Tuy nhiên, sau đó bố mẹ tôi lại nghe lời anh trai và chị dâu tôi không bán đất nữa mà xây nhà cấp 4 cho thuê (bố mẹ tôi hiện vẫn sống với vợ chồng anh trai tôi). Tiền thuê nhà do anh trai và chị dâu tôi thu.
Sau gần 13 năm, bố mẹ tôi vẫn không có khả năng chi trả món nợ cho vợ chồng 2 con gái và cũng không bán đất vì bố tôi muốn để lại mảnh đất còn lại cho cháu trai của ông. Nhưng mẹ tôi lại muốn cho hoặc bán lại mảnh đất còn lại cho 2 con gái vì bà nói con gái thời nay cũng phải được hưởng một phần tài sản của bố mẹ. Do mẫu thuẫn trong suy nghĩ đó nên giữa bố mẹ tôi và vợ chồng anh trai tôi luôn xảy ra xung đột lớn. Vì vợ chồng anh trai tôi biết ý định của mẹ tôi muốn để lại mảnh đất còn lại cho 2 con gái nên đã nhiều lần đe dọa, xúc phạm, chửi bới mẹ tôi. Thậm chí chị dâu tôi còn đe dọa mẹ tôi là: Nếu theo chị ta thì được sống, nếu không theo chị ta thì sẽ phải chết. Bản thân anh trai tôi cũng nghe theo vợ nên có nhiều hành động bất hiếu với mẹ tôi.
Nay mẹ tôi đã 80 tuổi và cảm thấy quá đau đớn và buồn khổ nên bà có ý định viết di chúc để nếu trong trường hợp bà có mệnh hệ gì xảy ra thì mẹ tôi vẫn bảo vệ được quyền lợi cho 2 con gái. Nhất là số tiền đã vay của 2 chị em tôi từ năm 2001. Tuy nhiên, mảnh đất mà bố mẹ tôi mua từ năm 1984 lại do bố tôi đứng ra ký hợp đồng mua còn mẹ tôi đưa tiền (tài sản có sau hôn nhân). Thời điểm đó mẹ tôi là người làm ra tiền nhiều hơn bố tôi. Nay mẹ tôi có ý định lập di chúc một mình.
Vậy tôi mong nhận được sự tư vấn của Quý Công ty để giải quyết vấn đề nan giải trong gia đình tôi ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.B.T

Xin được tư vấn về di chúc thừa kế ?

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

“Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”

Theo quy định trên đây, thì mảnh đất đó là tài sản chung của bố, mẹ bạn gồm có tài sản do bố, mẹ bạn tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Ở đây, căn nhà của bố, mẹ bạn được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, chính vì vậy căn nhà này được xác định là tài sản chung của bố, mẹ bạn mặc dù trên giấy tờ chỉ có tên bố bạn và mẹ bạn chỉ đưa tiền.

– Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay không có quy định về việc lập di chúc chung vợ chồng nhưng cũng không cấm nên ta có thể áp dụng các quy định tại Bộ luật dân sự 2005:

Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng

Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình

Như vậy, mảnh đất đấy là tài sản chung của bố, mẹ bạn; vì vậy, bố, mẹ bạn phải lập di chúc chung đối với căn nhà đó. Nếu mẹ bạn không thảo luận với bố bạn về việc định đoạt căn nhà đó thì mẹ bạn chỉ có thể lập di chúc đối với phần tài sản riêng của mẹ bạn trong khối tài sản chung với bố bạn.

3. Như thế nào là di chúc hợp pháp ?

Xin chào Luật LVN Group, tôi có câu hỏi xin được giải đáp như sau: Đất bố mẹ tôi cho tôi và đã được cấp sổ đỏ vào ngày 03/12/2007. Đến năm 2010 thì bố tôi mất. Nay một người anh viết giả di chúc nói là mẹ tôi cho thêm công nuôi mẹ. Nhưng nhà họ làm xong đã 20 tháng. Còn mẹ tôi mới qua đó ở có 15 tháng thôi.
Vậy nếu mẹ tôi nói như họ đã dậy có được luật pháp công nhận không. Vì nay mẹ tôi đã 93 tuổi không còn minh mẫn dạy gì nói vậy. Và xin cho hỏi thêm di chúc đúng pháp luật thì phải có những chứng cứ gì mới là được chấp nhận ?
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Di chúc lập như thế nào thì hợp pháp ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo như bạn trình bày thì bố mẹ bạn đã cho bạn mảnh đất của họ và bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này từ năm 2007. Do đó, mảnh đất này không phải là di sản của bố bạn nên không có quyền chia thừa kế và bạn đã có toàn quyền đối với mảnh đất này từ năm 2007.

