Trong hợp đồng ghi rõ mức lương của tôi là 6 triệu đồng/ tháng + đóng bảo hiểm xã hội theo luật. Thời gian làm việc như giờ hành chính. Tuy nhiên, theo thỏa thuận miệng của chúng tôi với nhau thì vì tính chất công việc cần đi lấy tin, tiếp xúc cọ xát với các sự kiện nên tôi sẽ linh động giờ giấc làm việc. Tùy theo hôm đó có nhiều hay ít sự kiện, hôm nào không có sự kiện thì tôi vẫn có mặt ở công ty đúng giờ. Chúng tôi cũng thỏa thuận miệng rằng ngoài tiền lương, tôi sẽ được nhận thêm phần nhuận bút. Phần nhuận bút này dựa trên bài viết của tôi (khi tôi nhận việc thì nhuận bút được chấm từ 50k/ bài trở lên) Tức là mức nhuận bút của tôi một tháng khoảng 3-4 triệu đồng. Về công việc, chúng tôi cũng thỏa thuận với nhau rằng tôi sẽ làm công việc sản xuất tin bài. Mỗi ngày khoảng 5 tin. Sau đó, công ty vì không muốn tốn nhiều tiền trả lương nhân viên, nên đã thông báo thay đổi công việc của tôi. Từ viết bài, nay tôi chỉ được ngồi copy nội dung của các trang báo khác. Đồng thời, tôi phải làm cả ban đêm (để 5h sáng sẽ có người xuất bản bài viết trên trang) và phải làm cả ngày nghỉ (thứ 7 lẫn chủ nhật) Công ty bắt đầu thông báo vào ngày 15/10 tuy nhiên tôi vẫn nhẫn nại nhịn để lấy cho được tiền lương tháng 10. Về phần chi trả cho tôi, công ty dựa vào lý do không có sản xuất bài nữa, do đó, tôi không được nhận nhuận bút. Vì vậy, công ty chỉ trả tôi đúng 6 triệu như hợp đồng. Lương 6 triệu của tôi, công ty lấy lý do tôi không có mặt ở văn phòng thường xuyên nên tự ý giảm lương xuống còn 2,5 triệu đồng. Ngoài ra, tôi cũng không được đóng bảo hiểm hơn 1 tháng sau khi ký hợp đồng. Tôi có làm căng lên thì đến bây giờ họ mới hỏi tôi sổ bảo hiểm để tiếp tục đóng. Ngoài tôi ra, hầu hết các nhân viên trong công ty đều ko được đóng bảo hiểm, thậm chí có những người lao động không được ký hợp đồng (hợp đồng mới hoặc gia hạn thêm hợp đồng cũ) Vậy tôi xin phép có mấy câu hỏi sau, mong quý anh chị phúc đáp:

1. Những thỏa thuận miệng của chúng tôi về giờ giấc đi làm, về tiền lương, về công việc như tôi trình bày ở trên có cơ sở pháp lý hay không?

2. Khi xảy ra tranh chấp, tôi làm thế nào để đòi được quyền lợi của mình khi những thỏa thuận đó chỉ là thỏa thuận miệng?

3. Công ty tôi làm như vậy có trái pháp luật hay không?

4. Khi tôi đòi công ty làm đúng hợp đồng, công ty đã trả lời, tôi có nghĩa vụ làm theo sự phân công, sắp xếp của công ty. Và thay đổi là do tôi làm việc ko hiệu quả. Vậy tức là công ty có thể chèn ép tôi theo ý họ bất cứ lúc nào? (Trong hợp đồng tôi ký có phần ghi tôi phải tuân theo sự chỉ đạo sắp xếp của công ty).

5. Về việc không đóng bảo hiểm cho tôi, tôi có thể nhờ ai để xử lý giúp việc này? Có phải không đóng bảo hiểm là công ty sai luật và tôi sẽ được bồi thường không ạ?

6. Tôi phải làm gì để công ty trả đầy đủ lương cho tôi như thỏa thuận ban đầu?

Xin cám ơn quý anh chị rất nhiều ạ!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật lao động công ty Luật LVN Group.

Hợp đồng lao động thỏa thuận miệng có hợp pháp không?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội

Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nội dung tư vấn:

1. Về thỏa thuận thêm ngoài hợp đồng lao động:

Điều 15 Bộ luật lao động năm 2012 (BLLĐ 2012) quy định: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

Điều 16 BLLĐ 2012 quy định:

“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Vậy:

– Nếu hợp đồng lao động của bạn và công ty bạn có thời hạn dưới 3 tháng thì thỏa thuận miệng thêm về giờ giấc đi làm, về tiền lương, về công việc như bạn trình bày có giá trị pháp lý. 

