>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

1. Quy định về chế độ lao động của phạm nhân.

Theo quy định tại Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019.

Điều 32. Chế độ lao động của phạm nhân

1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.

2. Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.

4. Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;

b) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;

c) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;

d) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

Phạm nhân tham gia lao động để định hướng nghề nghiệp cho tương lai | Báo  dân sinh

Về chế độ lao động của phạm nhân

Thứ nhất, Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam.

Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.

Thứ hai, Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.

Thứ ba, Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.

Quy định về thời giờ lao động.

Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động.

Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

Quy định về trường hợp được nghỉ lao động

Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:

(i) Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;

(ii) Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;

(iii) Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;

(iv) Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, việc tổ chức cho phạm nhân học pháp luật, giáo dục công dân và học văn hóa, học nghề, làm những công việc phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng, lao động là thể hiện tính ưu việt, nhân đạo của Đảng và Nhà nưóc ta đối với người chấp hành án phạt tù và cần phải trở thành chế độ bắt buộc nhằm bảo đảm hiệu quả việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân, nâng cao trình độ nhận thức xã hội và tạo điều kiện để phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng.

2. Phạm nhân có được trả công khi lao động trong trại giam hay không?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi được biết khi ở trong trại giam, những phạm nhân đều phải lao động, làm viêc. Nhưng tôi không biết liệu có trường hợp được trả công khi lao động không? Mong Luật sư của LVN Group giải đáp.

Người gửi. Nam (Hà Tĩnh).

Hình ảnh ít thấy về cuộc sống thường nhật của phạm nhân tại trại giam

Trả lời:

Đốì vối ngưòi bị phạt tù thì lao động là nghĩa vụ và là một trong những yêu cầu quan trọng của công tác giáo dục người chấp hành án phạt tù. Việc giam giữ tập trung phạm nhân vói số lượng lớn trong một thời gian dài, nếu không tổ chức cho họ lao động thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nguy cơ mất an ninh, an toàn tại các trại giam. Vì vậy, công tác tổ chức lao động cho phạm nhân vừa nhằm giáo dục cải tạo, dạy nghề, cải thiện chế độ ăn, tạo thêm khoản thu nhập, chuẩn bị cho phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng, đồng thời cũng là biện pháp quản lý hiệu quả.

Theo quy định của Luật thi hành án Hình sự 2019 thì phạm nhân sẽ được tổ chức lao động phù hợp với với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng.

Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 34 Luật này có quy định về việc sử dụng kết quả lao động của phạm nhân như sau:

– Kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng như sau:

+ Bổ sung mức ăn cho phạm nhân;

+ Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù;

+ Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam;

+ Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù;

+ Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất; chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.

Phạm nhân được sử dụng theo quy định số tiền thưởng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và số tiền được nhận quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này hoặc gửi trại giam quản lý và được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.

Như vậy, theo quy định trên thì phạm nhân lao động sẽ được chi trả một phần công lao động và được sử dụng số tiền này. Nếu không có nhu cầu sử dụng thì có thể gửi trại giam quản lý và được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.). Đây là quy định tiến bộ thể hiện chính sách ưu việt, công bằng của Nhà nước ta đốì vối phạm nhân trong lao động, khi cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động hưỏng một phần công lao động của mình làm ra và được hỗ trợ khi bị tai nạn lao động.

3. Phổ biến pháp luật với phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được quy định như thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, em tôi đến tháng 8/2021 là được ra tù. Tôi nghe nói phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù cũng được học tập, phổ biến pháp luật. Không rõ thời gian học tập là bao nhiêu? Em tôi được học những gì? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Điểm c Khoản 1 Điều 12 Nghị định 133/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/12/2020) quy định về chế độ học tập của phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù như sau:

Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được phổ biến, học tập: Các chính sách, quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng, vay vốn sản xuất, kinh doanh, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm; Luật Cư trú, Luật Giao thông đường bộ, đường thủy, các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, xóa án tích, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; một số nội dung, giá trị đạo đức, kỹ năng sống; tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý. Thời gian học tập, phổ biến từ 05 đến 07 ngày trong khoảng thời gian 02 tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Như vậy, trong trường hợp của em bạn thì nếu như tháng 8 em bạn ra tù thì khoảng tháng 6/2021 hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện em bạn sẽ được học tập, phổ biến pháp luật. Thời gian học tập là từ 5-7 ngày.

