1. Phân tích dấu hiệu, động cơ của tội giết người ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: A có ý định giết chị C (là vợ của A) để tự do lấy nhân tình. A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khoẻ không đáng kể. Khoảng một tháng sau đó, A tán thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây.

Chị C không biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ nên pha một cốc uống và đã tử vong. A bị kết án về tội giết người theo khoản 1 điều 123 BLHS. Câu hỏi:

1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên ?

2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống nêu trên ?

3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm tội của A ?

4. Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu trên, A đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích, thì lần phạm tội này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm ?

Cảm ơn!

Trả lời:

1.1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của A đối với hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên.

Theo khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội giết người:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.”

A bị kết án về tội giết người theo khoản 1 Điều trên, với động cơ phạm tội ở đây là vì động cơ đê hèn. Có thể thấy, động cơ của A rất rõ ràng khi có ý định giết chị C (là vợ của A) để tự do lấy nhân tình. A đã bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị C làm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khoẻ không đáng kể. Sau đó, A tán thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây. Chị C không biết nên đã uống và tử vong.

Theo khoản 1 Điều 10 BLHS năm 2015 quy định về trường hợp cố ý phạm tội của A:

“1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”.

Ở đây A nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của C, đương nhiên thấy được hậu quả của hành vi đồng thời A mong muốn hậu quả xảy ra đó là mong muốn C chết để tự do lấy nhân tình. Do đó lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp.

1.2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống nêu trên.

Mặt khách quan của tội phạm là những yếu tố bên ngoài của tội phạm, bao gồm hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Trong tình huống của A, hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi dùng thủ đoạn để chấm dứt sự sống của C (bỏ thuốc độc làm C bị ngộ độc, tán thuốc ngủ thành bột và trộn với sắn dây). Hành vi này đã dẫn đến hậu quả là C tử vong (do không biết sắn dây có trộn thuốc ngủ nên đã uống và tử vong). A nhận thức rõ hành vi của mình và mong muốn cho hậu quả xảy ra.

1.3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm tội của A.

Lần thứ nhất phạm tội, A thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt do A thực hiện bỏ thuốc độc vào ấm thuốc của vợlàm chị C bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại về sức khỏe không đáng kể nên mức hình phạt sẽ không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định (khoản 3 Điều 57 BLHS năm 2015)

Lần thứ hai, A đã phạm tội giết người và giai đoạn phạm tội đã hoàn thành, hoàn thành về mặt hành vi và đạt được mục đích là khiến nạn nhân tử vong. Ở đây mục đích của A là giết vợ để tự do lấy tình nhân nên có thể coi là giết người vì động cơ đê hèn (thuộc điểm q, khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015) do đó mức cao nhất của khung hình phạt này là tử hình.

1.4. Giả định trước khi thực hiện hành vi phạm tội như tình huống nêu trên, A đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản nhưng chưa được xóa án tích, thì lần phạm tội này của A bị coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

Theo Điều 53 BLHS năm 2015 quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm:

“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý”.

Trong tình huống của A, có thể chia thành 2 trường hợp như sau:

Nếu A phạm tội thuộc vào khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 với mức cao nhất của khung hình phạt là 03 năm, tức là thuộc loại tội ít nghiêm trọng, thì A thuộc trường hợp tái phạm.

Nếu A phạm tội thuộc vào khoản 3 Điều 173 BLHS năm 2015 với mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm, thuộc loại tội rất nghiêm trọng, thì A thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm (khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về tái phạm trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Tác dụng của dư luận trong vụ án giết người là gì ?

Thưa Luật sư của LVN Group, mình thắc mắc dạo gần đây trên mạng truyền tin nhau về vụ việc xin 50000 chữ kí để giúp bắt tên hung thủ chịu hình phạt của phát luật. Mình mong đoàn Luật sư của LVN Group tư vấn giúp liệu có đủ chữ kí thì tòa án bên nhật có xử tử hình tên giết người không ?

Dưới đây mình xin ghi lại nội dung của kêu gọi kí 50000 chứ ký vụ việc bé nhật linh đã 10 tháng rồi đấu tranh nhưng vẫn chưa có kết quả gì & có thể rơi vào nguy cơ bế tắc ah.

Theo gia đình em thì vì thủ phạm vẫn dùng quyền im lặng trong vụ này, nên dù trên đồ đạc của em có adn của nó nhưng vẫn không thể kết tội, không làm được gì và nó sẽ vẫn nhơn nhơn sống không hối lỗi trên đời này & vì nhật hiếm hiếm lắm mới có phạm tội tử hình. Tuy nhiên Luật sư của LVN Group bên nhật cũng đã hướng dẫn gia đình, vì trước đây ở nhật cũng đã có một vụ tương tự xảy ra, nếu xin được ít nhất 50. 000 chữ ký của người việt lẫn người nhật, thể hiện sự bức xúc lẫn đồng tình tử hình thủ phạm thì pháp luật nhật sẽ có hướng xét xử mà không cần lão già độc ác đó lên tiếng gì. Bố mẹ em đã kêu gọi lấy lại công bằng cho bé suốt 10 tháng rồi, em hay theo dõi fb mẹ bé, lúc đầu nghĩ thôi thì kệ, nhưng không ngờ từng ấy thời gian mà còn thiếu quá nhiều chữ ký, cũng chỉ bởi dân mình chỉ lúc đầu rộ lên do hiếu kỳ, nhưng đã không là việc của mình thì cứ kệ ngày mai sẽ lắng xuống thôi. Vì thế. Mọi người nếu có thể thì bớt chút thời gian, in bản chữ ký theo link sau rồi gửi về theo địa chỉ nhà bé tại việt nam lẫn nhật đều được.

Thông tin chi tiết mọi người xem thêm ở facebook mẹ bé nhé ạ. Mỗi bản sẽ đủ cho 15 chữ kí, lưu ý mỗi người sẽ tự kí và ghi địa chỉ, không viết hộ. Mọi người in ra: cột đầu tiên là ghi cả họ và tên; cột thứ 2 là địa chỉ: cột thứ 3 ký và ghi rõ họ tên. Nhiều người trong 1 gia đình cùng 1 địa chỉ vẫn có thể ký được, chỉ cần tự tay người đó viết thôi. Mẫu in ra rồi, tất cả còn lại đều là viết tay. Fb em ai kêu gọi được chữ ký thì có thể gửi cho em để em gửi qua cho nhà bé sớm. Mọi người bỏ chút thời gian, để cho em bé giải được nỗi oan ức ạ 🙂 mọi người thấy có thể giúp thì kêu gọi chữ ký giúp em, còn nếu thấy phiền hoặc thấy không vừa ý, kêu ân oán này nọ thì bỏ qua bài này ạ!

Điền thông tin trên bản chữ kí như sau:mỗi bản sẽ đủ cho 15 chữ kí cột đầu tiên là ghi cả họ và tên; cột thứ 2 là địa chỉ, ghi chi tiết nhé: cột thứ 3 ký và ghi rõ họ tên. Tất cả thông tin đều viết tay – viết tiếng việt được chấp nhận – không viết hộ, kí hộ.

Luật sư trả lời:

Theo Luật pháp của Nhật bản, án tử hình được áp dụng cho tội Giết người, đa phần là tội giết nhiều người hoặc giết người nhưng có tính chất man rợ hoặc cướp của..v.v..Tòa án Nhật Bản xem xét các tiêu chí sau để áp dụng án tử hình với tội giết người: Số lượng nạn nhân, động cơ, cách thức phạm tội, ảnh hưởng của hành vi đó đến xã hội. Với tội giết một người thì thủ phạm khó có thể bị tuyên án tử hình nếu không có các tình tiết tăng nặng như cướp của, hiếp dâm…

Với trường hợp của bé Nhật Linh tại Nhật Bản, thủ phạm vẫn đang sử dụng quyền im lặng của mình hoặc chỉ lên tiếng khi có mặt của Luật sư của LVN Group, điều đó khiến cho Tòa án Nhật bản mất khá nhiều thời gian để chứng minh tội danh một cách thuyết phục nhất. Theo pháp luật Nhật Bản thì việc chứng minh có tội hay không chỉ được xác định theo chứng cứ của tội danh đó, như vậy việc xin chữ ký của người dân để mong muốn một án phạt thích đáng cho thủ phạm sẽ không được tòa án xem xét.

Tuy nhiên, nếu như các công tố viên điều tra vụ án đã có đủ bằng chứng kết tội nghi phạm và nghĩ rằng mình đủ sức thuyết phục được tòa, nghi phạm sẽ vẫn bị mang ra xét xử cho dù có kiên quyết giữ quyền im lặng của mình. Việc xin chữ ký của cha mẹ bé Nhật Linh không phải để đẩy nhanh quá trình xét xử nghi phạm, mà để cho tòa án thấy mức độ ảnh hưởng của hành vi mạn rợ đó với xã hội như thế nào. Khi tòa án xem xét về mức hình phạt, tòa án sẽ xem xét tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Hành vi giết người bị xử lý như thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, bị 1 kẻ tâm thần giết trên đường đi làm có được coi là tai nạn lao động không?. Nếu có thì sẽ được hưởng những quyền lợi gì ? Cảm ơn!

Trả lời:

khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động

Căn cứ theo quy định trên, trường hợp được coi là tai nạn lao động phải xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi chưa thể xác định xem trường hợp này của bạn có phải là tai nạn lao động hay không. Do đó chúng tôi sẽ chia trường hợp của bạn thành 2 trường hợp.

-Trường hợp 1: Đây được xác định là tai nạn lao động

Bộ luật lao động quy định về quyền của người lao động khi bị tai nạn như sau:

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

Trường hợp 2: Nếu đây không được coi là tai nạn lao động

Như bạn cung cấp là người bị tâm thần có hành vi giết người. Tuy nhiên cần phải căn cứ vào việc người đó bị tâm thần có đến mức bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi hay không để xác định người này có bị truy cứu TNHS hay không?. Trường hợp người bị tâm thần đến mức mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì nghĩa vụ bồi thường được xác định như sau:

Bộ Luật Dân sự 2015 quy định :

Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường

Căn cứ theo quy định trên đối với trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự ây thiệt hại thì người, tổ chức đang quản lý họ có trách nhiệm phải bồi thường.

Trường hợp người này bị tâm thần nhưng chưa đến mức mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi thì vẫn bị truy cứu TNHS theo quy định của pháp luật, về trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức được coi là một tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại Điều 51 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

4. Phân tích lỗi của tội giết người theo luật hình sự ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi về tình huống: a có ý định giết chị c (là vợ của a) để tự do lấy nhân tình. A bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của chị c làm chị c bị ngộ độc nhưng không chết, tổn hại sức khoẻ không đáng kể. Khoảng một tháng sau đó, a tán thuốc ngủ thành bột và trộn với bột sắn dây.

Chị c không biết bột sắn dây có trộn thuốc ngủ nên pha một cốc uống và đã tử vong. A bị kết án về tội giết người theo khoản 1 điều 123 blhs.

Câu hỏi:

1. Phân tích dấu hiệu xác định động cơ phạm tội và lỗi của a đối với hành vi phạm tội trong tình huống nêu trên ?

2. Phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm trong tình huống nêu trên ?

3. Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm và hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với hành vi phạm tội của a ?

Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Trả lời:

Quy định về tội giết người tại Bộ luật hình sự 2015 , sửa đổi bổ sung 2017 hiện hành như sau :

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

4.1. Lỗi của A là lỗi cố ý trưc tiếp

Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

Về mặt lý trí

Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội về hành vi cũng như hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện hành vi đó.

Về mặt ý chí

Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh, điều này thể hiện qua hành vi của họ , những hành vi này nhằm mục đích đi đến hậu quả mà người phạm tội mong muốn.

Vậy đối chiếu với trường hợp của A thì lỗi của người này là lỗi cố ý trực tiếp.

4.2. Mặt khách quan của tội Giết người
Người phạm tội có hành vi làm chết người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống , như trường hợp của A đó là bỏ thuộc độc vào ấm thuộc và trộn thuốc ngủ vào bột sắn, không cứu giúp người vợ khi người vợ nguy kịch .

4.3. Hình phạt với A

Giai đoạn thực hiện tội giết người của A đó là giai đoạn phạm tội đã đạt đã hoàn thành , Hoàn thành về mặt hành vi , và đạt được mục đích là làm nạn nhân tử vong .

Lần thứ nhất khi bỏ thuốc độc vào ấm thuốc bắc của người vợ , B thuộc trường hợp phạm tội giết người ở giai đoạn chưa đạt , đã hoàn thành với mức hình phạt bằng 3/4 mức hình phạt của tội giết người .

Mặt khác tại lần thứ 2 , A phạm tội giết người với động cơ như giết người vì tính ích kỷ cao, phản trắc, bội bạc (ví dụ: giết người để cướp vợ hoặc chồng nạn nhân; giết tình nhân đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm; giết người đã cho vay, giúp đỡ khắc phục khó khăn, hoạn nạn nhằm trốn nợ v.v…) thì thuộc trường hợp giết người vì động cơ đê hèn .

Vậy A sẽ phạm tội thuộc điểm q khoản 1 điều 123 nêu trên với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

5. Tư vấn về hình phạt đối với vụ án cố ý giết người ?

Chào Luật sư LVN Group! Xin tư vấn dùm cho tôi một việc: chồng tôi là nạn nhân của vụ án cố ý giết người nhưng Toà án nơi địa phương tôi lại xử thành vụ án giết người. Trong khi điều tra có gì đó không đúng với sự thật là chỉ giết người (trên thực tế là cố ý giết người) và khi dựng lai hiện trường cũng không thông báo với gia đình tôi mà dựng lại cũng không đúng với sự thật.
Vậy xin Luật sư tư vấn cho tôi biết được khi Toà án thông báo vụ án nằm ở khoản 2 điều 123 vậy có đúng không? Nếu đi tù thì hung thủ phải đi bao nhiêu năm? Nếu vẫn không chấp nhận bản án đó mà vẫn muốn kiện lên cấp cao nữa thì đưa lên cơ quan cấp cao nào được? Tôi muốn đưa vụ án này lên báo thì cho tôi hỏi nên gửi đến báo nào được tại báo nơi địa phương tôi không chấp nhận đăng (vì từ án nhẹ qua án nặng).
Rất mong Luật sư LVN Group trả lời dùm. Xin chân thành cảm ơn!

>>Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Vấn đề thứ nhất: Xác định Toà án thông báo vụ án nằm ở khoản 2 điều 123 Bộ Luật Hình sư 2015 vậy có đúng không?

Căn cứ vào Điều 204 Bộ Luật Hình sự 2015

Điều 204. Thực nghiệm điều tra
1. Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
2. Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
3. Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.
4. Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Từ quy định trên có thể khẳng định, việc dựng lại hiện trường của cơ quan điều tra không bắt buộc phải thông báo với gia đình người bị hại. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật không đưa ra chế tài xử lý đối với hành vi dựng lại hiện trường không đúng với sự thật. Do vậy, để đòi lại quyền lợi cho người bị hại, gia đình có thể đệ đơn kiến nghị về kết quả của việc thực nghiệm điều tra bằng những bằng chứng chứng minh kết quả điều tra là sai sự thật cho cơ quan xét xử để có thể nhận được kết quả thỏa đáng.

Tiếp theo xác định bản án Tòa án đưa ra đối với vụ án này. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 hay Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 đều không có tội phạm nào là tội cố ý giết người. Chỉ có một quy định duy nhất liên quan đến tội giết người quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999. Vì vậy, quyết định vụ án nằm ở Điều 93 của Tòa án là đúng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác bạn có thể trực tiếp đến văn phòng của công ty chúng tôi vào giờ hành chính ở địa chỉ trụ sở Công ty luật LVN Group hoặc bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc gọi điện để được tư vấn qua tổng đài 1900.0191.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật hình sự – Công ty luật LVN Group