1. Chủ thể trong quan hệ bảo hiểm tiền gửi

Bảo hiểm tiền gửi là quan hệ 3 bên bao gồm: Bên nhận bảo hiểm; bên tham gia bảo hiểm và bên được bảo hiểm.

+ Chủ thế nhận bảo hiểm:là tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Deposit Insurance of Vietnam (viết tắt là DIV) là tổ chức tài chính nhà nước, do Nhà nước thành lập, cấp vốn, Nhà nước bổ nhiệm người quản trị, điều hành. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, được miễn nộp các loại thuế.

Để thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước đề ra, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được trao các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

– Theo dõi, giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi và các quy định về an toàn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

– Hỗ trợ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức phải đạt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt;

– Thu, quản lí và sử dụng phí bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định;

– Chi trả các khoản tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền trong phạm vi mức bảo hiểm tối đa theo quy định;

– Tham gia quàn lí, thanh lí tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản;

– Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trương, chính sách về bảo hiểm tiền gửi;

– Tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi đối với công chúng; tổ chức tập huấn, đào tạo và tư vấn về các nghiệp vụ liên quan đến bảo hiểm tiền gửi;

– Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Thủ tướng Chính phủ giao.

Người tham gia bảo hiểm:là các tố chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các khách hàng là cá nhân đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc

Khi tham gia quan hệ bảo hiểm người tham gia bảo hiểm tiền gửi có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi;

– Được cấp Chứng nhận tham tiền gửi;

– Nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn;

– Yêu câu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm;

– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật;

– Cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo định kì hoặc theo yêu cầu của tổ chức ráo hiểm tiền gửi.

* Người được bảo hiểm là các khách hàng cá nhân gửi tiền ‘íng đồng Việt Nam tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền ri, trừ các trường hợp quy định tại Điều 19 Luật bảo hiểm 1 gửi.

– Trong quan hệ bảo hiểm tiền gửi, người được bảo hiểm gửi có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia úểm tiền gửi theo quy định;

– Được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn quy định.

2. Các loại tiền gửi được bảo hiểm

Trong pháp luật các nước có quy định các loại tiền được uao hiểm. Tuy nhiên, việc quy định chủng loại tiền gửi được bảo hiểm có sự khác nhau. Chẳng hạn: Anh, Nhật, Bi, Pháp… tiền gửi được bảo hiểm chỉ là đồng bản tệ, còn ờ một số nước khác như: Mỹ, Đức, Hà Lan… lại quy định tiền gửi được bảo hiểm bao gồm cả bằng đồng bản tệ và ngoại tệ.

Pháp luật Việt Nam quy định: Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm: Tiền gửi không kì hạn, có kì hạn; tiền gửi tiết kiệm; chứng chi tiền gửi, kì phiếu tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luf các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam còn quy định các loại tiền g không được bảo hiểm gồm:

– Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở 1 trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó;

– Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó;

– Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành (Xem: Điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012).

3. Giới hạn số tiền bảo hiểm

Theo pháp luật hiện hành, giới hạn số tiền bảo hiểm hay hạn mức trả tiền bảo hiểm là sổ tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bầo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kì.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm hiện nay được Thủ tướng Chính phủ quy định là 50 triệu đồng. Đối với khoản tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm lớn hơn 50 triệu đồng thì phần vượt quá giới hạn số tiền bảo hiểm sẽ được chi trả trong quá trình thanh lí tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bỉ phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Việc giới hạn số tiền bảo hiểm không chỉ quy định trong pháp luật nước ta mà có ở hầu hết các nước. Chẳng hạn như ở Mỹ giới hạn là 100.000 USD; ở Nhật Bản là 10.000.000 JPY; ở Anh là 20.000 GBP; Canada là 60.000 USD; Pháp là 1.000.000 FRF.

Việc quy định số tiền gửi được bảo hiểm tối đa ở mỗi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thực trạng kinh tế, tài chính của quốc gia đó, tỉ lệ số người gửi tiền được bảo hiểm, độ rủi ro trong hoạt động của nền kinh tế và của hệ thống ngân hàng; thu nhập bình quận tính theo GDP/đầu người; thực lực tài chính của bản thân tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Theo thông lệ ở các nước thì giới hạn số tiền bảo hiểm ở mức từ 2 đến 3 lân mức GDP bình quân đầu người. Ở nước ta, mức giới hạn tối đa số tiền bảo hiểm sẽ điều chỉnh theo hướng tăng dần cùng với mức tăng GDP bình quân đầu người. Ở Việt Nam hiện nay, số người gửi tiền từ 50 triệu đồng trở xuống chiếm tỉ lệ lớn, họ chủ yêu là cán bộ hưu trí hoặc người lao động có thu nhập trung bình, người làm công ăn lương… Họ ít có điều kiện và khả năng tham gia đầu tư kinh doanh trực tiếp, họ thực sự là người gửi tiền với mục đích tiết kiệm là chủ yếu. Việc quy định giới hạn tối đa số tiền gửi được bảo hiểm 50 triệu đồng, nhằm bảo đảm cho các đối tượng trên không gặp rủi ro trong quá trình gửi tiền tại tổ chức tín dụng, đồng thời còn bảo đảm không gây ra sự đổ vỡ hàng loạt các tổ chức tín dụng khi một tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng phá sàn, bởi họ là đối tượng gửi tiền chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa khuyến khích người dân có vốn lớn, có khả năng kinh doanh nên đầu tư vốn vào kinh doanh để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, góp phần giải quyết việc làm, ổn định xã hội, tạo nhiều nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng về bảo hiểm tiền gửi Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng – Công ty luật LVN Group