1. Những chính sách ưu đãi mua nhà ở xã hội là gì ?

Thưa Luật sư cho tôi hỏi cán bộ, công chức, viên chức, người có thu nhập thấp, người có công với cách mạng… có những chế độ ưu đãi gì khi mua nhà ở xã hội ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai online, gọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Luật nhà ở năm 2014ngày 25 tháng 11 năm 2014 như sau:

Điều 49: Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Đồng thời, theo đó căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định số: 100/2015/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội , thì những đối tượng Khoản 1,4,5,6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở được hưởng chế độ vay vốn ưu đãi như sau:

Điều 16: Vay vốn ưu đãi để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở

1. Đối tượng được vay vốn là các đối tượng quy định tại các Khoản 1,4,5,6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở

2. Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội:

a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;

c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

d) Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn hỗ trợ ưu đãi tại ngân hàng khác để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội;

đ) Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;

e) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.

3. Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình

a) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;

b) Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;

c) Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vốn;

d) Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được vay vốn ưu đãi hỗ trợ nhà ở xã hội tại các tổ chức tín dụng khác;

đ) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai;

e) Có thiết kế, dự toán hoặc phương án tính toán giá thành theo quy định của pháp luật về xây dựng;

g) Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật.

4. Mức vốn vay:

a) Trường hợp mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì mức vốn cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà;

b) Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

5. Lãi suất vay:

a) Lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị cho từng thời kỳ;

b) Lãi suất cho vay ưu đãi tại các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho từng thời kỳ.

6. Thời hạn vay: Thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay với thời hạn thấp hơn thời hạn cho vay tối thiểu thì được thỏa thuận với ngân hàng về thời hạn cho vay thấp hơn.

7. Thực hiện trả nợ gốc và lãi tiền vay theo quy định của tổ chức tín dụng cho vay.

8. Giải ngân vốn vay: Vốn vay được giải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn được ký kết giữa hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tín dụng cho vay vốn.

2. Tư vấn quy định mua nhà ở xã hội ?

Thưa Luật sư, vợ chồng tôi ở chung với cha mẹ trong hộ khẩu có 6 người. Vậy khi xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở để đăng ký mua có mục số thành viên trong hộ gia đình thì tôi khai 6 người hay khai 2 vợ chồng. Vì nếu khai 6 người thì trong bảng khai thu nhập hộ gia đình rất khó. Bố mẹ tôi lao động tự do ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Luật nhà ở năm 2014 ngày 25 tháng 11 năm 2014 như sau:

Điều 49: Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Đối với việc hộ gia đình mua nhà ở xã hội thì khi khai thành phần gia đình phải khai theo sổ hộ khẩu.

3. Rủi ro khi mua nhà của người phải thi hành án ?

Số trước chúng tôi đã phản ánh thực tế xảy ra nhiều trường hợp mua nhà đất, sang tên đổi chủ rồi thì người mua lại gặp rắc rối, nhà đất bị kê biên vì chủ cũ đang có nghĩa vụ thi hành án. Nguyên nhân là các cơ quan thi hành án áp dụng hướng dẫn trong Thông tư liên tịch 12/2001 của Bộ Tư pháp – VKSND Tối cao…

Nhiều chuyên gia đã cho rằng cơ quan chức năng cần phải có hướng dẫn khác để bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người mua tài sản ngay tình.

– Tháng 8-2009, anh Nguyễn Chiến Thắng mua của anh H. một căn nhà ba tầng ở TP Bắc Ninh. Căn nhà đang được thế chấp tại một ngân hàng. Anh Thắng đã cùng anh H. đến ngân hàng thanh toán nợ, được ngân hàng thanh lý hợp đồng, trả giấy tờ nhà đất. Sau đó, anh Thắng mang giấy tờ đến văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xin xóa thế chấp và đã được xác nhận. Cùng ngày, hai bên ra phường làm thủ tục mua bán và được phường xác nhận… Gần một năm sau, Chi cục Thi hành án TP Bắc Ninh đã ra quyết định kê biên căn nhà của anh Thắng với lý do để bảo đảm việc thi hành án của anh H., chủ cũ.

