1. Khái niệm Nhà nước tư sản
1.1 Định nghĩa Nhà nước tư sản:
Nhà nước tư sản là một nhà nước có giai cấp, người đại diện chính thức của toàn xã hội đảm đương các chức năng công ích, xã hội; là bộ máy duy trì trật tự xã hội, điều hoà các mối quan hệ xã hội chung của cả cộng đồng dân cư của quốc gia – dân tộc.
1.2 Đặc điểm của nhà nước tư sản:
Nhà nước tư sản có các đặc điểm cơ bản sau đây: thiết lập nguyên tắc chủ quyền nhà nước trên danh nghĩa thuộc về nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân; cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện của các tầng lớp dân cư trong xã hội do bầu cử lập nên; thực hiện nguyên tắc phân chia quyền lực và kiểm chế, đối trọng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng trong bầu cử nghị viện và tổng thống: hình thức chính thể phổ biến của nhà nước tư sản là cộng hoà (cộng hoà tổng thống, cộng hoà nghị viện, cộng hoà lưỡng tính) và quân chủ lập hiến (quân chủ nghị viện).
2. Phân loại các hệ thống đảng phái tư sản:
Các hệ thống đảng phái ở các nước tư sản hiện nay rất đa dạng phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội. Để có thể hiểu biết sâu sắc các đảng phái chính trị nhà nước tư sản cần phải có sự phân biệt giữa các đảng phái với nhau, theo các tiêu chuẩn khác nhau.
Cách phân loại được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là phân thành các nhà nước có hệ thống đa đảng và các nhà nước có hệ thống lưỡng đảng.
+ Hệ thống đa đảng là hệ thống của các nhà nước có nhiều đảng phái tồn tại, các đảng phái này buộc phải liên minh với nhau để thành lập chính phủ, không có đảng nào chiếm đa số tuyệt đối trong nghị viện. Đây là trường hợp của Pháp, Italia, Cộng hòa liên bang Đức.
+ Hệ thống lưỡng đảng là hệ thống ở các nước có hai đảng thay phiên nhau cầm quyền. Một đảng cầm quyền và một đảng đối trọng với đảng cầm quyền. Đó là hệ thống đảng của nhà nước Anh, nhà nước Mỹ.
Bên cạnh việc hình thành hệ thống đa đảng và lưỡng đảng, còn có hệ thống một đảng lãnh đạo chính quyền.
Giải thích nguyên nhân có hiện tượng đa đảng, lưỡng đảng, độc đảng, G.s Duverger trong tác phẩm của mình ông cho rằng do ảnh hưởng của chế độ bầu cử.
Ở nơi nào mà việc bầu cử áp dụng nguyên tắc (chế độ) đại diện tỉ lệ thì ở đó sẽ phát sính các đảng nhiều hơn, và sẽ có đa đảng. Đó là ở *Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp… Bởi vì số ghế trúng cử được phân tỷ lệ theo số phiếu thuận mà các đảng phái nhận được. Đảng nhận được nhiều phiếu thuận sẽ thu được nhiều ghế, đảng ít phiếu sẽ thu được ít ghế hơn- Một số người khác còn cho rằng, một chế độ đại nghị dành nhiều quyền hành cho quốc hội đã giúp cho hệ thống đa đảng bành trướng.
Ở nơi nào mà việc bầu cử áp dụng nguyên tắc bầu hai vòng. Vòng đầu những ứng cử viên nào thu được đa số tuyệt đối phiếu thuận sẽ trúng cử. Vòng hai người trúng cử là đa số phiếu tương đối. Do đó, trong vòng đầu các đảng ra ứng cử để cầu may, nếu không được thì sẽ liên minh với nhau để tranh cử vòng hai (Pháp).
Ở nơi nào mà xác định kết quả bầu cử theo nguyên tắc đa số tương đối một vòng thì dễ dẫn đến chế độ lưỡng đảng. Vì theo chế độ (nguyên tắc) này, người trúng cử chỉ cần nhiều phiếu hơn không cần phải quá bán tuyệt đối. Làm như vậy những đảng phái thu được ít phiếu hơn dễ tập hợp, Liên minh với nhau để chông lại đảng có số phiếu thuận nhiều hơn.
Ngược lại với quan điểm trên, G.Lavau cho rằng, chế độ đầu phiếu chỉ là một yếu tố nhỏ so với nhiều yếu tố khác ảnh hưởng. Để chứng minh, G.Lavau nêu ra hai trường hợp sau đây: Trường hợp lưỡng đảng đã có ở Bỉ, mặc dù ở đây áp dụng nguyên tắc (chế độ) đầu phiếu hai vòng, trường hợp Canada ngược lại ở đây áp dụng chế độ đầu phiếu đa số một vòng, nhưng tình trạng đa đảng ở đây vẫn là một hiện thực. Trong một nước đa đảng, chính phủ được thành lập là một chính phủ hên hiệp vì không có một đảng nào chiếm được đa số ghế ưong quốc hội. Chính phủ (nội các) khó thi hành được những chính sách có chương trình quy mô và liên tục, dễ xảy ra những trường hợp bất ổn định chính trị. Sự cạnh tranh không ngừng choán hết tâm trí và thời gian của các nhà cầm quyền. Họ phải mất nhiều thời giờ để đối phó với sự công kích liên tục của nhiều đảng đối lập. Số đảng quá nhiều là một trở ngại cho việc điều hành chính phủ. Chính cuộc chính biến 13/5/1958 đưa đến việc thành lập Đệ ngũ cộng hòa để chống lại “chế độ đa đảng phái” của Đệ tứ cộng hòa Pháp. Do có quá nhiều đảng phái tham gia bầu cử và sự thường xuyên thay đổi đảng cầm quyền hoặc liên minh đảng cầm quyền nên chính quyền của nền cộng hòa thứ 4 lâm vào tình trạng khủng hoảng. Chỉ trong 12 năm tồn tại nền cộng hòa này đã thay đổi chính phủ 24 lần.
Chính vì những khuyết điểm trên nên có nhiều quan điểm cho rằng, đa đảng đến mức độ nhiều quá sẽ khó khăn cho đời sôríg chính trị ở mỗi nước.
Trong xã hội Anh, người Anh quan niệm hết sức giản đơn sự hoạt động và hình thành chế độ lưỡng đảng. Chính trị cũng như một ưò chơi thể thao vậy, cần phải có một bên thắng và một bên bại. Còn ở Mỹ (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) ưong tiềm, thức của nhân dân mỹ thì muốn có hai đảng, không bao giờ người ta muốn có một đảng thứ ba hoặc độc đảng. Đã hơn 200 năm nay kể từ khi thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nếu có nguy cơ là ba đảng thì người ta lại tìm cách loại trừ đi một đảng, hoặc tìm cách nhập chúng lại tại những nơi đầu phiếu. Khi mà có quy cơ một đảng, thì họ lại khơi dậy một khả năng sinh ra một đảng khác.
Mặc dù cùng nằm trong hệ thống lưỡng đảng, nhưng cách tổ chức hai đảng của Anh cũng có nhiều điểm khác của Mỹ. Nếu như đảng Bảo thủ và Công đảng ở Anh có một tổ chức chặt chẽ thì ở Mỹ đảng Cộng hòa và đảng dân chủ lại không phải như vậy. Nếu như ở Anh, Thủ tướng Anh bao giờ cũng yên tâm rằng các đảng viên thuộc đảng của mình luôn luôn ủng hộ (bỏ phiếu) cho chính sách của mình thì ở Mỹ Tổng thống – người đứng đầu bộ máy hành pháp lại chưa thể có được sự an tâm đó. Nếu như ở Anh, đảng viên phải sinh hoạt trong một tổ chức đảng nhất định thì ở Mỹ điều này không cần thiết: chỉ cần tuyên bố rằng trong đợt bầu cử tới sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng nào thì được tính là đảng viên của đảng đó.
Điểm giống nhau giữa hai hệ thống lưỡng đảng của hai nước tư bản phát triển này, đồng thời cũng là đặc điểm của hệ thống đảng phái chính trị tư sản, là chúng không dựa trên nền tảng tư tưởng nào nhất định. Đảng cộng hòa gần giống như đảng bảo thủ đại diện cho quyền lợi của dòng dõi tư sản quý tộc gắn liền với tầng lớp phong kiến, tầng lớp thượng lưu của giai cấp tư sản. Bảo thủ tức là thể hiện khuynh hướng hoài cổ, chậm chắc, sự chín chắn trong các hành động của mình, thể hiện đúng bản chất thực dụng của người Anh: “Thà làm những gì ngu si đã từng làm, còn hơn làm những cái gì đó thồng minh nhưng chưa từng làm bao giờ” hoặc tinh thần “Cần phải khai thác những cái tinh túy trong dĩ vãng để xây đắp cho tương lai.
Công đảng và đảng Dân chủ đại diện cho tầng lớp tư sản mới và đồng thời hai đảng này đều mệnh danh bảo vệ quyền lợi cho quân chúng nhân dân lao động. Nhưng nhìn chung các đảng trên đều đặt lợi ích của giai cấp tư sản lên hàng đầu, cho nên chính sách của các đảng nhiều khi khó phân biệt. Mặc dù qua mỗi lần bầu cử, các đảng cầm quyền có thể thay đổi, nhưng nhìn chung chính sách thì không thay đổi. Chẳng hạn ngày 20/1/1993, chính quyền Clinton của đảng Dân chủ thay chính quyền Bus của đảng Cộng hòa, nhưng chính quyền Clinton tuyên bố vẫn tiếp tục chính sách ngoại giao trước đây của chính quyền Bus.
Nhận định về sự giống nhau của hai đảng cầm quyền Mỹ, tác giả David Cusman Copyle viết: “Đến nay, hai đảng (Đảng Cộng hòa và Đảng dân chủ) giống nhau ở rất nhiều điểm đến nỗi đôi khi hai đảng được gọi là hai anh em sinh đôi. Cứ hai năm một lần hai đảng thỏa thuận so tài một trận mà trong đó cả hai đều được bảo vệ vừa đủ để tránh thiệt hại cho phe thua.
Hệ thống lưỡng đảng của Anh vì có tổ chức chặt chẽ và có kỷ luật, khác hệ thống lưỡng đảng Hoa Kỳ.
Ở Anh, hệ thống lưỡng đảng đã đưa đến một chính quyền đảng trị, sự lãnh đạo quốc gia của một đảng cầm quyền.
Hành pháp và lập pháp đều được tập trung cho đảng cầm quyền Chính phủ (nội các) của Anh chẳng khác gì một Ban chấp hành trung ưong của đảng cầm quyền. Trọng tâm của các quyết định quan trọng đưọc Quốc hội Anh thông qua là hợp lý hóa các dự án của chính phủ. Nhưng chỉ có một điều khác làm cho nền chính trị Anh ổn định là ở Quốc hội có tồn tại một đảng đối lập.
Ở Hoa Kỳ thì ngược lại, không có một chính quyền đảng trị. Các cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ và bầu cử tổng thống không được tiến hành đồng thời (lệch nhau), cho nên có thể có trường hợp Tổng thống và đa số nghị sĩ không cùng một đảng. Trong trường hợp này một đảng nắm quyền lập pháp còn đảng kia nắm quyền hành pháp.
Ngoài những cách phân loại trên, nhiều học giả còn chia các đảng phái thành hai loại, các đảng bảo thủ và các đảng cấp tiến. Đảng bảo thủ là đảng tôn trọng truyền thống quá khứ không muốn tiến hành các cuộc cải cách hoặc cải cách châm chạp. Đảng cấp tiến là những đảng muốn tiến hành một cách nhanh mạnh các cuộc cải cách. Trong một số trường hợp, đảng bảo thủ thường được gọi đảng cánh hữu, và đảng cấp tiến thường được gọi là đảng cánh tả để phân biệt giữa trường phái hữu khuynh và cách mạng. Sự đổi ngôi của Đảng cầm quyền ở thế giới tư bản càng ngày càng trở thành một hiện tượng phổ biến.
3. Sự kiểm soát quyền lực nhà nước của các đảng chính trị được thể hiện ở một số nước:
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997
Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993
Hiến pháp Italia 1947
Hiến pháp Nhật Bản 1946
hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992
Đạo luật Liên bang Áo năm 1970
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 để được giải đáp thắc mắc.
Trân trọng!