Cụ thể như sau:

1. Hiện CBNV đang làm việc tại Công ty, sau đó nghỉ việc và sang làm việc cho đối thủ. Để ngăn chặn được điều này thì liệu Công ty chúng tôi có thể quy định về việc không làm việc cho đối thủ sau ít nhất là n năm kể từ sau khi nghỉ việc tại An Phát không? và như vậy có phù hợp với Luật lao động không? Hoặc biện pháp ngăn ngừa được trường hợp này?

2. Hiện đang có 1 số CBNV đang làm việc cho Cty nhưng lại ngầm cung cấp thông tin của Công ty cho đối thủ ? Vậy Công ty chúng tôi sẽ quy định nội dung này như thế nào trong Hợp đồng lao động, NQLĐ của Công ty để đảm bảo tính răn đe, có đủ tính pháp lý …

3. CBNV sau khi nghỉ việc tại Công ty, đã thành lập Cty có cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và/hoặc lôi kéo, xúi giục NV của Công ty chúng tôi sang bên đó làm việc. Vậy chúng tôi có thể quy định và ngăn ngừa nội dung này như thế nào?

Rất mong Luật sư có thể tư vấn cho Công ty chúng tôi về sự việc trên, đảm bảo: đủ tính răn đe trong quá trình sử dụng lao động, đảm bảo thông tin của Công ty không bị sử dụng sai quy định. 

Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật lao động công ty Luật LVN Group                          

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012.

Luật doanh nghiệp năm 2014.

2. Phân tích:

2.1. Đối với câu hỏi thứ nhất của bạn: “Hiện CBNV đang làm việc tại Công ty, sau đó nghỉ việc và sang làm việc cho đối thủ. Để ngăn chặn được điều này thì liệu Công ty chúng tôi có thể quy định về việc không làm việc cho đối thủ sau ít nhất là n năm kể từ sau khi nghỉ việc tại An Phát không? và như vậy có phù hợp với Luật lao động không? Hoặc biện pháp ngăn ngừa được trường hợp này?”

Theo quy định tại Điều 10 Bộ luật lao động năm 2012 thì: “Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm”, đồng thời Điều 21 Bộ luật lao động năm 2012 cũng quy định “Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Như vậy, trường hợp này, NLĐ trong công ty bạn đã nghỉ việc tại công ty của bạn, do đó, hợp đồng lao động giữa công ty bạn với người đó đã chấm dứt, đồng thời pháp luật về lao động vũng có quy định người lao động có quyền được làm việc với bất kỳ người sử dụng lao động nào mà pháp luật không cấm, Trong trường hợp này, bạn với những NGLĐ nghỉ việc và làm cho công ty đối thủ nên có thỏa thuận về việc giữ kín bí mật kinh doanh cho công ty. Them vào đó, khi ký HĐLĐ với những NLĐ mới, bạn nên thêm vào nội dụng hợp đồng giũ kín bí mật kinh doanh cho công ty trong một thời hạn nhất định. Nhưng bạn không thể cấm NLĐ  làm việc cho công ty đối thủ của bạn được, như vậy là trái pháp luật lao động.

2.2. Đối với câu hỏi thứ hai: “Hiện đang có 1 số CBNV đang làm việc cho Cty nhưng lại ngầm cung cấp thông tin của Công ty cho đối thủ ? Vậy Công ty chúng tôi sẽ quy định nội dung này như thế nào trong Hợp đồng lao động, NQLĐ của Công ty để đảm bảo tính răn đe, có đủ tính pháp lý …”

Tương tự như nội dung chúng tối đã nêu ra ở phần trên, bạn và NLD nên thỏa thuận với nhau về nội dung hợp đồng lao động thông tin đảm bảo bí mật kinh doanh, đồng thời bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp NLĐ vi phạm cam kết này.

2.3. Đối với câu hỏi thứ ba: “CBNV sau khi nghỉ việc tại Công ty, đã thành lập Cty có cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và/hoặc lôi kéo, xúi giục NV của Công ty chúng tôi sang bên đó làm việc. Vậy chúng tôi có thể quy định và ngăn ngừa nội dung này như thế nào?”

căn cứ Điều 19 luật doanh nghiệp năm 2014 thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền được thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 19 Luật doanh nghiệp.

Như vậy, NLĐ sau khi đã nghỉ việc tại công ty của bạn thì họ hoàn toàn có quyền được thành lập doanh nghiệp cùng ngành nghề với công ty bạn. Tuy nhiên, nếu trong quá trình hoạt động, công ty mới thành lập đó có hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty bạn thì công ty đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư dân sự.