– Tháng 7-2008, bà Phạm Thị Hải Hường ngụ quận 10 (TP.HCM) làm đầy đủ thủ tục mua căn nhà của bà C. tại TP Vũng Tàu và đã được cấp chủ quyền. Gần một năm sau, bà Hường nhận được thông báo của Chi cục Thi hành án dân sự TP Vũng Tàu là sẽ kê biên căn nhà để đảm bảo thi hành án. Khiếu nại, bà Hường biết bà C. là người phải thi hành án trong một bản án. Bà Hường khiếu nại tiếp thì được Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) trả lời là Chi cục Thi hành án TP Vũng Tàu đã làm đúng quy định. Theo đó, Thông tư liên tịch 12 hướng dẫn đối với các trường hợp sau khi có bản án, quyết định của tòa, người phải thi hành án chuyển nhượng các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thì chấp hành viên có quyền kê biên tài sản và có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giao dịch đó. Người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện yêu cầu tòa hủy bỏ giao dịch…

– Tháng 1-2007,bà Đào Thị Kim Chi mua một căn nhà của bà Nh. ở quận Gò Vấp (TP.HCM). Việc mua bán được làm hợp đồng, có công chứng. Sau đó, bà Chi đã thực hiện hết nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất và đóng lệ phí trước bạ. Vì căn nhà mới chỉ có giấy trắng nên bà đến UBND quận Gò Vấp nộp đơn đề nghị cấp giấy hồng. Một thời gian sau, bà tá hỏa khi được UBND quận cho biết căn nhà đã bị cơ quan thi hành án quận ngăn chặn chuyển nhượng, mua bán từ 10 năm trước. Tìm hiểu, bà Chi mới biết căn nhà trước đây thuộc quyền sở hữu của anh trai bà Nh. (đã mất), vốn là người phải thi hành án trong một vụ án khác. Không hiểu sao văn bản ngăn chặn của cơ quan thi hành án lại không được phòng công chứng biết nên vẫn cho bà mua nhà của bà Nh.

Công nhận và Bảo hộ quyền dân sự: Khổ vì mua nhà của người phải thi hành án

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số: 1900.0191

Rất thiệt thòi cho người mua!

Trong công việc, chúng tôi từng gặp một số trường hợp tương tự như vụ mà Pháp Luật TP.HCM phản ánh nhưng chúng tôi không có cách xử lý khác. Về cá nhân, tôi thấy tình trạng này rõ ràng đã gây nhiều thiệt thòi cho những người mua tài sản ngay tình vì tài sản của họ được pháp luật bảo hộ. Thông tư liên tịch 12 cho họ quyền khởi kiện người bán tài sản để yêu cầu hủy bỏ giao dịch nhưng làm vậy lại càng phát sinh những mối quan hệ rắc rối thêm cho các cơ quan tố tụng.

Hiện nay, Bộ Tư pháp – TAND Tối cao – VKSND Tối cao vừa ban hành Thông tư liên tịch 14 hướng dẫn thủ tục và phối hợp liên ngành trong việc thi hành án. Tuy nhiên, các khiếm khuyết vẫn chưa được thông tư mới khắc phục. Vì vậy, tôi mong muốn cơ quan có thẩm quyền sớm sửa đổi, có hướng dẫn khác cho phù hợp để không còn xung đột với Bộ luật Dân sự hiện hành. Không chỉ phải phù hợp với luật, các hướng dẫn cũng cần phải bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội, có như vậy mới tạo điều kiện tốt nhất cho cơ quan thi hành án thực thi nhiệm vụ.

Ông VÕ THÀNH DANH,Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận 8 (TP.HCM)

Quá bất hợp lý

Mới đây, Thông tư liên tịch 14 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự có hiệu lực pháp luật thay thế Thông tư liên tịch 12 nhưng nội dung cũng không khác là mấy.

