Thống kê sổ lượng doanh nghiệp đăng kỷ thành lập mới
theo loại hình qua các năm

TT

Nội dung

Năm 2016

Năm 2017

số lượng

(DN)

vốn

(tỷ đằng)

Lao động (Người)

số lượng (DN)

vồn

(tỷ đồng)

Lao động (Người)

Tổng số

110.100

891.094

1267.964

126.859

1.295.912

1161.321

1

TNHH 1 thành viên

59.848

313.751

731.382

73.118

422.781

668.385

2

TNHH 2 thành viên

27.685

193.897

280.183

29.389

259.122

241.360

3

Doanh nghiệp tư nhân

4.295

6.762

24.490

3.133

3.957

15.048

4

Công ty cổ phần

18.256

376.662

231.796

21.197

609.971

236.378

5

Công ty hợp doanh

16

22

113

22

81

150

Số lượng công ty cổ phần được đăng ký thành lập mới chỉ bằng 1/3 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và cũng thấp hơn nhiều so với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, nhưng xét về quy mô vốn kinh doanh thì công ty cổ phần lại đứng vị trí cao nhất. Điều này phần nào cho thấy khi cần làm ăn kinh doanh với quy mô vốn lớn các nhà đầu tư có khuynh hướng ưu tiên lựa chọn mô hình công ty cổ phần.
Những vấn đề quan trọng về cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi trong công ty cổ phẩn?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

1. Khái niệm chung về công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty có lượng cổ đông tối thiểu là ba, có tư cách pháp nhân. Trong quá trình hoạt động công ty được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn .
Chủ sở hữu: công ty cổ phần có số lượng thành viên tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Đồng thời, thành viên của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Vốn của công ty cổ phần: vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Có thể thấy đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất mà vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau. Trong khi đó, ở các loại hình doanh nghiệp khác, ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vốn điều lệ của công ty không bắt buộc phải chia thành các phần bằng nhau, vốn điều lệ của công ty được hình thành từ các phần vốn góp của các thành viên.
Công ty cổ phần là một loại hình công ty đối vốn điển hình, theo đó cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác mà không phải chịu những sự hạn chế như trong công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh (trừ một số ngoại lệ).
Khả năng huy động vốn: Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Đây cũng là loại hình doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn nhất trong các mô hình doanh nghiệp hiện nay.
Với các đặc trưng như trên có thể thấy, công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp phù họp với nhu cầu kinh doanh ở quy mô lớn. Với khả năng huy động vốn lớn cùng với chế độ trách nhiệm hữu hạn, cho nên hậu quả sẽ rất lớn nếu các công ty này phá sản. Do đó, vai trò của pháp luật về doanh nghiệp là phải tạo được hành lang pháp lý nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển kinh doanh của nhà đầu tư nhưng vẫn bảo đảm được lợi ích của cộng đồng.
Với bản chất là một mô hình có khả năng huy động vốn lớn, công ty cổ phần được đầu tư và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế. Cuốn sách này chỉ đề cập những vấn đề pháp lý chung nhất của mô hình công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020. Các quy định đặc thù về loại hình doanh nghiệp này trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán chi đề cập ở mức độ hạn chế.

2. Cổ phần là gì?

2.1 Khái niệm cổ phần

So với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cấu trúc vốn của công ty cổ phần có nhiều khác biệt. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, mỗi thành viên chỉ có một phần vốn góp và phần vốn góp của các thành viên có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Tuy nhiên trong công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau. Theo đó, mỗi cổ đông có thể sở hữu một hoặc nhiều phần vốn góp (cổ phần).
Đặc thù này của công ty cổ phần xuất phát từ một triết lý đơn giản: nhiều con suối nhỏ sẽ tạo thành một dòng thác lớn. Cồng ty cổ phần khác với các công ty khác ở chỗ số lượng cổ đông (người góp tiền vào công ty) không bị hạn chế. Triết lý kinh doanh này tương tự như câu chuyện của cái đập thủy điện: Để có được một lượng nước đủ nhiều có thể chạy được tuốc bin phát điện cần phải bắt đầu từ việc dẫn những con suối. Từhg con suối không đủ sức làm quay tuốc bin nhưng rất nhiều con suối thĩ đủ tạo ra sức mạnh.
Công ty cổ phần chính là công cụ để huy động những đồng tiền nhàn rỗi trong xã hội và giao nó cho người có tài kinh doanh để có thể sử dụng theo cách có hiệu quả nhất. Ở Vỉệt Nam, mệnh giá của một cổ phần thông thường là 10.000 đồng. Nếu huy động được số lượng lớn nhà đầu tư với số vốn lớn thì hiệu quả cũng sẽ tương tự như chiếc đập thủy điện mà ta vừa đề cập.
Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn vào công ty ưở thành thành viên của công ty. Theo đó, các thành viên của công ty có các quyền và nghĩa vụ như nhau. Mức độ quyết định các vấn đề của công ty sẽ theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong công ty. Trong công ty cổ phần, cổ phần không chỉ có một mà bao gồm nhiều loại khác nhau. Hệ quả là quyền, nghĩa vụ của các cổ đông sở hữu cảc loại cổ phần khác nhau cũng sẽ khác nhau.

