1. Quá trình thay đổi về chính sách thương mại của các quốc gia.

Cách đây không lâu, chính sách thương mại hầu như còn độc quyền trong tay các quốc gia riêng biệt. Các quy định và thông lệ do nhà nước tự quyết định, các hiệp định thương mại với các đối tác bên ngoài không thường xuyên có và nếu có chỉ ở phạm vi hạn hẹp. Cơ cấu và mức độ áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, việc thực hiện và các biện pháp có hiệu lực về kinh tế và các quyết định chính sách thương mại được ban hành theo những ưu tiên trong nước (chính sách công nghiệp, nhu cầu tài chính, v.v…). Các thương gia và nhà xuất khẩu từ nước khác không có sự lựa chọn nào hơn là phải tuân theo một loạt biện pháp, quy định và thông lệ của quốc gia đó.

Tuy nhiên bức tranh này đã bắt đầu thay đổi. Ngày càng rõ, đặc biệt là kết quả hoạt động trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) cộng với số các nước tham gia các tổ chức này đang tăng lên, từ vựng và những công cụ của thương mại quốc tế đã được tổ chức hợp lý, việc sử dụng các thủ tục và các quy tắc giải quyết tranh chấp được chấp nhận. Các nước có thể đồng ý trong một diễn đàn quốc tế hoặc thông qua đàm phán với các nước khác về các điều kiện thương mại chung và do vậy cả về những phần quan trọng trong chính sách thương mại của họ. Từ một góc độ rất chính thúc, điều đó có nghĩa là từ bỏ một phần chủ quyền quốc gia, bởi vì một khi đã đồng ý bước vào một hiệp định quốc tế, các nước không còn tự mình tự do thay đổi chính sách và tập quán thương mại theo ý muốn riêng. Tuy nhiên, phần lớn các nhà hoạch định chính sách quốc gia chấp nhận nó như một “hiệu ứng phụ” không thể tránh được. Tác động này thường được bù đắp lại lớn hơn cả việc tăng cường thâm nhập các thị trường khác, hơn cả một môi trường kinh tế có thể thấy trước đối với các nhà hoạt động kinh tế và các quy tắc có thể có hiệu lục trong những trường hợp tranh chấp.

Sự thay đổi trọng tâm từ tự trị sang các quy tắc và thông lệ được quốc tế chấp nhận không chỉ có ý nghĩa rằng các quy tắc và thông lệ đóng vai trò và được thực hiện hoàn toàn tách khỏi những cân nhắc về chính sách trong nước. Sự kết nối chặt chẽ tiếp tục tồn tại suốt các quá trình đàm phán, thừa nhận và thực hiện các hiệp định quốc tế, những điều quan tâm và thực tế trong nước ảnh hưởng đáng kể đến giải pháp ở cấp độ quốc tế. Điều dễ nhận thấy của việc liên kết này là nghĩa vụ của quốc gia ký kết phê chuẩn hiệp định quốc tế bảo đảm rằng các điều khoản của hiệp định được thực thi trên lãnh thổ của họ. Còn có những vấn đề khác, và đó là mục tiêu của chương này nhằm trình bày rõ hơn. Như sẽ được nêu rõ trong các phần sau, những liên kết và ảnh hưởng của chúng trên lĩnh vực quốc tế khác rất nhiều tuỳ theo hệ thống kinh tế, cơ cấu chính trị, văn hoá, và sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Sự biểu thị của các mối liên kết cũng thay đổi theo loại hiệp định quốc tế và mức độ hội nhập nước đó đang nhắm tới.

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa thương  mại

2. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế của một quốc gia

Vai trò của Nhà nước với tư cách là một nhà hoạch định kế hoạch chi tiết các chính sách và các hoạt động kinh tế và là một nhà điều hành kinh tế đã bị suy giảm rất nhiều do sự cáo chung của nhiều chế độ XHCN và cộng sản. Một quá trình chuyển đổi đã bắt đầu khởi động tại phần lớn các nước liên quan, với việc Nhà nước đang được thay thế các nhà điều hành kinh tế tư nhân với tư cách là lực lượng thống trị trong nền kinh tế và bằng sự năng động của “cung và cầu”. Trong quá trình này, vai trò của Nhà nước trong kinh tế đang từng bước bị giảm đi.

Tại các nước không hoạt động theo chế độ Nhà nước lập kế hoạch thì Nhà nước vẫn tham gia với mức độ khác nhau trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế với tư cách là một nhà điều hành kinh tế. Thêm nữa, Nhà nước thường đưa ra trực tiếp, hoặc gián tiếp sự ủng hộ đối với các nhà điều hành kinh tế tư nhân. Ngay cả ở các nước này, sự dính líu của Nhà nước cũng đang giảm đi bằng những thay đối rõ rệt theo xu hướng cô phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, các dịch vụ công cộng và giảm bớt trợ cấp.

Mặc dù có sự phát triển chung như trên vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế của một nước cũng cần phải được cân nhắc. Nhà nước có thể đồng thời là yếu tố quyết định quan trọng vừa đối với lập trường của một nước trong cuộc đàm phán quốc tế, lại vừa đối với việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế ở trong nước, vấn đề là phải đặt trọng tâm rõ rệt hoàn toàn vào chỗ nào có sự đồng bộ khi đề ra luật lệ cho các nhà điều hành kinh tế: liệu doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân có được đối xử giống nhau? Câu hỏi này bình thường được trả lời là có, nhưng trong nhiều hiệp định coi là cần thiết phải đề cao các quy tắc và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước để phân biệt các hoạt động đâu là Nhà nước hành động theo các chức năng công cộng, đâu là Nhà nước tham gia vào mỗi tác động qua lại của các hoạt động kinh tế tư nhân thuần tuý.

Người ta thường lý luận rằng vì các mục đích chính sách thương mại, mức độ dính líu của Nhà nước vào kinh tế sẽ không còn là vấn đề chừng nào Nhà nước thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế. Trong khi điều này đúng về nguyên tắc nhưng thường khó bảo đảm trong thực tế sẽ như vậy. Do đó, một nhiệm vụ quan trọng suốt quá trình đàm phán hay gia nhập là phải đạt được sự hiểu biết về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế của một quốc gia, về điều rất có thể là khu vực công cộng và các doanh nghiệp Nhà nước sẽ có khả năng thực hiện đầy đủ các điều khoản của hiệp định. Ngay cả sau khi hiệp định bắt đầu có hiệu lực, hoặc một bên đã tham gia điều ước cũng cần phải có thủ tục kiểm tra khả năng có thể vi phạm nguyên tắc này.

Đôi khi, rõ ràng ngay từ đầu việc thực hiện có hiệu quả các biện pháp chính sách thương mại lại không thể hoặc hầu như không thể được bảo đảm. Ví dụ:

Thứ nhất, về các công cụ chính sách thương mại nào đó, giá cả do áp lực thị trường đặt ra là quyết định định trong thực tiễn kiểm tra của các nhà điều hành kinh tế (ví dụ luật chống phá giá). Công cụ này sẽ mất đi hiệu lực khi giá cả do Nhà nước đặt ra và các quy định phải được điều chỉnh theo.

Thứ hai, để xác định việc trợ cấp có phù hợp với luật lệ quốc tế hay không, Nhà nước phải có các thủ tục lập ngân sách và kế toán tin cậy, rõ ràng. Nếu không thì không thể phân biệt được giũa các chức năng của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu các công ty và với tư cách là người phân phát viện trợ cho khu vực kinh doanh.

Thứ ba, nếu cơ chế thi hành một hiệp định không độc lập với Nhà nước vốn đóng vai trò điều hành kinh doanh, hoặc ngay cả trong cùng một cơ chế cũng sẽ khó hành động chống lại việc vi phạm hiệp định của các doanh nghiệp Nhà nước.

Trong các trường hợp khác, tình hình không rõ rệt và có thể đòi hỏi việc kiểm tra sâu hơn để xác định liệu có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế trong thực tế có phù hợp với lời văn và tinh thần của hiệp định đã nêu hay không.

3. Chính sách kinh tế tổng thể của một nhà nước

Tại một thời điểm nhất định trong lịch sử của mình, nhiều nước đang phát triển đã lựa chọn chiến lược thay thế nhập khẩu bằng những có gắng tự cung tự cấp về kinh tế. Điều đó đã được coi là con đường tốt nhất để bảo đảm phúc lợi của nhân dân và của quốc gia. Chiến lược này bao hàm sự động viên mạnh mẽ trong sản xuất tại chỗ và sự cung cấp hàng hoá và dịch vụ trong nước. Chính sách thương mại được hình thành để ủng hộ chiến lược này. Các bức tường thuế quan cao được lập ra nhằm tạo vốn trợ giúp cho sản xuất địa phương và bảo đảm các hoạt động trong nước được bảo hộ chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài. Ngoại lệ chỉ được ban hành vì quyền lợi tuyệt đối của quốc gia, ví dụ phải nhập khẩu nguyên liệu để sử dụng trong ngành chế tạo trong nước. Xuất khẩu bị cắt giảm hoặc ngăn cấm để tránh thất thoát nguồn nguyên liệu và hàng hoá cốt yếu cho sản xuất trong nước.

Không phải tất cả các nước đang phát triển đều áp dụng chiến lược này và cũng có nhiều cách thức khác nhau trong việc áp dụng. Tuy vậy, từ khía cạnh chính sách thương mại, rõ ràng chiến lược này không có lợi đối với hiệp định thương maị có bao hàm cả mức độ đối xử ưu đãi quan trong. Nếu được ký kết, những hiệp định như vậy thường chứa đựng những danh mục có giới hạn về các sản phẩm chọn lọc được quan tâm đối với nước nhập khẩu đã được đối xử ưu đãi.

Vì thế, phần lớn các nước chấp nhận một chính sách như vậy đã thay đổi chiến lược. Hiện nay họ đã hành động theo mô hình khuyến khích gián tiếp các hoạt động và các ngành kinh tế có lợi thế cạnh tranh để thúc đẩy xuất khẩu. Mô hình này đã ủng hộ cho việc Nhà nước từng bước rút khỏi các hoạt động công nghiệp và cho vay tiền, một bước xúc tiến các hoạt động trong khu vực tư nhân v.v .Sự sụp đổ của hệ thống kế hoạch nhà nước, việc nhận thức rằng mức phúc lợi trong các nước cộng sản và XHCN trước đây tụt hậu sau các nước khác, cộng với những tấm gương xuất sắc của một nhóm nước đang phát triển đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục thông qua hệ thống lấy xuất khẩu làm đầu đã góp phần to lớn làm thay đổi các quan điểm và chính sách.

Về mặt chính sách thương mại, sự thay đổi chiến lược đó bao hàm sự tham gia lớn hơn vào hệ thống toàn cầu được minh hoạ bằng Tổ chức Thương mại Thế giới, và việc ký kết các hiệp định thương mại ưu đãi nhằm mở cửa các thị trường quan trọng ở nước ngoài cho hàng hoá trong nước. Ngoài ra, sự thay đổi ấy còn dẫn tới việc chấp nhận quan niệm rằng thuế nhập khẩu thấp và các biện pháp tự do hoá nhập khẩu không chỉ là “sự cho đi đổi lại” để tiếp cận các thị trường khác tốt hơn, mà bản thân nó còn có tác động tích cực vì đã giới thiệu các nhà sản xuất trong nước với các nhà cạnh tranh nước ngoài, do vậy bắt buộc họ phải thường xuyên đánh giá lại và cải tiến chiến lược kinh doanh của mình.

4. Thủ tục để một quốc gia công nhận hiệp định

Hiến pháp hoặc pháp luật quốc gia thường cũng quy định cách thức thế nào các quyết định trở nên ràng buộc một khi hiệp định có hiệu lực. Tại nhiều nước, các thủ tục đơn giản hơn cho việc công nhận toàn bộ hiệp định, nhưng cũng không phải luôn luôn như vậy. Tại một vài nước, quốc hội có tiếng nói cuối cùng khi nào quyết định có hậu quả tài chính. Điều này có thể bị trì hoãn đáng kể, đặc biệt trong thời gian bầu cử, khi mà quốc hội không nhóm hợp được. Trong những trường hợp như vậy, hậu quả thậm chí càng trầm trọng hơn so với trường hợp toàn bộ hiệp định, bởi vì không thể luôn luôn áp dụng một quyết định giữa các thành viên đã hoàn thành các thủ tục trong nước, phải chờ đợi sự công nhận bởi các nước khác. Trong trường hợp đó, phải viện đến những giải pháp không chính thức nếu có thể.

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và một số đề xuất

5. Cách thức một quốc gia thực hiện và áp dụng hiệu lực các hiệp định.

Theo quy định, các hiệp định quốc tế phải được thực hiện trên phạm vi quốc gia. Phần lớn các nghĩa vụ trong các hiệp định như vậy chỉ ràng buộc Nhà nước tham gia, nhung một vài nghĩa vụ cũng có thể chứa đựng các quy tắc đối với các nhà điều hành kinh tế tư nhân. Một vài quy tắc chứa đựng các nghĩa vụ ghi thành văn, vì thế tác động trực tiếp đến các vấn đề liên quan, trong khi những vấn đề khác cần được cụ thể hơn nữa bằng luật pháp quốc gia. Các điều luật quốc tế quy định chính xác, có giá trị trực tiếp tại một vài nước (ví dụ Mỹ, Thuy Sĩ) trong khi tại một số nước khác (ví dụ như Vương quốc Anh, các nước bán đảo Scandinave), các điều khoản quốc tế cần thiết phải được đưa vào luật quốc gia để trở thành có hiệu lực (hệ thống nhị nguyên).

Nhiều hiệp định quốc tế có kết quả cụ thể đối với luật pháp trong nước của các bên tham gia, tác động của nó phụ thuộc vào quy mô và mức độ hội nhập mà hiệp định đặt ra. Đối với các hiệp định song phương, có mục đích duy nhất là bảo đảm việc đối xử ưu đãi lẫn nhau thì việc sửa đổi các biểu thuế quan của các bên tham gia có thể là đầy đủ. Ngược lại, nhiều hiệp định có phạm vi rộng hơn , nhằm hợp lý hóa hoặc hài hoà hòa thương mại và các quy tắc liên quan đến thương mại, như trong WTO hay Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) thì sẽ dẫn đến sự thay đổi quan trọng luật pháp trong nước, có khi có khả năng phải thay đổi hiến pháp. Trong trường hợp hiệp định ưu đãi, các nhà lập pháp quốc gia cũng phải quyết định xem những thay đổi này hoặc sẽ chỉ áp dụng đối với các bên ký kết hiệp định liên quan hoặc sẽ được mở rộng đối với các nước khác

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập)