Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của công ty luật LVN Group.

Giải quyết tranh chấp về lối đi chung

Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 của Quốc hội

Bộ Luật Tố tụng dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi của Quốc hội

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, việc rút yêu cầu khởi kiện và rút yêu cầu kháng cáo được quy định cụ thể tại Điều 192 và Điều 269:

“Điều 192. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 

1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự các trường hợp sau đây: 

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; 

b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; 

c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện;[…]”

“Điều 269. Nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm

1. Trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:

a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;

b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì nguyên đơn có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Bộ luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.”

Như vậy, có thể thấy sự khác nhau cơ bản giữa việc rút yêu cầu khởi kiện và rút yêu cần kháng cáo là:

– Rút yêu cầu khởi kiện là do nguyên đơn thực hiện và không cần có sự đồng ý của bị đơn.

– Rút yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn có hai trường hợp xảy ra:

+ Nếu bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Tòa án vẫn xét xử tiếp.

+  Nếu bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

Tham khảo bài viết liên quan:

Tư vấn về điều kiện rút kiện đơn khởi kiện

Rút đơn khởi kiện có được trả lại án phí ?

Mẫu thông báo về việc rút kháng cáo (Kháng nghị)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật