Thưa Luật sư của LVN Group,
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Công ty luật LVN Group đã dành thời gian trả lời câu hỏi của tôi. Câu hỏi của tôi như sau: Cty tôi có 01 nhân viên ký Hợp đồng khoán việc với thời hạn 01 năm, sau đó đã thanh lý HĐ này và được xét ký Hợp đồng chính thức với thời hạn 06 tháng (tới ngày 15/06/2013 hết hạn HĐ) tuy nhiên trong tháng 04/2013 vừa qua nhân viên đó bị vi phạm kỷ luật Cty và Cty đã họp kỷ luật đồng thời ra Thông báo v/v xử phạt bằng cách không tiếp tục ký HĐLĐ mà chỉ
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến Công ty luật LVN Group đã dành thời gian trả lời câu hỏi của tôi. Câu hỏi của tôi như sau: Cty tôi có 01 nhân viên ký Hợp đồng khoán việc với thời hạn 01 năm, sau đó đã thanh lý HĐ này và được xét ký Hợp đồng chính thức với thời hạn 06 tháng (tới ngày 15/06/2013 hết hạn HĐ) tuy nhiên trong tháng 04/2013 vừa qua nhân viên đó bị vi phạm kỷ luật Cty và Cty đã họp kỷ luật đồng thời ra Thông báo v/v xử phạt bằng cách không tiếp tục ký HĐLĐ mà chỉ
Như vậy, nhân viên này đã ký với Công ty tôi tất cả 02 lần, nếu tính tiếp lần này nữa là 03 lần. Xin hỏi Công ty Luật LVN Group vậy Cty tôi ký như vậy có sai luật hay không? (Vì theo luật qui định ký lần thứ 3 phải ký HĐ không xác định thời hạn)
Trường hợp thứ 2: Người lao động ký liên tiếp 2 lần HĐLĐ như bình thường, tuy nhiên do vi phạm kỷ luật (cũng có BB họp và Thông) là lần thứ 3 Cty chỉ ký HĐ khoán chứ không ký HĐLĐ, như vậy giữa khoảng thời gian (lần thứ 2 và 3) có cần cho người lao động nghỉ ít ngày sau đó ký lại HĐ hay không? Hay có thể thanh lý xong là ký lại HĐ khoán và đi làm luôn. Vì mặc dù theo luật qui định lần thứ 3 phải ký HĐ không xác định thời hạn nhưng do người này bị vi phạm và bị xử phạt nên có thể cho đi làm luôn mà không cần phải nghỉ ít ngày để lách luật nữa?
Xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: Hiền Lê
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
Quy định về việc ký hợp đồng lao động – Ảnh minh họa
Trả lời :
Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc tới văn phòng chúng tôi, tôi hướng dẫn bạn cách giải quyết như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật lao động năm 2012
2. Luật sư tư vấn:
2. Luật sư tư vấn:
Bạn thân mến, theo quy định của pháp luật lao động thì có 3 loại hình hợp đồng lao động : Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Trường hợp của bạn có 2 vấn đề cần quan tâm như sau:
Thứ nhất: Hợp đồng khoán việc:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã lựa chọn phương án kỉ luật người lao động là chấm dứt HĐLĐ và kí hợp đồng khoán việc. Hợp đồng khoán việc là một loại hình hợp đồng có tính chất là hợp đồng trong đó bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc; hoặc là hợp đồng mà trong đó người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động. Bản chất của HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng. Do vậy, bạn cần phải xác định công việc của công ty bạn giao cho người lao động đó có phù hợp làm việc theo hợp đồng khoán việc hay không.
Thứ nhất: Hợp đồng khoán việc:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã lựa chọn phương án kỉ luật người lao động là chấm dứt HĐLĐ và kí hợp đồng khoán việc. Hợp đồng khoán việc là một loại hình hợp đồng có tính chất là hợp đồng trong đó bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc; hoặc là hợp đồng mà trong đó người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động. Bản chất của HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng. Do vậy, bạn cần phải xác định công việc của công ty bạn giao cho người lao động đó có phù hợp làm việc theo hợp đồng khoán việc hay không.
Tại Điều 125 BLLĐ năm 2012 đã đưa ra 3 hình thức xử lý kỉ luật lao động: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức; Sa thải. Phương án bạn đã lựa chọn giải quyết để kỉ luật người lao động là chấm dứt HĐLĐ và kí hợp đồng khoán việc. Có thể xác định phương án bạn lựa chọn thuộc hình thức sa thải người lao động; tuy nhiên, dựa trên các trường hợp được sa thải người lao động được quy định ở Điều 126 BLLĐ năm 2012 thì trường hợp bạn cung cấp thì không thuộc trường hợp nào được phép sa thải người lao động.
Do đó, phương án bạn lựa với người lao động trong trường hợp này là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Bạn nên lựa chọn hình thức giải quyết phù hợp hơn.
Do đó, phương án bạn lựa với người lao động trong trường hợp này là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Bạn nên lựa chọn hình thức giải quyết phù hợp hơn.
Thứ hai: Vấn đề ký kết các loại HĐLĐ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2012 thì khi hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết là hợp đồng xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2012 thì khi hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết là hợp đồng xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Do vậy, với trường hợp của bạn, bạn mới kí với người lao động 1 HĐLĐ- loại hình HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ( còn hai lần kia là hợp đồng khoán việc; về bản chất, hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động khác nhau). Như vậy, trường hợp kí kết hợp đồng giữa bạn với người lao động đó không vi phạm pháp luât.
Do vậy, với trường hợp của bạn, bạn mới kí với người lao động 1 HĐLĐ- loại hình HĐLĐ theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ( còn hai lần kia là hợp đồng khoán việc; về bản chất, hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động khác nhau). Như vậy, trường hợp kí kết hợp đồng giữa bạn với người lao động đó không vi phạm pháp luât.
Như thông tin tôi đã đưa ở trên, hợp đồng lao động khác với hợp đồng khoán việc. Do vậy, khi bạn kí 2 lần là HĐLĐ với người lao động đó, tới lúc HĐLĐ lần 2 chấm dứt – có nghĩa là giữa bạn và người lao động đó hoàn toàn chấm dứt quyền và nghĩa vụ về quan hệ pháp luật lao động. Việc kí hợp đồng khoán việc sẽ không bị ảnh hưởng bởi 2 HĐLĐ trước đó.
Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình!
Trân trọng./.
Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề của mình!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group
—————————————
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Tư vấn pháp luật lao động;
2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;