Vì đây là mảnh đất thuộc quyền sử dụng của bạn nên nếu mẹ bạn có di chúc và trong nội dung di chúc có chỉ định anh bạn là người được hưởng một phần mảnh đất thì anh bạn cũng sẽ không được hưởng thừa kế theo di chúc vì di chúc này đã bị coi là vô hiệu vì có nội dung trái pháp luật.

Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

Một di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng được Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 như trên và các điều kiện về chủ thể, hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục lập di chúc theo quy định của pháp luật dân sự.

4. Thừa kế tài sản khi không để lại di chúc ?

Kính thưa Luật sư của LVN Group: nhà tôi đang phân chia tài sản và tôi có một số thắc mắc mong Luật sư của LVN Group trả lời. Ông bà tôi có 7 người con, tải sản để lại là 1 căn nhà. Theo luật tôi biết, thì căn nhà sẽ được bán và chia đều cho 7 người con ( trong đó có 6 người con trai và mẹ tôi là con gái). Anh cả của mẹ tôi hiện đã mất khá lâu, bác ấy có tổng 3 người vợ nhưng chỉ có 1 người vợ có hôn thú nhưng đã ly hôn từ lâu.
Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi, căn nhà ấy vẫn chia cho 7 người con hay là những người vợ của bác cả tôi sẽ nhận phần tài sản ấy (nếu như vậy là sẽ chia cho 11 người) ?
Rất mong nhận được hồi đáp từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Thừa kế tài sản khi không để lại di chúc?

Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế đất đai trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Vì ông bà bạn mất không để lại di chúc nên di sản của ông bà bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật dân sự 2015. Những người được thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

Điều 650. Người thừa kế theo pháp luật

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Theo thông tin bạn cung cấp, ông bà bạn có 7 người con, tuy nhiên một người đã mất. Tại thời điểm mở thừa kế, bạn cần xác định bác của bạn mất trước hay sau khi ông bà bạn mất. Nếu bác bạn mất sau khi ông bà bạn mất, tức bác bạn vẫn là người thừa kế theo pháp luật, và giờ bác bạn mất thì phần tài sản mà bác bạn được thừa kế sẽ được chia đều cho vợ và các con của bác ấy. Nhưng người vợ có hôn thú đã ly hôn trước khi bác bạn mất, còn 2 người vợ sau không có hôn thú nên sẽ không được hưởng. Nếu bác bạn mất trước ông bà bạn, thì xảy ra trường hợp thừa kế thế vị theo Điều 652.

Điều 652. Thừa kế thế vị

“Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Theo đó thì con của bác bạn là người được hưởng phần thừa kế mà đáng lẽ bác bạn được. Do đó, khi xác định suất thừa kế, suất thừa kế trong trường hợp này vẫn là 7.

Như vậy, phần di sản ông bà bạn để lại sẽ được chia đều thành 7 phần. Tuy nhiên, phần của người bác đã mất của bạn sẽ phải chia thừa kế cho các con của bác bạn.

5. Di chúc lập như thế nào thì hợp pháp ?

Xin chào Luật sư LVN Group! Tôi đang muốn lập di chúc, hiện tại tôi đang khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn nhưng do tôi tuổi cũng đã cao nên tôi muốn để lại di chúc cho con.
Vậy Luật sư của LVN Group cho hỏi di viết di chúc như thế nào là hợp pháp ?
Xin Luật sư tư vấn, xin cảm ơn Luật sư.

Luật sư tư vấn:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng theo Điều 629 và Điều 630 Bộ Luật dân sự năm 2015.

– Di chúc bằng văn bản bao gồm:

+) Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

+) Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

+) Di chúc bằng văn bản có công chứng.

+) Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

– Di chúc miệng

+) Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

+) Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc hợp pháp khi đảm bảo các điều kiện theo quy định tại điều 630, Bộ Luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy di chúc được cho là hợp pháp khi đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định điều 630 nêu trên. Tùy theo từng loại di chúc cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện cụ thể. Nhưng nếu muốn lập một di chúc đúng và hợp pháp theo quy định của pháp Luật thì theo Luật sư, anh nên lập di chúc ở văn phòng Luật sư hoặc văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường. Việc lập di chúc ở các cơ quan tổ chức nêu trên sẽ đảm bảo được tính hợp pháp của di chúc.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về xác lập di chúc, gọi: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty luật LVN Group