1. Bố mẹ để hết tài sản lại cho con khi ly hôn ?

Chào công ty luật LVN Group, thưa Luật sư của LVN Group hiện nay tôi đang có một số vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. Tôi xin hỏi một số thủ tục ly hôn như sau. Trường hợp thứ nhất: Chúng tôi lấy nhau năm 1997 đến nay có 2 cháu 1 trai 18 tuổi,cháu đã nghỉ học ở nhà đi làm, 1 gái 16 tuổi cháu đang đi học cấp 3, có căn nhà 2 tầng 190m2 và một số tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.
Vợ chồng chúng tôi có 1 số lí do không hợp nhau va giải quyết ly hôn, chồng tôi nói sau khi ly hôn không lấy bất cứ thứ gì đều để lại cho các con hết. 2 cháu ở với tôi không cháu nào ở với bố, tôi là giáo viên mầm non đã biên chế, chồng tôi làm nghề tự do. Vây tôi xin hỏi nếu tài sản chung vợ chồng tôi đều nhượng lại cho các con của tôi thì tôi cần làm những thủ tục gì? để sau này con tôi không ở ngôi nhà đó có thể bán mà không cần chữ kí của bố mẹ .
Trường hợp thứ 2: Các con tôi đều muốn ở với mẹ không cháu nào theo bố vậy nêu khi ly hôn chồng tôi không nhượng lại tài sản cho các con tôi như trên mà sẽ chia theo toà án thì tài sản đó chia đôi cho 2 vợ chồng hay chia cho các con tôi nữa, cháu lớn 18 tuổi có được chia tài sản không?
Kính mong Qúy tòa sớm giải đáp, tư vấn cho tôi vào email trên. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Người gửi :M.L

>>Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty luật LVN Group, với thông tin câu hỏi bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Trường hợp 1: Thủ tục nhượng lại tài sản cho con .

1. Theo điều 106 Luật đất đai 2013 quy định người sử dụng đất có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này bạn có thể làm thủ tục tặng cho hoặc chuyển nhượng; cả hai thủ tục đều được miễn thuế thu nhập cá nhân (Khoản 1, 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân) nhưng nếu muốn cho riêng con mình tài sản thì bạn nên làm hợp đồng tặng cho.

2. Thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất.

A. Trước tiên các bên phải tiến hành lập hợp đồng tặng cho có công chứng của tổ chức công chứng (thủ tục quy định tại Luật Công chứng).

– Bạn gửi hồ sơ (bản chính và một bản sao) yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng địa bàn nơi có đất gồm: giấy tờ tùy thân của hai vợ chồng và các con; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy khai sinh của các con (để làm thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế).

– Bạn có thể tự lập hợp đồng hoặc làm theo mẫu hợp đồng của tổ chức công chứng đó.

– Sau khi ký hợp đồng và nộp phí công chứng, bạn sẽ nhận được hợp đồng có chứng nhận của công chứng để tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Lưu ý: Đối với cháu lớn 18 tuổi thì cháu có thể tự mình đứng ra lập và ký hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Còn với cháu bé 16 tuổi (chưa thành niên) thì thủ tục có phức tạp hơn. Trường hợp của bạn, nếu làm hợp đồng tặng cho thì bạn sẽ vừa đứng bên tặng cho vừa đứng bên nhận tặng cho với tư cách là người đại diện. Như vậy là vi phạm khoản 5 Điều 144 BLDS:

“Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Để giải quyết vướng mắc trên thì các tổ chức công chứng có thể để bạn lập văn bản (giấy) cam kết tặng cho con. Cách làm này không trái với quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo được quyền lợi của gia đình bạn.

B.Thứ hai tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai

– Khi có văn bản tặng cho công chứng, bạn nộp một bộ hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng tài nguyên và môi trường quận, huyện trên địa bàn nơi có đất: bản sao giấy tờ tùy thân của các bên; hai bản chính văn bản tặng cho; bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc đăng ký sang tên quyền sử dụng đất, gia đình bạn được văn phòng đăng ký cấp cho Giấy chứng nhận mang tên hai người con của bạn.

Lưu ý: Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên người con 16 tuổi của bạn, đồng thời sẽ ghi tên người đại diện của cháu (chính là vợ chồng bạn). Đến năm con bạn đủ 18 tuổi thì có thể đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm thủ tục đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bỏ phần đại diện)

Như vậy khi vợ chồng bạn hoàn thành thủ tục nhượng lại tài sản chung cho 2 con của bạn như trên thì tài sản đó sẽ thuộc sở hữu riêng của 2 con bạn và sau này các con của bạn khi dùng hoặc bán ngôi nhà đó thì không cần phải xin chữ ký từ bố mẹ nữa.

– Trường hợp 2:

Theo điều 59, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 59.Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Căn cứ vào các điều luật nêu trên thì tài sản chung của hai vợ chồng bạn khi ly hôn sẽ do 2 bên thỏa thuận nếu hai bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn tại tòa thì tài sản đó sẽ được chia đôi, bên cạnh đó cũng căn cứ vào công sức đóng góp tạo dựng duy trì tài sản trong thời kỳ hôn nhân của mỗi người để chia và pháp luật luân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Như vậy người con 18 tuổi đã thành niên cũng không được hưởng phần tài sản chung của bố hoặc mẹ khi không có sự thỏa thuận đồng ý của cả bố mẹ mà chỉ được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản gia đình .

Theo điều 70 trên quy định thì với ngừoi con 16 tuổi ( chưa thành niên ) không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.Còn với người con 18 tuổi (đã thành niên) có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Theo quy định tại điều 81,82,83 quy định trên thì sau khi ly hôn anh chị vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng đối với ngừoi con 16 tuổi ( chưa thành niên) .khi ly hôn anh chị có thể thỏa thuận về ngừoi sẽ trực tiếp nuôi con nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn với trường hợp của anh chị 2 ngừoi con đều muấn ở với mẹ thì ngừoi mẹ sẽ là ngừoi tiếp tục nuôi con và người bố có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con 16 tuổi ( chưa thành niên ) cho tới khi ngừoi con đó thành niên thì chấm dứt nghĩa vụ câp dưỡng, với ngừoi con 18 tuổi đã thành niên thì tiếp tục ở với mẹ có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình và không được ngừoi cha cấp dưỡng vì theo quy định trên ngừoi đã thành niên có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

Trân trọng./.

2. Vợ đang mang thai thì sau khi ly hôn ai sẽ là người nuôi dưỡng con ?

Xin chào Công ty Luật LVN Group, tôi có vướng mắc mong quý công ty tư vấn giúp tôi như sau: Tôi đang mang thai nhưng nếu ly hôn thì con tôi sẽ do tôi nuôi dưỡng hay giải quyết như thế nào ạ? Về phần quà cưới của chúng tôi sẽ giải quyết thế nào ạ?
Mong sớm nhận được tư vấn của Luật sư của LVN Group, tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu ly hôn thì:

“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Do đó, như thông tin bạn cung cấp, bạn đang mang thai thì về nguyên tắc theo quy định của pháp luật thì chồng bạn không có quyền ly hôn đơn phương. Nhưng hai vợ chồng bạn vẫn có thể cùng làm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn khi cả bạn và chồng bạn đều muốn ly hôn hoặc bạn cũng có thể làm đơn ly hôn đơn phương khi đáp ứng quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đang mang thai và bạn muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, lúc này, căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, khi ly hôn, bạn đang mang thai thì bạn sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu, trừ trường hợp bạn và chồng bạn tự thỏa thuận với nhau để đảm bảo lợi ích tốt nhất về mọi mặt cho con nên để chồng bạn nuôi dưỡng hoặc bạn không có đủ điều kiện để nuôi dưỡng con bao gồm cả tình hình kinh tế, thu nhập cũng như về điều kiện tinh thần để chăm sóc, nuôi dưỡng con bạn thì chồng bạn vẫn có khả năng giành quyền nuôi con kể cả khi con bạn mới sinh và đang dưới 36 tháng tuổi.

Đối với quà cưới của hai vợ chồng bạn:

Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quà cưới của hai vợ chồng bạn về nguyên tắc sẽ được xem là tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp, vợ chồng chứng minh được vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Chính vì vậy, quà cưới của hai vợ chồng nếu là tài sản riêng của từng người thì sau khi ly hôn vẫn là tài sản riêng của từng người (nếu trong trường hợp chứng minh được là tài sản riêng). Trong trường hợp, quà cưới là tài sản chung của hai vợ chồng thì căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, theo đó:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng;

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình về thủ tục ly hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

3. Chồng muốn ly hôn khi nghi ngờ vợ cặp bồ ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Tôi kết hôn được hơn 3 năm, đã có 1 con trai 33 tháng tuổi. Sau thời gian chung sống, chồng tôi nhận ra tôi là người vợ không tài giỏi, khôn khéo lại bướng, láo, sống bạc với chồng và nhà chồng. Thời gian ấy em buồn, nản nên có lên mạng xã hội kết bạn nói chuyện, tâm sự với mọi người.
Chồng em biết được việc này và cho rằng em bồ bịch, ngoại tình, yêu cầu ly hôn với tôi. Vậy trong trường hợp này chồng tôi có được đơn phương ly hôn không và vấn đề con cái thì sẽ giải quyết như thế nào?
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!
Người gửi: M Lan

Một số mẫu văn bản áp dụng cho thủ tục ly hôn

1. Mẫu đơn xin ly hôn;

2. Mẫu đơn thuận tình ly hôn;

3. Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương;

4. Mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng;

Trả lời thư tư vấn về những vấn đề khi ly hôn ?

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thứ nhất, để biết được chồng bạn có thể đơn phương ly hôn hay không? Thì phải căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2000:

“Điều 85. Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.

Do đó, con trai của bạn đã 33 tháng tuổi nên chồng bạn vẫn có quyền đơn phương ly hôn với bạn.

Thứ hai, vấn đề con chung sẽ được giải quyết như sau:

Căn cứ Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP:

“Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”.

Mục 11 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000:

“11. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).

Khi áp dụng quy định tại Điều 92 cần chú ý một số điểm sau đây:

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

d. Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

Theo đó, do con trai bạn mới 33 tháng tuổi nên việc nuôi dưỡng sẽ do bạn trực tiếp nuôi con, nếu như bạn và chồng không có thỏa thuận nào khác. Vấn đề trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sẽ được thực hiện theo quy định trên.

Ngoài ra, việc thăm nom con sẽ được thực hiện theo điều Điều 94 Luật hôn nhân gia đình 2000:

“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Trân trọng cám ơn!

>> Tham khảo thêm: Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án dân sự – hôn nhân – gia đình

4. Trả lời thư tư vấn về những vấn đề khi ly hôn ?

Xin chào Luật sư của LVN Group! Tôi kết hôn được hơn 2 năm. Hiện có 1 con trai 16 tháng tuổi và tôi đang mang thai được 6 tháng. Vì mâu thuẫn hôn nhân không giải quyết được, chúng tôi đồng ý thuận tình ly hôn. Xin hỏi Luật sư của LVN Group. Sau khi ly hôn tôi được quyền nuôi cả 2 con không ?
Chồng tôi đồng ý để con tôi nuôi nhưng sau đó lại không cho tôi nuôi và bắt con về thì có được không ? Mức lương hiện tại của chồng tôi là 5 triệu/tháng. Gia đình tôi có công ty riêng và tôi vẫn đang phụ trách công ty với mức lương là 15 triệu/tháng. Tôi muốn rút ngắn thời gian xét xử có được không ? Vì mang thai 6 tháng, khó khăn đi lại, sau khi ly hôn tôi về nhà mẹ đẻ ở miền nam. Nhà chồng tôi ở miền Bắc. Nếu thời gian xét xử kéo dài quá lâu tôi không thể về chuẩn bị sinh con kịp. Quy định đi tàu bay là chỉ mang thai duới 8 tháng mới được đi.
Mong Luật sư của LVN Group giúp đỡ. Xin Cám ơn !

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến

Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn đơn phương, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Theo điều 81Luật hôn nhân và gia đình 2014quy định:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định trên, vợ chồng bạn có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án. Nếu không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ky hôn thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và tuân theo nguyên tắc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi dưỡng hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Thời hạn giải quyết ly hôn.

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án sẽ mở phiên hòa giải.

– Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày hòa giải không thành, nếu các bên không thay đổi ý kiến thì Tòa sẽ ra quyết định công nhận ly hôn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Sinh đôi hai cháu dưới 3 tuổi mẹ có quyền nuôi cả hai khi ly hôn không ?

5. Có phải trả lại tiền cưới hỏi khi ly hôn không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Luật sư cho em hỏi chút nhé, mong luật sư giải đáp giúp Em ạ: Em gái họ em mới kết hôn được 3 tháng và giờ có bầu được 2 tháng. Nhưng vì lí do vợ chồng sống không hòa hợp nên giờ người vợ muốn ly hôn.
Vậy cho Em hỏi là khi ly hôn thì người vợ có phải trả lại tiền cưới hỏi và đồ vàng, vòng, bông tay do nhà chồng tặng con dâu không ? Tiền mặt là 10 triệu đồng nữa.
Mong luật sư sớm trả lời để em còn có hướng giải quyết ạ. Em xin cảm ơn luật sư !
Người hỏi: Sơn Vi

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

Luật hôn nhân và gia đình 2014 chỉ quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mà không có chế định về việc yêu cầu một bên trả lại tiền sính lễ hay chi phí cưới hỏi.

Việc mẹ chồng tặng con dâu bông tai, vòng vàng và đưa cho bên thông gia 10 triệu tiền cưới hỏi được xem như hợp đồng tặng cho theo quy định củabộ luật dân sự năm 2005

Điều 465.Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.

Điều 466.Tặng cho động sản

Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Thông thường khi mẹ chồng lên tặng quà cho con trong ngày cưới thì sẽ có người dẫn chương trình giới thiệu là mẹ chồng lên tặng quà cho con dâu hoặc hai con. Tại thời điểm mẹ chồng bạn trao quà cho bạn thì quyền sở hữu tài sản đó đã thuộc về bạn hoặc hai vợ chồng bạn, mẹ chồng bạn không có quyền đòi lại trừ khi mẹ bạn nói trước hôn lễ là nếu ly hôn thì phải trả lại vì hành động này được rất nhiều người trong hôn lễ làm chứng. Trường hợp mẹ chồng bạn nói là cho bạn thì nó sẽ thuộc sở hữu riêng của bạn, nếu mẹ bạn nói cho hai vợ chồng thì nó là tài sản chung của vợ chồng và khi ly hôn sẽ được chia đôi theo quy định tai điều 59luật hôn nhân và gia đình. Còn về tiền mặt, nếu gia đình bạn không muốn trả thì mẹ chông bạn cũng không thể đòi được nếu mẹ chồng bạn không có một căn cứ nào chứng minh là đã cho gia đình bạn “vay” 10 triệu.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công​ ty luật LVN Group