– Nếu hợp đồng lao động có thời hạn trên 3 tháng thì khi có thỏa thuận mới về thay đổi trên thì cả hai bên phải ký thêm phụ lục hợp đồng. Việc ký thêm phụ lục hợp đồng lao động sẽ tránh được rủi ro của các bên khi xảy ra tranh chấp sau này. Điều 24 Bộ luật lao động 2012 quy định về phụ lục hợp đồng lao động như sau:

“1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.”

Trường hợp này bạn và công ty không ký phụ lục hợp đồng thì thỏa thuận ngoài đó sẽ không có giá trị pháp lý, khi xảy ra tranh chấp bạn sẽ không có căn cứ để đòi lại quyền lợi cho mình. 

2. Về việc công ty chuyển công việc khác cho bạn và giảm lương:

Theo điều 31 BLLĐ 2012 quy định:

“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Như vậy, khi chuyển công việc khác mà công ty vẫn trả lương với mức 6 triệu cho bạn là đúng quy định. Và bạn cần xem xét thêm việc thay đổi công việc của bạn có đúng với quy định trên hay không. Điều 8 Nghị định 052015/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 1 điều 31 BLLĐ 2012 như sau:

“Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác

Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;

b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Sự cố điện, nước;

d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động.”

– Đối với việc công ty giao cho bạn làm việc cả ban đêm, ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật:

Theo quy định tại điều 104, 105, 106 Bộ luật lao động 2012 thời giờ làm việc được quy định như sau:

“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

“Điều 105. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.”

“Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

Theo quy định tại điều 97 BLLĐ 2012:

“Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

Cũng theo quy định tại điều 25 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:

“Điều 25. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động được trả lương làm thêm giờ theo Khoản 1 Điều 97 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

a) Người lao động hưởng lương theo thời gian được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;

b) Người lao động hưởng lương theo sản phẩm được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

2. Tiền lương làm thêm giờ theo Khoản 1 Điều này được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động hưởng lương theo ngày.

3. Người lao động làm việc vào ban đêm theo Khoản 2 Điều 97 của Bộ luật Lao động, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

4. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo Khoản 3 Điều 97 của Bộ luật Lao động thì ngoài việc trả lương theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.

5. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần quy định tại Điều 110 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại Khoản 3 Điều 115 của Bộ luật Lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

6. Tiền lương trả cho người lao động khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này được tính tương ứng với hình thức trả lương quy định tại Điều 22 Nghị định này.”

Như vậy, khi làm việc vào ban đêm, vào ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, ngoài lương trên hợp đồng bạn còn được hưởng mức lương theo quy định trên.

– Việc công ty lấy lý do bạn không đến công ty thường xuyên để trừ lương xuống còn 2,5 triệu là không đúng với hình thức kỷ luật lao động.

Điều 118 BLLĐ 2012 quy định về kỷ luật lao động như sau: “Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động.”

Theo khoản 1, 2, 3 điều 123 BLLĐ 2012:

“Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.”

Theo quy định tại điều 125 BLLĐ 2012, các hình thức xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

“1. Khiển trách.

2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

3. Sa thải.”

Như vậy, khi bạn thường xuyên không có mặt tại văn phòng thì công ty có thể áp dụng các hình thức kỷ luật như trên. Việc công ty áp dụng hình thức tự ý trừ lương là không đúng với quy định của pháp luật.

3. Khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 2 Luật BHXH 2006 thì khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì công ty bạn bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho bạn.

“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;”

Điều 134 Luật bảo hiểm xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
“1. Không đóng.
2. Đóng không đúng thời gian quy định.
3. Đóng không đúng mức quy định.
4. Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội”.

Việc công ty không đóng bảo hiểm cho bạn là không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Điều 138 Luật bảo hiểm xã hội thì công ty của bạn có thể phải đóng số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, công ty bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;..”

Để đòi lại quyền lợi cho mình khi công ty không thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng lao động, không trả đúng tiền lương làm thêm gờ, vi phạm về xử lý kỷ luật, không đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để được giải quyết tranh chấp theo Điều 201, Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012:

“Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.”

“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

“Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng  cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG.