1. Chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can thành khẩn khai báo

Khi hỏi cung bị can có thái độ thành khẩn khai báo, việc thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và những bị can đó thường diễn ra thuận lợi. Đối với những bị can này, cho đến thời điểm trước khi hỏi cung, họ luôn bị dằn vặt lương tâm, đau khổ, ân hận về hành vi mà họ đã thực hiện và mong sớm thoát khỏi tình trạng đó. Khi hiểu rằng, điều tra viên là người đồng cảm với họ và chỉ có mong muốn duy nhất là làm rõ sự thật của sự việc xảy ra, bị can thường tin tưởng điều tra viên và lời khuyên của điều tra viên rằng chỉ có thành khẩn khai báo mới có thể làm giảm nhẹ lỗi của bị can và lối thoát duy nhất ra khỏi tình huống hiện nay mà bị can rơi vào. Trong những trường hợp đó, thái độ cùng quan tâm đến sự thành khẩn khai báo của bị can là cơ sở để thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị can.

Trong trường hợp bị can thành khẩn khai báo, điều tra viên nên để bị can tự khai về hành vi phạm tội của mình bằng cách trình bày miệng hay viết bản tự khai về tất cà những tình tiết mà bị can biết theo trình tự mà bị can lựa chọn hay theo sự hướng dẫn của điều tra viên. Trong một số trường hợp, xuất phát từ quan điểm chiến thuật, điều tra viên có thể hướng dẫn bị can trước tiên làm sáng tỏ một tình tiết nào đó, sau đó khai về các tình tiết còn lại. Mục đích của việc áp dụng chiến thuật này là nhằm hướng sự khai báo của bị can vào việc làm rõ những tình tiết có ý nghĩa đối với công tác điều tra vụ án và ngăn cho bị can đưa ra những lời khai gian dối, nếu như điều đó điều tra viên nhận định có thể xảy ra.

Khi bị can tự khai, điều tra viên không được dừng lời khai của bị can, trừ trường hợp đặc biệt, không được thúc giục bị can hoặc đưa ra những nhận xét của mình về lời khai của bị can. Việc lập biên bản ở giai đoạn này cũng không nên tiến hành. Điều tra viên chỉ cần ghi lại những gì cần phải chú ý đối với lời khai của bị can, những chỗ bị can bỏ trống không khai báo và những câu hỏi cần đặt ra cho bị can ưả lời sau này. BỊ can cần luôn cảm thấy rằng điều tra viên rất chú ý nghe bị can khai báo và rất quan tâm đến lời khai của bị can. Điều này càng củng cố thái độ thành khẩn khai báo của bị can.

Sau khi bị can tự khai, điều tra viên đưa ra những câu hỏi để bị can ưả lời. Vói những câu hỏi phù hợp, điều ha viên có thể thu thập được những tài liệu để bổ sung, làm chính xác lời khai đã thu thập được và những những tài liệu để kiểm tra lời khai của bị can.

Trong trường hợp có cơ sờ để nhận định lời khai của bị can là không đúng sự thật, đỉều tra viên cần xác định nguyên nhân của nó và có biện pháp giải quyết phù hợp. Nếu điều đó xuất phát do sự nhầm lẫn vô ý của bị can thì điều tra viên cần giúp họ nhớ lại chính xác bằng cách đặt những câu hỏi gợi nhớ. Nếu do bị can cố tình khai báo gian dối, điều tra viên cần vạch ưần sự gian dối đó trong lời khai của bị can và áp dụng những biện pháp, chiến thuật phù hợp để tác động, buộc bị can phải khai báo đúng sự thật.

Thông thường, khi hỏi cung những bị can có thái độ thành khẩn khai báo hoặc những bị can hạn chế về mặt trình độ, trí nhớ kém hay khi cần hệ thống hóa những lời khai của bị can theo một trình tự logic để tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng cũng như khi cần phát hiện những mâu thuẫn trong lời khai của bị can, điều tra viên có thể áp dụng chiến thuật hỏi tuần tự. Khi hỏi tuần tự, điều tra viên đưa ra những câu hỏi để bị can khai về một sự việc, hiện tượng nào đó có liên quan đến vụ án theo trình tự đúng như trong thực tế nó đã xảy ra. Trong quá trình hỏi tuần tự, điều tra viên cần quan sát, theo dõi thái độ khai báo của bị can nhằm phát hiện kịp thời những biểu hiện lúng túng, do dự của bị can khi khai báo; sự cố ý lờ đi không khai báo về một tình tiết nào đó; những chỗ không hợp lý trong lời khai để yêu cầu bị can giải thích và có biện pháp kiểm tra làm rõ.