Sự bất hợp lý của cả hai thông tư này là chưa quy định rõ ràng về việc kê biên tài sản mà người phải thi hành án đã bán sau khi có bản án, quyết định của tòa. Nếu tài sản mà người phải thi hành án không được bản án, quyết định của tòa đưa vào diện được dùng để thi hành án thì họ được quyền bán nếu như không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vì vậy, giao dịch giữa người phải thi hành án và người thứ ba là hoàn toàn hợp pháp. Cho phép chấp hành viên được quyền kê biên những tài sản này, vô hình trung thông tư đã lấn át luôn cả Bộ luật Dân sự. Thiết nghĩ, cần phải có hướng dẫn khác rõ ràng hơn, cụ thể hơn để không mâu thuẫn với luật và đảm bảo quyền lợi ngay tình cho người mua tài sản.

Luật sư PHẠM VĂN VUI, Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước

Dễ lạm quyền

Thông tư liên tịch 12 ra đời để hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993. Năm 2004, khi Pháp lệnh Thi hành án mới được ban hành, đúng ra các cơ quan chức năng phải hủy bỏ Thông tư liên tịch 12 và thay thế bằng thông tư mới thì lại không làm.

Về mặt hiệu lực pháp lý, theo tôi, ngay từ năm 2004, Thông tư liên tịch 12 đã không còn hiệu lực. Chỉ vì chưa có thông tư mới thay thế mà các chấp hành viên vẫn áp dụng Thông tư liên tịch 12 suốt từ năm 2004 đến khi Thông tư liên tịch 14 ra đời mới đây (hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự 2009) là gây thiệt thòi cho các đương sự.

Về mặt nội dung, tôi được biết có nhiều vụ sau khi kê biên, các chấp hành viên đã động viên người mua… trả nợ giùm người bán để cho xong chuyện. Trong khi đó, lỗi không ngăn chặn kịp thời việc tẩu tán tài sản là lỗi của chấp hành viên. Vì vậy, ở góc độ nào đó, hướng dẫn trong Thông tư liên tịch 12 và mới đây là Thông tư liên tịch 14 sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền của chấp hành viên.

Luật gia KHÁNH TOÀN,quận 2, TP.HCM

Thông tư mới chưa ổn

Hướng dẫn trong Thông tư liên tịch 12 là sai so với quy định của Bộ luật Dân sự bởi thông tư không thể phủ nhận quyền dân sự được pháp luật dân sự xác nhận.

Thông tư liên tịch 14 thay thế Thông tư liên tịch 12 chỉ khác ở chỗ có thêm câu “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Cụm từ này rất mơ hồ, dẫn đến việc ai muốn hiểu thế nào cũng được. Trong khi thi hành án, chấp hành viên có thể căn cứ vào cụm từ này để không kê biên đối với trường hợp của người mua như báo phản ánh. Nhưng cũng có thể chấp hành viên vẫn kê biên vì cụm từ này không nói rõ được thế nào là pháp luật có quy định khác. Do đó, các cơ quan chức năng cần phải ngồi lại, có hướng sửa nhằm tránh gây thiệt hại cho người mua tài sản ngay tình.

Luật sư NGUYỄN THANH LƯƠNG, Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre

Chấp hành viên phải có trách nhiệm hơn

Theo tôi, khi soạn thảo Thông tư liên tịch 12 và Thông tư liên tịch 14 mới đây, ý chí của cơ quan chủ trì là nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tài sản nhưng thực tế áp dụng thì lại gây tác dụng ngược, làm thiệt thòi cho những người mua tài sản ngay tình.

Chúng ta cần xác định mốc thời điểm chuyển dịch tài sản để nâng cao trách nhiệm của cán bộ thi hành pháp luật. Chẳng hạn, nếu việc chuyển dịch tài sản xảy ra trong khi tòa thụ lý vụ kiện thì thẩm phán phải đánh giá nhanh tính chất vụ việc để áp dụng biện pháp kê biên, không cho người phải thi hành án kịp thời tẩu tán. Đặc biệt, các chấp hành viên phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa. Để ngăn chặn việc đương sự tẩu tán tài sản, họ phải can thiệp sớm bằng cách thông báo đến các cơ quan liên quan không cho chuyển dịch.

Luật sư TRƯƠNG XUÂN TÁM,ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Luật sư Việt Nam

(LVN GROUP FIRM: Biên tập.)

>> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

4. Điều kiện để thuê, mua nhà ở xã hội và thủ tục đăng ký mua nhà ở xã hội ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Tôi làm việc tại UBND, lãnh lương từ ngân sách nhà nước. Tôi có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tôi vừa lập gia đình và vẫn chưa sở hữu nhà riêng. Thu nhập thường xuyên hàng tháng khoảng 6 triệu đồng, vợ tôi chưa có việc làm. Xin Luật sư của LVN Group cho hỏi, tôi có đủ điều kiện được xin thuê mua nhà ở xã hội hay không? Thủ tục thực hiện bao gồm những giấy tờ gì ?
Xin cám ơn Luật sư của LVN Group!
(Người hỏi: Nguyễn Dương).

Trả lời:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội được quy định tại Điều 49, Điều 51 Luật Nhà ở năm 2014 như sau:

Điều 49. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.”

Cũng theo quy định tại Điều 51, của Luật nhà ở năm 2014 về Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây:

a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;

b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này;

c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nvề hân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định tại điểm này.

2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:

a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;

b) Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.”

Quý khách thông tin mình làm việc tại Ủy ban nhân dân, quý khách có thể là công chứng, viên chức. Để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, quý khách cần đáp ứng đủ về các điều kiện sau:

+ Là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

+ Chưa sở hữu nhà ở, chưa được mua, thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;

+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này;

+ Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

Nếu quý khách đã đáp ứng những điều kiện trên, quý khách sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội theo đúng quy định pháp luật.

Hồ sơ đề nghị thuê, thuê mua nhà ở xã hội bao gồm những giấy tờ sau:

+ Đơn đăng ký thuê, thuê mua nhà ở xã hội;

+ Quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức;

+ Bản sao sổ hộ khẩu có chứng thực;

+ Giấy tờ chứng minh thu nhập để xác định không thuộc diện phải nọp thuế thu nhập cá nhân;

+ Giấy tờ chứng minh chưa sở hữu nhà ở, chưa được mua, thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở.

+ Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở xã hội (nếu có)

Xét điều kiện đối tượng mua nhà ở xã hội có cần cả hai vợ chòng phải đáp ứng được không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Xin hỏi Luật sư của LVN Group tôi muốn mua nhà ở xã hội, tôi đủ điều kiện mua nhưng vợ tôi lại không đủ mua. Xin hỏi Luật sư của LVN Group là khi mua nhà ở xã hội là xét diệt người mua thôi hay là xét diệt cả hai vợ chồng đủ điều kiện mới được mua ?

Rất mong được sự trả lời. Xin trân trọng cảm ơn đoàn Luật sư của LVN Group.

-Nguyễn Duy Khanh

Trả lời:

Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:

Điều 49. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.”

Đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội bao gồm cá nhân và hộ gia đình được nêu tại Điều trên. Nhưng dù là cá nhân hay hộ gia đình thì đều phải đáp ứng điều kiện được nêu tại Điều 51 thì mới được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội. Trong các đối tượng nêu trên, có ba trường hợp của hộ gia đình, đó là:

– Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

– Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Nếu là hộ gia đình thì điều kiện đáp ứng là dành cho cả hộ; nếu là cá nhân thì chỉ cần cá nhân quý khách đáp ứng là sẽ được hưởng chính sách về nhà ở xã hội. Khi đó thì không cần vợ quý khách phải đủ điều kiện như quý khách.

5. Đòi lại tiền đã góp để mua nhà chung ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em và bạn trai em quen nhau được 3 năm, trong thời gian đó anh ấy có mua nhà chung cư và nói với em là khi lấy nhau sẽ cho em cùng đứng tên nhà và yêu cầu em kí tên cùng trả chung tiền nhà. Em nghe theo lời anh ấy và đã đóng được 26 triệu, nhưng sau đó anh ấy chia tay với em để lấy người khác.
Nay em muốn lấy lại số tiền đó vì em tuy có kí tên nhưng em nói chỉ cho mượn thôi, và bạn ấy cũng đồng ý nhưng xác nhận giấy tờ không có, chỉ có mail để làm tin thôi. Nay vì bạn ấy lấy người khác, em muốn lấy lại số tiền ấy thì bạn ấy không trả, liệu em có thể kiện bạn ấy vì tội lừa đảo hay không ?
Luật sư tư vấn giúp e. Em xin chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng dân sự?

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

– Thứ nhất, về việc góp vốn mua nhà chung cư.

Như thông tin của bạn, bạn có góp vốn mua nhà chung cư với bạn trai, bạn có ký tên vào hợp đồng mua nhà và cùng thực hiện nghĩa vụ thanh toán với người bạn trai. Khi đó, căn hộ chung cư mà hai bạn ký tên mua được xác định là tài sản chung của hai bạn (là tài sản thuộc sở hữu chung theo phần có thể phân chia). Bởi: trong hợp đồng mua bán nhà, bạn cùng ký tên ở phần bên mua, cùng thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mua nhà, và bạn đã thanh toán được 26 triệu đồng.

Nay hai bạn chia tay, nó không làm ảnh hưởng đến tài sản thuộc sở hữu chung của hai bạn nói trên. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung, lấy lại phần tài sản tương đương với giá trị tiền bạn đã góp vốn.

BLDS quy định về việc phân chia tài sản chung như sau:

“Điều 224. Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung

1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán”.

– Thứ hai, về việc có yếu tố lừa đảo hay không?

Với những thông tin của bạn, chúng tôi chưa thể xác định ở đây có yếu tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Bởi phải xem xét vấn đề ý định của chàng trai là gì? Có ý định lừa bạn để chiếm đoạt số tiền 26 triệu của bạn ngay từ ban đầu hay không? Việc bạn cũng ký tên mua nhà chung cư thể hiện là một thỏa thuận dân sự về việc góp vốn hình thành tài sản chung. Vấn đề tình yêu là vấn đề rất khó diễn đạt, tình cảm dễ dàng thay đổi, không thể nói vì lý do chàng trai hết yêu nên chàng trai đã lừa đảo bạn.

Vậy, trong vụ việc của bạn, chúng tôi đưa ra khuyến nghị như sau: Với việc bạn góp vốn mua nhà chung cư và có giấy tờ ký tên đầy đủ thể hiện việc bạn là một bên mua, cùng với bạn trai của bạn. Căn hộ chung cư được xác định là tài sản chung của hai bạn. Bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung, lấy lại giá trị tài sản tương ứng với giá trị đóng góp của mình. Về việc nói là cho mượn, bạn chỉ nói miệng, không có chứng cứ. Và việc xác định theo hướng tài sản chung có lợi cho bạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp không thể giải quyết vấn đề theo hướng xác định là tài sản chung, và yêu cầu bạn trai cũ của bạn chia khoản tiền bạn đã đóng góp để mua nhà, thì bạn có thể làm đơn tố cáo bạn này đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại BLHS, cụ thể hành vi này được quy định như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Trong trường hợp trên, nếu bạn có thể chứng minh việc bạn cho bạn trai cũ của bạn vay số tiền 26 triệu trên để mua nhà, và hiện nay anh ta không có ý định trả lại cho bạn, có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi lên cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân nơi anh này thường trú cùng với tất cả giấy tờ hay bằng chứng chứng minh việc bạn đã cho anh ta vay tiền. Trong trường hợp này, nếu cơ quan điều tra đúng có hành vi trên của bạn trai cũ của bạn, thì ngoài nghĩa vụ phải trả lại tiền cho bạn, anh này còn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,

Những điều cần lưu ý: Căn nhà trên được xác định là tài sản chung của hai bạn, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu phân chia tài sản, lấy lại phần tài sản tương đương với giá trị đóng góp của bạn. Tham khảo bài viết liên quan: Cách xác định tài sản chung hay tài sản riêng ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected]để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Pháp luật Đất đai – Luật Minh KHuê