Do kinh doanh không có hiệu quả nên Công đã đóng cửa 1 nhà máy – nơi Tôi làm việc. Do đó Tôi và hầu hết nhân viên khác làm việc tại nhà máy này đều bị cho nghỉ việc (ngày 01.10.2013)  và Công ty đã giải quyết cho Tôi được hưởng chế độ trợ cấp Thôi Việc là 1/2 tháng lương trên mỗi năm làm việc chứ không phải là 1 tháng lương trên mỗi năm làm việc mà đúng ra Tôi phải được hưởng theo đúng với mức trợ cấp mà Bộ Luật Lao Động hiện hành của nước Việt nam quy định (Điều 49 BLLĐ sửa đổi năm 2013 theo như Luật Sư: Phạm Thị Bích Thảo – Công ty Luật TNHH Đ  đã nêu trên tờ báo điện tử VNEXPRESS ngày 24.12.2013). Vậy Tôi có thể yêu cầu Công ty cũ của Tôi trả thêm cho Tôi phần chênh lệch giữa 2 mức Trợ cấp này không ạ (cụ thể là 3 tháng tiền lương) Xin Luật Sư vui lòng cho Tôi được biết . Xin chân thành cảm ơn.

Kính chúc Luật Sư luôn được nhiều Sức khỏe và Thành công trong mọi lĩnh vực …

(P/S: Nguyên văn nội dung trong Quyết định Chấm dứt hợp đồng lao động: Lý do: Đóng cửa Trạm Vĩnh Lộc ngày 01/10/2013) do không hoạt động như mong đợi.
Người viết: Lê Trương Huy Lân

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  – 1900.0191

Trả lời:

Trợ cấp thôi việc là mức trợ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1,2, 3,5,6,7,9,10 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2012. Mức trợ cấp thôi việc là ½ tháng lương cho mỗi năm làm việc.

Trợ cấp mất việc là mức trợ cấp mà người sử dụng lao động trả cho người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động có sự thay đổi về cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế hoặc sát nhập, hợp vốn, chia tách doanh nghiệp, không thể giải quyết việc làm mới cho người lao động. Mức trợ cấp mất việc là 1 tháng lương cho mỗi năm làm việc, tối thiểu phải là 2 tháng lương.

Trong trường hợp của bạn, công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do đóng cửa một nhà máy, đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu quy định tại Điều 44 BLLĐ, do đó, bạn được hưởng trợ cấp mất việc, hưởng 1 tháng cho mỗi năm làm việc, nhưng tối thiểu là 2 tháng lương theo quy định tại Điều 48 BLLĐ mà không phải là hưởng trợ cấp thôi việc như các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1,2,3,5,6,7,9, 10 Điều 36 BLLĐ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu công ty giải quyết đầy đủ quyền lợi cho bạn khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Ý kiến trả lời bổ sung:
Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công.

Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

• Cơ sở pháp lý:
Vấn đề bạn nêu được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động năm 2012 (Điều 44, 49).

• Nội dung phân tích:

1. Trường hợp của bạn thuộc vào diện được hưởng trợ cấp mất việc làm theo Điều 49 BLLĐ:

Công ty TNHH Sài Gòn – RDC (có hai nhà máy). Vì lí do kinh tế (tức là kinh doanh không hiệu quả) nên đã đóng cửa một nhà máy – nơi bạn làm việc. Hầu hết các nhân viên làm việc tại nhà máy phải nghỉ việc. Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 BLLĐ 2012: “Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”.

Trường hợp tại Điều 44 khác với trường hợp khoản 10 Điều 36: “Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tến hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Trường hợp quy định tại Điều 44 là áp dụng đối với nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc vì lí do kinh tế. Còn trường hợp tại khoản 10 áp dụng trong trường hợp vì lí do kinh tế mà NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với một hoặc một vài người. Cần hiểu rõ bản chất giữa hai điều luật để áp dụng.

Có thể thấy, công ty bạn đã giải quyết cho bạn và những nhân viên khác nghỉ việc theo khoản 10 Điều 36 là không đúng pháp luật. Trường hợp của bạn phải được giải quyết cho thôi việc theo quy định tại khoản 2 Điều 44 như đã phân tích ở trên. Theo đó, bạn sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm theo Điều 49 BLLĐ:

– Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

– Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

2. Bạn có thể yêu cầu NSDL Đ (Công ty TNHH Sài G òn – RDC) trả thêm cho bạn phần chênh lệch giữa 2 mức Trợ cấp này, cụ thể là 3 tháng tiền lương như bạn đã nêu.

Ý kiến trả lời bổ sung:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục của chúng tôi. Câu hỏi của chị được chúng tôi trả lời như sau: Trước tiên, trường hợp của chị sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 BLLĐ năm 2012.

Khoản 1 Điều 49 quy định các trường hợp NLĐ được hưởng trợ cấp mất việc bao gồm trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; trường hợp khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã. Lý do mà công ty chị đưa ra để chấm dứt hợp đồng lao đồng với chị và các nhân viên khác là nhà máy hoạt động không như mong đợi dẫn đến phải đóng cửa sẽ được coi là trường hợp cho người lao động thôi việc vì lý do kinh tế.

Thứ hai, cũng tại khoản 1 Điều 49, mức trợ cấp mất việc mà chị được nhận là 1 tháng tiền lương trên mỗi năm làm việc, cho nên chị hoàn toàn có thể yêu cầu công ty trả thêm cho mình nửa tháng tiền trên mỗi năm làm việc./.

Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group 

——————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;