1. Hiểu thế nào về thị trường hối đoái

Thị trường hối đoái hay thị trường ngoại hối hay thị trường ngoại tệ trong tiếng Anh gọi là Foreign exchange market – Forex hay Exchange market.Thị trường hối đoái là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại ngoại tệ, các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ, đồng thời là nơi hình thành tỉ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu.Thị trường hối đoái là thị trường trong đó các đồng tiền quốc gia được trao đổi với nhau và tỉ giá hối đoái được xác định, hay nói cách đơn giản là thị trường để đổi đồng tiền trong nước lấy đồng tiền nước ngoài và ngược lại. Thị trường hối đoái là cần thiết vì các nước tham gia vào thương mại, đầu tư và vay nợ quốc tế đều có đồng tiền quốc gia riêng của mình và họ phải đổi chúng lấy đồng tiền của các nước bạn hàng để hoàn tất các giao dịch. Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Những người tham gia chính trong thị trường này là các ngân hàng quốc tế lớn. Các trung tâm tài chính khắp thế giới giữ chức năng như các neo của trao đổi giữa một loạt các loại người mua và người bán khác nhau suốt ngày đêm, ngoại trừ những ngày cuối tuần. EBS và Reuters’ dealing 3000 là hai nền tảng trao đổi FX liên ngân hàng chính. Thị trường ngoại hối xác định giá trị tương đối của các tiền tệ khác nhau. Thị trường ngoại hối hỗ trợ thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách cho phép chuyển đổi tiền tệ. Ví dụ, nó cho phép một doanh nghiệp tại Hoa Kỳ nhập khẩu hàng hóa từ các nước thành viên Liên minh châu Âu, đặc biệt là các thành viên Khu vực đồng tiền chung châu Âu, và trả bằng đồng Euro, mặc dù thu nhập của doanh nghiệp đó là bằng đôla Mỹ. Nó cũng hỗ trợ đầu cơ trực tiếp trong giá trị của các tiền tệ, và carry trade, một dạng đầu cơ dựa trên sự chênh lệch lãi suất giữa hai loại tiền tệ.Trong một nghiệp vụ ngoại hối thông thường, một bên mua một lượng của một loại tiền tệ này bằng cách trả một lượng của một loại tiền tệ khác. Thị trường ngoại hối hiện đại bắt đầu hình thành trong thập niên 1970 sau ba thập kỷ của những hạn chế chính phủ đối với các nghiệp vụ ngoại hối (hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods đã thiết lập các quy tắc cho quan hệ thương mại và tài chính giữa các quốc gia công nghiệp lớn trên thế giới sau chiến tranh thế giới II), khi các quốc gia dần dần chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi từ chế độ tỷ giá hối đoái trước đó, được cố định theo hệ thống Bretton Woods.

 

2. Giao dịch trên thị trường hối đoái

Các giá trị dộng sản
Đó là những tín phiếu do pháp nhân công hay tư phát hành. Nó đem lại cho những người mang phiếu các quyền. Các giá tri động sản gồm: các cổ phần, các trái phiếu, các phần vốn của các sáng lập viên, các chứng chỉ đầu tư và các phiếu vốn dự phần bổ sung.của thành viên hay quyền của trái chủ . Những tín phiếu đó là đối tượng giao dịch theo các thể thức của luật thương mại.
Nhiều thể lệ khác nhau đã được nhà làm luật ban hành liên tục để bảo vệ những công dân có tiền dành dụm chống lại những thủ đoạn của các bọn đầu cơ; vì vậy, việc bán rong (colportage) các chứng khoán bị cấm ngặt và việc chào bán chứng khoán được pháp luật quy định.
a) Các loại giá trị động sản.
Người ta phân biệt hai loại chứng khoán lớn:

2.1. Những chứng khoán có lãi suất cố định hay là những trái phiếu.

Đó là những tín phiếu dài hạn (trên 5 năm) cố tính chất tập thể; việc phát hành trái phiếu được tiến hành cả gói, tất cả các trái phiếu đó đều củng một giá và biểu thị những mục tiêu nhất quán.
Người mua trái phiếu được thu về khoản lãi của số tiền cho vay, và số tiền này được hoàn lại theo đúng kỳ hạn và đúng số lượng được ghi trên trái phiếu.
Nhưng những trái phiếu này không trao cho trái chủ một chút quyền quản lý nào trong hoạt động của công ty.

