1. Phân tán tài sản là gì

Phân tán tài sản là phân chia, phát tán tài sản.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, phân tán tài sản là hành vi chia nhỏ, xé lẻ và đem đi gửi, cất giữ những tài sản của mình để che giấu nó, nhằm trốn tránh việc thực hiện một nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay, thuật ngữ “phân tán tài sản” được sử dụng trong khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật dân sự, Pháp lệnh thi ¡vành án dân sự. Vĩ dự: trong trường hợp ngăn chặn người bị án phân tán hoặc huỷ hoại tài sản thì Chấp hành viên quyết định kê biên ngay tài sản.

Như vậy, phân tán và huỷ hoại đối với tài sản là hai hành vi đi ngược lại yêu cầu của pháp luật, gây khó khăn cho quá trình thi hành án và cần phải ngăn chặn bằng quyết định kê biên tài sản.

Trong thực tế nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay thường xảy ra những tranh chấp, vi phạm pháp luật có liên quan đến tài sản là rất phức tạp. Không phải bất kỳ phán quyết nào của cơ quan có thẩm quyền cũng đều được các bên nghiêm chỉnh chấp hành. Do lợi ích cá nhân, nhiều người thường cố gắng làm giảm tối đa những thiệt hại cho cá nhân họ, hoặc để cản trở, trì hoãn quá trình thi hành án dân sự bằng cách đem đi cất giấu, cho, tặng hay nhờ người thân giữ hộ những tài sản mà theo pháp luật họ không có quyền tự do định đoạt những tài sản đó nếu không được phép của cơ quan pháp luật.

2. Tẩu tán tài sản là gì

Tẩu tán tài sản là hành vi xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Theo đó, các giao dịch thường được lập để nhằm mục đích tẩu tán tài sản đó là giao dịch về mua bán, tặng cho, chuyển nhượng.

Tuy nhiên, trên thực tế hành vi tẩu tán tài sản rất khó để chứng minh bởi vì cần xác định được được các giao dịch là của bên muốn trốn tránh nghĩa vụ là giả tạo. Thực tế, các bên tham gia xác lập giao dịch giả tạo sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp.

Hơn nữa, việc chuyển giao này thông qua hình thức “hợp đồng dân sự” mà hợp đồng dân sự dựa trên nguyên tắc theo sự thỏa thuận của các bên, bởi vì là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc tham gia giao dịch thì những người không tham gia vào giao dịch dân sự này rất có thể thu thập được được tài liệu, chứng cứ để chứng minh được sự giao dịch này trên thực tế có giả tạo hay không. Nếu chúng ta không có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh thì cho dù có Tòa án thụ lí giải quyết yêu cầu đi nhưng thực tế thì tỉ lệ thắng kiện trọng vụ việc này sẽ không cao.

3. Xác định tài sản bị tẩu tán để trốn tránh nghĩa vụ

Theo đó, một khi chúng ta có các tài liệu, chứng cứ mà chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì chúng ta có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa tuyên giao dịch dân sự trên vô hiệu do giả tạo. Vấn đề này được quy định tại Khoản 2 Điều 124 Bộ Luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Ngoài ra, đối với Khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án Dân sự cũng có các quy định liên quan về vấn đề này như sau:

“2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.”

Như vậy, trong trường hợp thực hiện giao dịch khi bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được dùng để thi hành án thì không bị coi là tẩu tán tài sản. Và ngược lại giao dịch sau khi có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà số tiền thu được không dùng để thi hành án và không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì sẽ bị coi là tẩu tán tài sản (nếu tài sản đó là duy nhất hoặc nằm trong nhóm tài sản để thực hiện nghĩa vụ).

Trường hợp xác định hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (mà tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ 3 thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo căn cứ nêu trên. Tuy nhiên, trên thực tế để xác định điều này không phải là dễ dàng.

4. Xử lý hành vi tẩu tán tài sản

Trong trường hợp giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên là vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lí được quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

+ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời Điểm giao dịch được xác lập.

+ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

+ Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp giao dịch tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên vô hiệu thì các bên trong giao dịch này sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời Điểm được xác lập, bên cạnh đó các bên còn có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời Điểm có giao dịch diễn ra và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Thêm vào đó, ngoài hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm theo Điểm a, Khoản 5, Điểm a Khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

5. Xử lý hành vi tẩu tán tài sản như thế nào

– Theo đó, một khi chúng ta có các tài liệu, chứng cứ mà chứng minh được hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì chúng ta có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa tuyên giao dịch dân sự trên vô hiệu do giả tạo. Vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ Luật Dân sự 2015: “Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”

– Ngoài ra, đối với khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án Dân sự cũng có các quy định liên quan về vấn đề này như sau:

2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.”

– Trong trường hợp giao dịch dân sự nhằm tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên là vô hiệu sẽ phát sinh những hậu quả pháp lí được quy định tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:

+ Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

+ Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

+ Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp giao dịch tẩu tán tài sản bị Tòa án tuyên vô hiệu thì các bên trong giao dịch này sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự kể từ thời điểm được xác lập, bên cạnh đó các bên còn có nghĩa vụ khôi phục lại tình trạng ban đầu trước thời điểm có giao dịch diễn ra và hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

6. Một số bản án liên quan đến tẩu tán tài sản trốn tránh nghĩa vụ

– Vụ việc, Vụ án:Yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Số hiệu:1109/2015/DS-PT

+ Ngày tuyên án:08-09-2015

+ Trích lược: “Xét thấy mục đích các giao dịch trên đều là nhằm để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ dân sự đối với bà NĐ Trần Thị Linh, vi phạm theo Điểm b, Khoản 1, Điều 122 Bộ luật Tố tụng dân sự. Chính vì vậy, yêu cầu của bà NĐ Trần Thị Linh về việc yêu cầu tuyên bố văn bản thỏa thuận của vợ chồng ký kết giữa ông Nghĩa và bà BĐ Loan vô hiệu là yêu cầu chính đáng, được pháp luật bảo vệ và được quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự”.

– Vụ việc, Vụ án: Yêu cầu tuyên bố hợp đồng tặng cho vô hiệu

+ Số hiệu: 90/2015/DS-ST

+ Ngày tuyên án:26-05-2015

+ Trích lược: “Do đó việc bà BĐ_Hoa chuyển quyền sở hữu căn nhà cho nguời trong gia đình (con ruột) là bà LQ_Kim Giao trong khi chưa thanh lý hợp đồng đặt cọc mua bán nhà với ông NĐ_Bảy – bà NĐ_Châm, tặng cho nhà đang có tranh chấp (dù ông NĐ_Bảy – bà NĐ_Châm chưa khởi kiện) là nhằm trốn tránh nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, có dấu hiệu tẩu tán tài sản để không trả lại số tiền đã nhận”

– Vụ việc, Vụ án: Yêu cầu hủy hợp đồng ủy quyền

+ Số hiệu: 1093/2014/DS-ST

+Ngày tuyên án: 16-09-2014

+ Trích lược: “Như vậy với các chứng cứ trên có thấy ông BĐ_Trương bà BĐ_Lịch và ông LQ_Tường, bà LQ_Xung ông LQ_Siêng đã bán tài sản cho những người ở trong gia đình giá cả bất thường không đúng với thực tế. Việc bán nhà cho con và anh em trong gia đình và lấy nhà thế chấp cho ngân hàng để lấy tiền sử dụng. Đây là hình thức nhằm tẩu tán tài sản, trốn tránh trách nhiệm thanh toán giá trị thực căn nhà cho vợ chồng ông NĐ_Dường bà NĐ_Phương”

– Vụ việc, Vụ án: Ly hôn và yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng

+ Số hiệu: 21/2008/HNGĐ-PT

+ Ngày tuyên án: 23-06-2008

+ Trích lược: “Ngày 17-04-2008 bà LQ_Châu Ngọc Đình làm đơn kháng cáo với nội dung: Yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét buộc cả hai vợ chồng bà BĐ_Mộng, ông NĐ_Vinh có nghĩa vụ liên đới trả nợ cho bà, vì nợ này bà BĐ_Mộng vay dùng vào việc chi xài chung của vợ chồng, nay vợ chồng yêu cầu chia tài sản và cho rằng nợ này là nợ riêng của bà BĐ_Mộng là do hai vợ chồng tẩu tán tài sản không muốn trả nợ cho bà”

– Vụ việc, Vụ án: Tranh chấp hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng

+ Số hiệu: 22/2014/KDTM-ST

+ Ngày tuyên án: 14-03-2014

+ Trích lược: “Mặt khác, bị đơn cho rằng khối lượng hàng hóa đã nhận có sự chênh lệch nhưng phía bị đơn vẫn ký biên bản xác nhận khối lượng công trình, do đó các lý do bị đơn đưa ra là mâu thuẫn với nhau và nhằm để trốn tránh nghĩa vụ thanh toán nên HĐXX không chấp nhận”