Trong những trường hợp bị can thừa nhận hành vi phạm tội của mình và thành khẩn khai báo thì cuộc hỏi cung không mang tính mâu thuẫn trừ trường hợp bị can có âm mưu ưốn tránh ttách nhiệm hình sự về một tội nghiêm trọng khác do bị can đã gây ra hoặc có ý định che giấu hay làm giảm nhẹ tội cho đồng bọn. Tuy vậy, trong những trường hợp này, vai ttò của điều tra viên không chỉ là ghi chép lời khai của bị can mà còn phải tích cực tiến hành hỏi cung để làm rõ tất cả những tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn; những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm; quá trình chuẩn bị và che giấu tội phạm cũng như thu thập những tin tức, tài liệu phục vụ cho việc mở rộng hoạt động điều tra.

2. Chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can từ chối khai báo

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Đó là lý do giải thích tại sao pháp luật không buộc bị can phải khai báo cũng như không cấm bị can khai báo gian dối. Chính vì vậy, khi bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi đó theo điều tương ứng của Bộ luật hình sự (Xem: Các điều 382, 383 Bộ luật hình sự). Nhưng lời khai của bị can là phương tiện chứng minh không thể thay thế và khi thiểu nó công tác điều tra vụ án thường gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiệm vụ của đỉều tra viên khi hỏi cung bị can không chỉ là vạch trần sự gian dối trong lời khai của bị can mà trong nhiều trường hợp phải áp dụng các thủ thuật, biện pháp phù hợp để khắc phục việc bị can từ chối khai báo.

Trong trường hợp bị can từ chối khai báo, điều tra viên cần sử dụng một số thủ thuật hỏi cung sau nhằm tác động để bị can thay đổi thái độ khai báo của mình:

2.1 Giáo dục, thuyết phục bị can để bị can thay đổi về nhận thức

Việc bị can thành khẩn khai báo hay từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối đều xuất phát từ nhận thức của bị can. Thông thường, bị can từ chối khai báo là do một số nguyên nhân như chưa tin tưởng vào chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà líước, sợ khai báo thì sẽ phải chịu mức hình phạt nặng, sợ đồng bọn trả thù, sợ mất uy tín hay cho rằng việc chuẩn bị, tiến hành và che giấu tội phạm của mình là tinh vi, bí mật, điều tra viên chưa có hoặc chưa đủ chứng cứ về hành vi phạm tội đó nên nếu không khai báo thì điều tra viên không thể buộc tội được … Do đổ, khi hỏi cung bị can, điều tra viên phải lấy đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lấy thực tể của cuộc sống, lẩy chân lý, lẽ phải, lấy tình cảm gia đình, quê hương, đất nước… để giáo dục, thuyết phục bị can làm bị can thay đổi về nhận thức, trên cơ sở đó phân biệt được đúng sai, phải trái, thấy được lỗi lầm từ đó bỏ lập trường ngoan , cố dẫn đến thành khẩn khai báo.

Để việc giáo dục, thuyết phục bị can đạt hiệu quả, điều tra viên cần nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác điều tra và xử lý tội phạm và biết cách vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bị can. Đồng thời, cần nắm vững diễn biến tâm tư, tình cảm của bị can, phát hiện kịp thời những vướng mắc trong tư tưởng của bị can để có biện pháp giải quyết phù hợp. Mặt khác, điều tra viên phải có kế hoạch phối hợp vói các lực lượng khác trong việc giáo dục, thuyết phục bị can như cán bộ phụ trách trại tạm giam, gia đình, bạn bè của bị can … Ngoài ra, đỉều tra viên cần chỉ ra cho bị can thấy hậu quả của việc bị can từ chối khai báo như sẽ kéo dài hoạt động điều tra, gây khó khăn cho việc làm rõ những tình tiết giảm nhẹ hoặc miễn ttách nhiệm hình sự của bị can. Thực tế cho thấy, chính thái độ tận tụy của điều tra viên đối với công việc, cách xử sự có tình, có lý đối với bị can cũng có tác dụng rất lớn trong việc cảm hóa bị can. Vì vậy, điều tra viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác và hết sức khách quan khi hỏi cung bị can.