2.2. Những chứng khoán có lợi tức thay đổi.

Đó là những cổ phần và những phần vốn của các sáng lập viên 
Trong cùng một công ty, có thể có nhiều loại cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phần vốn (actions de capital), cổ phiếu hùn vốn (actions d’apport), cổ phiếu ưu tiên (actions de prorité), cổ phiếu hưởng thụ (actions de jouissance), cổ phiếu có chia Cổ tức ưu tiên (actions ầ dividends prioritaire), cổ phiếu không có quyền bầu cử (actions sans droit de vote).
Tất cả các cổ phần tập hợp lại thành vốn của công ty; nó trao cho người chủ cổ phiếu quyền theo dõi, giám sát hoạt động của công ty.Những chủ tín phiếu là những chủ nợ của công ty vô danh, và các cổ đông là những thành viên cùng chịu sự may rủi trong kinh doanh.
– Hình thức của các giá trị động sản.
Các phiếu chứng khóa có thể là phiếu vô danh không ghi tên (nghĩa là quyền chủ sỏ hữu thuộc về người mang phiếu-au porteur ) hay phiếu hữu danh .
Về nguyên tắc, người chủ cổ phiếu hay chủ trái phiếu có quyền tự do chọn hình thức phiếu mà mình thích. Tuy vậy, những cổ phiếu chưa đóng đủ tiền, và những cổ phiếu hùn vốn, bắt buộc phải là những cổ phiếu hữu danh. Những cổ phiếu nước ngoài đăng ký dưới danh nghĩa  không thể là những cổ phiếu vô danh. Và nhận xét cuối cùng là hình thức cổ phiếu hữu danh chỉ được điều lệ của một số công ty chấp nhận.
+ Cổ phiếu hữu danh là những cổ phiếu mang tên người đứng mua và được ghi tên đó vào trong một quyển sổ gọi là sổ giao nhận do công ty phát hành giữ.Lợi tức được chi trả bằng séc hay theo xuất trình giấy chứng nhận.Trường hợp đánh mất cổ phiếu, chỉ cần lâm thư thông báo với công ty phát hành số cổ phiếu đó.Việc chuyển nhượng quyền sở hữu của một cố phiếu hữu danh được thực hiện bằng việc ghi chép vào quyển sổ giaọ nhận. :
+ Các cổ phiếu vô danh là những cổ phiếu mâ công ty phát hành cam kết sẽ thực hiện giúp các dịch vụ chứng khoán, và đặc biệt là chi trả cổ tức (dividendes )và tiền lãi cho bất cứ ai xuất trình cổ phiếu, không đòi hỏi bất cứ một giấy tờ chứng minh nào khác.
Sự chuyển nhượng những cổ phiếu này được thực hiện một cách rất đơn giản, bằng cách trao táy cho nhau. Nhưng ở đây có điều nguy hại khi các phiếu đó bị thất lạc hay bị đánh cắp. Vì vậy sắc lệnh ngày 11-1-1956 thay thế những văn bản trước đây có quy định: cho phép người mang cổ phiếu vô danh bị mất được kháng nghị ở hai nơi:
 Kháng nghị lên Phòng nghiệp đoàn các ngưòi môi giới hối đoái ở Pa – ri, bằng cách nhờ thừa phát lại tống đạt hay bằng thư bảo đảm có kèm theo phiếu hồi báo đã nhận được.
– Kháng nghị lên công ty đã phát hành cổ phiếu bằng một trong các cách như trên.
Cách kháng nghị thứ nhất có tác dụng ngăn chặn hoạt động mua bán và chuyển giao các cổ phiếu, còn cách thứ hai sẽ ngăn cản việc chi trả vốn và các phiếu lợi tức (coupons );
Những người có cổ phiếu vô danh không muốn giữ ở nhà, có thể đem ký gửi ở ngân hàng hay một người môi giới hối đoái; người này sẽ đưa những cổ phiếu ấy vào tài khoản cổ phiếu của mình ở S.I.C.O.V.A.M. Trong trường hợp muốn bán các cổ phiếu ấy, việc mua bán sẽ được thực hiện bằng việc chuyển khoản đơn giản.
Những giá trị động sản do các công ty không đăng ký ở bảng thị giá của sở giao dịch chứng khoán phát hành.
Trước khi có luật tài chính ngày 30-12-1981, các cổ phiếu có thể là vô danh hay hữu danh. Nhưng với luật mới, Điều 94.11 quy định rằng: những cổ phiếu của những công ty không đăng ký ở bảng thị giá bắt buộc phải mang hình thức cổ phiếu hữu danh chậm nhất vào ngày 1-10-1982.
Tuy vậy, không bắt buộc phải phát hành dưới hình thức chứng khoán hữu danh, những cổ phiếu của SICAV và của các công ty Pháp có đăng ký tại bảng thị giá chính thức ở ô riêng biệt, hay ở Thị trường cấp hai (Second Marché ); hay là những chứng khoán đã được mua bán trên thị trường “ngoài định giá” (hors cote), với một khối lượng quan trọng và nhịp độ đủ để có thể đồng hóa với những chứng khoán “có thị giá” theo tinh thần của các quy định về chế độ miễn giảm thuế thu nhập từ nguồn cổ phiếu.Những cổ phiếu không đưa ra xuất trình sẽ mất quyền lợi và phải đem ra bán lại.
– Những giao dịch đa dạng giá tri động sản.
Không phải tất cả các chứng khoán đều được thị giá ở sỏ giao dịch chứng khoán Pa -ri (Bourse de Paris ). Chỉ khi công ty phát hành có yêụ cầu. và được ủy ban nghiệp vụ chứng khoán chấp nhận mới được đặng ký thị giá ở đó.
Nhưng cũng có một thị trường ngoài định giá (hors cote) cho những chứng khoán không ghi ở thị giá chính thức; thị trường này cũng được đặt dưới sự kiểm soát của người môi giới hối đoái, và những chứng khoán ngoài thị giá chỉ có thể được mua bán ở sở chứng khoán thành lập ở vùng có trụ sở của hội  người môi giới hay của công ty phát hành.
Những giao dịch chứng khoán có thể thực hiện ngay bằng tiền mặt hay thanh toán theo kỳ hạn:
– Giao dịch thanh toán theo tiền mặt được thực hiện ngay bằng cách bên bán giao phiếu và bên mua chi trả theo giá;
– Giao dịch thanh toán theo kỳ hạn là những giao dịch đã được thỏa thuận ngay với nhau về giá cả, nhưng việc mua bán lại chuyển tới một kỳ hạn sau. Nói chung, đó là những giao dịch có tính chất đầu cơ thuần túy, người bán thì tính toán trên cơ sở giá sẽ hạ, còn người mua thì cho là giá sẽ tăng.
Những giao dịch thanh toán theo kỳ hạn được phân ra thành: giao dịch mua đoạn bán đứt (marché ferine) được thực hiện theo quy trình tính toán hàng tháng; và giao dịch mua bán có thưởng (marché à prime), ở đó người mua dành cho mình quyền không thu ngân cổ phiếu vào thời gian đã ấn định, bằng cách trả cho người bán một khoản tiền đã thỏa thuận trước được gọi là thưởng (prime).
– Thị trường cấp hai.
Để tạo điều kiện cho các xí nghiệp cỡ trung bình có thể bước vào thị trường hối đoái một cách dễ dàng, một thị trường chứng khoán cấp hai đã được thành lập do một quyết định của ủy ban nghiệp vụ thị trưồng chứng khoán
Để được đăng ký vào thị trường cấp hai, những giao kết sau đây phải được ký tại Ọ.O.B.
– Phát hành trong công chúng những cổ phần đại diện ít nhất cho 1% số vốn;
– Đưa ra và phổ biến được những thông báo mà danh sách được C.O.B.ấn định.
– Áp dụng những biện pháp để có thể trong 3 năm đạt được trình độ các công ty có cổ phần được đăng ký thị giá chính thức. .
Hết thời hạn ba năm C.O.B quyết định: hoặc giữ các cổ phiếu của công ty ở bảng thị giá của thị trường cấp hai, hoặc xóa tên, hoặc nếu công ty yêu cầu và có đủ những điều kiện đòi hỏi thì: được đăng ký ở thị giá chính thức.

