Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật LVN Group, chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động năm 2012
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Bộ luật lao động năm 2012 về vấn đề thử việc có quy định như sau:
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động và người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động, tức là hợp đồng lao động trong thời gian thử việc không bắt buộc phải ký kết.
Tuy nhiên, Theo như Điều 27 Bộ luật lao động năm 2012 quy định thời gian thử việc:
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Theo như trường hợp của bạn, bạn đã làm việc tại công ty được 4 tháng, tức đã vượt quá thời gian thử việc theo luật quy định. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì công ty phải giao kết hợp đồng lao động với bạn. Tuy nhiên công ty đã không giao kết hợp đồng, do đó công ty đã vi phạm pháp luật. Theo đó, công ty sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Khi hết thời gian thử việc mà công ty bạn không ký hợp đồng lao động với bạn và bạn cũng không nhận được thông báo kết quả thử việc mà vẫn tiếp tục làm việc thì bạn đương nhiên được coi như là làm chính thức.
Ngoài ra, nếu không có căn cứ mà cho bạn nghỉ việc vô cớ thì công ty bạn đã vi phạm pháp luật quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012. Vì vậy, công ty phải thực hiện nghĩa vụ khi đơn phướng chấm dứt hợp đồng trái pháp luật bằng cách phải nhận bạn trở lại làm việc và trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày bạn không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Còn trong trường hợp bạn không muốn tiếp tục làm thì ngoài các khoản bồi thường trên, công ty phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động.
Với trường hợp của bạn, trước tiên bạn gửi đơn kiến nghị lên lãnh đạo của công ty. Trong trường hợp lãnh đạo công ty không giải quyết thì bạn làm đơn xin hòa giải lên Phòng lao động xã hội để thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở. Sau khi qua thủ tục hòa giải cơ sở không thành, bạn có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi công ty có trụ sở.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group