2.2 Các loại cổ phần

2.3 Nguyên lý thiết kế cổ phần

Vỉệc chia cổ phần làm nhiều loại khác nhau có nguyên nhân. Nguyên thủy ban đầu, trong công ty cổ phần chỉ có một loại cổ phần duy nhất, cũng như trong công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một loại vốn góp mà thôi. Theo đó, các cổ đông sẽ có những quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhưng theo thời gian, nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn, cổ phần trong công ty cổ phần đã “biến tấu” các đặc điểm của mình. Kết quả là trong công ty hình thành nên nhiều loại cổ phần khác nhau .
Theo đó, việc thiết kế các loại cổ phần trong công ty cổ phần xuất phát từ loại cổ phần “ban đầu”. Trên thực tế, các loại cổ phần sẽ bao gồm loại cổ phần ban đầu và các loại cổ phần phái sinh. Theo pháp luật về doanh nghiệp, cổ phần được chia làm hai loại là: (i) cổ phần phổ thông và (ỉỉ) cổ phần ưu đãi .
Cổ phần ưu đãi, như tên gọi của nó, sẽ có nhũng ưu đãi so với cổ phần phổ thông. Việc thiết kế các loại cổ phần ưu đãi phải thỏa mãn đồng thời hai tiêu chí:
Thứ nhất: Loại cổ phần này phải có những ưu đãi nhất định. Qua đó tạo nên sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào công ty.
Thứ hai: Phải bảo đàm sự bình đẳng với những người sở hữu cổ phần phổ thông.
Do đó, cách thức tạo lập các loại cổ phần trong công ty sẽ theo hướng nếu loại cổ phần này có những ưu đãi về quyền ở mặt này thì sẽ có những hạn chế nhất định ở những mặt khác.

Những vấn đề quan trọng về cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi trong công ty cổ phẩn?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

2.4 Các loại cổ phần theo pháp luật về doanh nghiệp

Công ty cổ phần có cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi, trong đó cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có. Cổ phần ưu đãi có thể có các loại sau đây:
– Cổ phần ưu đãi biểu quyết,
– Cổ phần ưu đãi cổ tức,
– Cổ phần ‘ưu đãi hoàn lại,
– Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
a) Cổ phần phố thông:
Cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ đông phổ thông có các quyền và nghĩa vụ quy định.
Tuy nhiên, đổỉ với cổ đông sáng lập thì có một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nghĩa vụ phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất là 20% tổng số cổ phần phổ thông là một nghĩa vụ luật định. Nghĩa vụ này được lý giải thông qua vai trò của cổ đông sáng lập. cổ đông sáng lập là những người đầu tiên có ý tưởng về thành lập doanh nghiệp, là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần. Do vậy, vai trò của họ đối với công ty là rất lớn. Việc bắt buộc cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua 20% cổ phần phổ thông nhằm làm cho mối quan hệ của họ và công ty gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo nên cơ sờ cho sự gắn kết về quyền lợi giữa các cổ đông này với công ty.
Trong tình huống trên, Vigecam cùng với ba cổ đông khác đóng vai trò là cổ đông sáng lập của công ty. Riêng Vigecam đã góp 12,5 tỷ đồng tương đương với 36,76% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Vinacam.
Công ty cổ phần là một công ty đối vốn điển hình. Một trong những đặc trưng quan trọng của loại hình công ty này là sự chuyển nhượng dễ dàng phần vốn mà thành viên đã góp vào công ty. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ:
Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chi được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường họp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
Như vậy trong ba năm đầu, cổ đông sáng lập chỉ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho các cổ đông sáng lập khác. Vỉệc chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, bất kể người đó có phải là cổ đồng của công ty hay không đều phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Và trong trường hợp này thì cổ đông sáng lập này không được biểu quyết.
Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông cùa cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.
Thời hạn ba năm này được hiểu là khoảng thời gian cần thiết để một công ty có được sự hoạt động ổn định. Việc giới hạn này không chỉ có ý nghĩa nhằm bảo vệ quyền lợi của công ty mà còn nhằm bảo đảm cho quyền lợi của bên nhận chuyển nhượng tránh được các rủi ro trong những ngày đầu hoạt động của công ty.
Mặc dù nguyên tắc là thế, nhưng việc áp dụng nguyên tắc này trong quá trình vận hành của công ty cổ phần hiện nay vẫn có những vướng mắc nhất định. Các vướng mắc đó một phần xuất phát từ việc chưa xác định rõ bản chất của cổ phần trong công ty.
Trong công ty cổ phần, pháp luật về doanh nghiệp không chấp nhận tình trạng “nợ vốn”. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ. Cụ thể: “Cúc cồ đông sảng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng sổ cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp và các cổ đông phải thanh toán đủ sổ cổ phần đã đăng kỷ mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cồ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giảm sát, đôn đốc thanh toán đủ và đủng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng kỷ mua”.
về mặt lý thuyết, cũng có thể xảy ra trường hợp là cổ đông sáng lập đăng ký một số lượng cổ phần phổ thông nhưng sau đó lại không mua.
Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:
– Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;
– Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đù số cổ phần đó;
– Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.
– Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group