2. Trường hợp mà doanh nghiệp sau khi tiếp nhận người lao động đã qua thử việc ( ở từng vị trí khác nhau) chỉ cho ký hợp đồng lao động đáo hạn trong vòng 3 tháng/ 1 lần ký, và cho đủ 12 tháng mới ký chính thức (HĐKXĐTH) lúc này mới được hưởng các chế độ BHXH. Vậy các doanh nghiệp này có vi phạm về luật doanh nghiệp, luật bảo hiểm xã hội hay không? Vì nếu như theo các điều khoản của luật BHXH thì hợp đồng dưới 3 tháng sẽ không được tham gia và không có chế độ BHXH, tuy nhiên người lao động đó đã có thể làm việc ở doanh nghiệp trên 3 tháng chưa đến 12 tháng (chưa có HĐKXĐTH mà chỉ có hợp đồng xác định thời hạn là 3 tháng). 

3. Theo ý 2 câu hỏi 2 có phải là nếu ký hợp đồng xác định thời hạn ngắn hạn là 3 tháng như vậy và liên tục trong vòng chưa đủ 12 tháng thì doanh nghiệp sẽ không phải đóng thuế cho nhà nước ít nhất là (9 tháng sẽ không phải đóng) đúng không ạ? Kính mong sớm có phúc đáp.

Xin chân thành cảm ơn! 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn Luật lao động, của Công ty luật LVN Group.

>> Tư vấn pháp Luật lao động gọi:1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty luật LVN Group, căn cứ thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

Bộ Luật Lao động 2012;

2. Nội dung tư vấn:

Trả lời ý 1.

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Như vậy, người ký hợp đồng 3 tháng vẫn được đóng bảo hiểm xã hội.

Khoản 5 Điều 3 quy định:

5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian bắt đầu tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là thời điểm bắt đầu làm việc chính thức theo hợp đồng lao động.

Như vậy, NLĐ có thể tham gia bảo hiểm xã hội luôn, kể từ khi bawtrs đầu làm việc chính thức.

Trả lời ý 2.

Theo Bộ Luật Lao động 2012: Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Theo quy định trên thì giới hạn số lần ký kết hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động là tối đa 2 bản hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, khi công ty thực hiện ký liên tiếp nhiều bản hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 3 tháng với 1 người lao động cho đến khi đủ 12 tháng mới ký chính thức là không đúng với quy định của pháp luật.

Nếu mục đích ký kết hợp đồng lao động lại là nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. Xét về hiệu lực của hợp đồng lao động thì đã có nội dung vi phạm pháp luật: nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ 3 là cơ quan Nhà nước: cụ thể là cơ quan bảo hiểm.

Tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội: Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Tóm lại, việc công ty thực hiện ký kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng mà những hợp đồng liên tiếp như vậy với người lao động là trái quy định của pháp luật, hợp đồng lao động này sẽ bị vô hiệu vì có mục đích trái với pháp luật, nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu cố tình ký kết hợp đồng không đúng quy định của pháp luật, công ty và người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính cho hành vi vi phạm của mình. 

Trả lời 3

Như phân tích ở trên, với hành vi ký các bản hợp đồng dưới 3 tháng sẽ chỉ có thể diến ra trong vòng tối đa là 6 tháng, sau đó sẽ phải ký hợp đồng không xác định thời hạn. Như vậy, việc ký nhiều hợp đồng dưới 3 tháng để trốn nợ trong 9 tháng là không đúng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn để cá nhân, tổ chức tham khảo, mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao đông – Công ty luật LVN Group