4. Kế hoạch dạy nghề cho phạm nhân được quy định như thế nào?

Bác bỏ luận điệu 'sử dụng phạm nhân trong các trại cải tạo lao động không  đúng mục đích'

Trả lời:

Khoản 3 Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân như sau:

– Căn cứ vào chỉ tiêu nguồn vốn, kế hoạch năm, trại giam xây dựng kế hoạch dạy nghề của đơn vị mình gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) để phê duyệt. Nội dung kế hoạch dạy nghề bao gồm căn cứ pháp lý, ngành nghề đào tạo, số lớp, số lượng học viên là phạm nhân học nghề, địa điểm tổ chức, hình thức đào tạo, trình độ và dự kiến thời gian đào tạo, dự toán kinh phí dạy nghề, nguồn vốn cấp. Phạm nhân học nghề được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc đào tạo thường xuyên;

– Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho phạm nhân: Chương trình đào tạo tối thiểu là 300 giờ với 03 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm. Nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn, sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu và tương đương mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015, phù hợp với khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

– Chương trình đào tạo nghề thường xuyên cho phạm nhân: Phạm nhân được học nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề, tập nghề, có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học đến dưới 03 tháng. Chương trình đào tạo thường xuyên đảm bảo giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề, tăng năng suất lao động, phạm nhân học xong tự thực hiện được công việc đơn giản, một hoặc một số phần công việc của một nghề, có hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động;

– Chương trình, nội dung đào tạo nghề được Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo thẩm định và người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt và ban hành.

Việc tổ chức cho phạm nhân học pháp luật, giáo dục công dân và học văn hóa, học nghề, làm những công việc phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng, lao động là thể hiện tính ưu việt, nhân đạo của Đảng và Nhà nưóc ta đối với người chấp hành án phạt tù nhằm bảo đảm hiệu quả việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân, nâng cao trình độ nhận thức xã hội và tạo điều kiện để phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng.

5. Phạm nhân trong trại giam được học những Luật gì?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi là Nam đang là sinh viên trường cao đẳng du lịch Hà Nội, tôi gần đây có nghe nói về việc phạm nhân trong tù được học Luật? vậy điều này được quy định ở văn bản nào? Những luật nào phạm nhân được học. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 12 Nghị định 133/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/12/2020) quy định về việc phổ biến pháp luật cho phạm nhân như sau:

Các cơ sở giam giữ phạm nhân phải xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân theo các giai đoạn chấp hành án phạt tù cho phạm nhân.

– Sau khi biên chế về các đội (tổ), phạm nhân được phổ biến, học tập: Các quy định về chính sách hình sự của Việt Nam; tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện, miễn chấp hành án phạt tù; một số nội dung cơ bản của Hiến pháp, Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng miễn dịch ở người, Luật Giáo dục nghề nghiệp,… và một số nội dung, giá trị đạo đức, kỹ năng sống. Thời gian học tập, phổ biến bố trí một ngày trong tuần;

– Phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù được phổ biến, học tập: Các chính sách, quy định của pháp luật về tái hòa nhập cộng đồng, vay vốn sản xuất, kinh doanh, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm việc làm; Luật Cư trú, Luật Giao thông đường bộ, đường thủy, các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, xóa án tích, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; một số nội dung, giá trị đạo đức, kỹ năng sống; tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý. Thời gian học tập, phổ biến từ 05 đến 07 ngày trong khoảng thời gian 02 tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Theo đó, tùy vào giai đoạn chấp hành án tù thì phạm nhân được học những luật sau:

– Đối với phạm nhân sau khi được đưa đến chấp hành án phạt tù và được biên chế về các đội (tổ):

Họ được học một số nội dung cơ bản của Hiến pháp, Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng miễn dịch ở người, Luật Giáo dục nghề nghiệp,…

– Đối với phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù:

Họ được học Luật Cư trú, Luật Giao thông đường bộ, đường thủy, các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, xóa án tích,…

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group