3. Các chế độ tỉ giá hối đoái

– Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn: Nếu chính phủ quyết định để cho thị trường hối đoái tự do hoạt động và không cần can thiệp vào diễn biến của thị trường. Trong trường hợp này, chúng ta nói chính phủ thực hiện chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn. 

– Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi có quản lí: Nếu chính phủ quyết định can thiệp để ổn định thị trường hối đoái, nhưng không qui định tỉ giá hối đoái, chúng ta nói chính phủ áp dụng chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi có quản lí. 

– Chế độ tỉ giá hối đoái cố định: Nếu chính phủ can thiệp vào thị trường hối đoái bằng cách qui định tỉ giá hối đoái, chúng ta nói chính phủ thực hiện chế độ tỉ giá hối đoái cố định (có thể hoàn toàn hoặc có điều chỉnh). (Theo Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

4. Các công cụ trên thị trường hối đoái

Hoạt động trên thị trường hối đoái với các công cụ của nó là 

– Hợp đồng giao ngay (Spot)

– Hợp đồng giao kì hạn (Forward)

– Hợp đồng giao hoán đổi (Swap)

– Các hợp đồng quyền chọn (Option)

Nhờ đó đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các đơn vị tổ chức. Đồng thời làm cho thị trường hối đoái đi vào nề nếp ổn định.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật  trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!