2.2 Sử dụng tình tiết về sự khai báo của các đồng phạm khác

Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can và một số bị can đã chịu thành khẩn khai báo, điều tra viên có thể buộc bị can chấm dứt thái độ ngoan cố, từ chối khai báo của mình bằng cách thông báo cho bị can biết rằng những đồng phạm của bị can đã thành khẩn khai báo và họ đã vạch trần hành vi phạm tội của bị can. Điều tra viên cần thuyết phục bị can bằng cách chỉ ra cho bị can thấy rằng không nên quá chậm trễ với lời thú tội thành khẩn của mình mà nên thành khẩn khai báo trước khi các đồng phạm khác đã nói tất cả, nhằm tranh thủ lượng khoan hồng của pháp luật. Khi đó, bị can sẽ hoang mang, dao động, sợ mình sẽ là người khai báo chậm trễ và lo sợ đồng bọn sẽ đổ hết mọi tội lỗi cho mình, vì vậy bị can sẽ từ bỏ thái độ ngoan cố, chịu thành khẩn khai báo. Khi áp dụng thủ thuật này, điều tra viên không nên cho bị can đọc lời khai của các đồng phạm khác trước khi bị can khai nhận.

2.3 Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng những chứng cứ đã thu thập được

Sử dụng chứng cứ là trường hợp điều tra viên chủ động đưa ra những chứng cứ cụ thể về hành vi phạm tội của bị can rồi yêu cầu bị can trả lời ngay vào những chứng cứ đó nhằm đánh mạnh vào tư tưởng ngoan cố của bị can.

Trước khi đưa ra những chứng cứ để đấu tranh với bị can, điều tra viên cần nắm được tâm lý của bị can, nhất là những yếu tố kìm hãm sự khai báo thành khẩn của bị can như hy vọng hành vi phạm tội của mình chưa bại lộ, cho rằng điều tra viên chưa đủ chứng cứ, hoặc tin tưởng vào sự trung thành của các đồng phạm khác… Đồng thời, điều tra viên cần nắm chắc số lượng chứng cứ hiện có, giá trị chứng minh của từng chứng cứ để lựa chọn những chứng cứ có thể đưa ra đấu tranh với bị can và phải dự kiến trước phản ứng của bị can đối với những chứng cứ được đưa ra để có kế hoạch đấu tranh cho phù hợp. Mặc khác, việc sử dụng chứng cứ khi hỏi cung bị can phải bảo đảm yểu tố bất ngờ nhằm đánh mạnh vào tư tưởng ngoan cố của bị can và buộc bị can phải thay đổi thái độ từ ngoan cố không chịu khai báo hoặc khai báo gian dối đến phải thành khẩn khai báo.

Sử dụng chửng cứ khi hỏi cung bị can có thể tiến hành theo hai cách sau: Thứ nhất, sử dụng chứng cứ theo trình tự phụ thuộc vào giá trị chứng minh của chứng cứ, từ chứng cứ có giá trị chứng minh thấp đến những chứng cứ có giá trị chứng minh cao; thứ hai, ngay từ đầu sử dụng bất ngờ một chứng cứ có giá trị chứng minh cao nhất. Áp dụng cách sử dụng chứng cứ nào khi hỏi cung bị can điều tra viên cần căn cứ vào số lượng chứng cứ đã thu thập được, đặc điểm nhân thân và diễn biến tâm lý của bị can.

2.4 Thuyết phục bị can khai báo bằng cách sử dụng những mâu thuân về lợi ích giữa bị can và các đồng phạm khác

Điều tra viên cần chỉ ra cho bị can thấy rằng, thái độ từ chối khai báo của bị can sẽ có lợi cho các đồng phạm khác frong vụ án, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng phạm đó trốn tránh hoặc được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngược lại, bị can sẽ phải chịu toàn bộ ưách nhiệm về hành vi phạm tội do bị can và các đồng phạm khác cùng thực hiện. Điều đó sẽ làm bị can lo sợ và phải chịu khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội của mình cùng đồng bọn nhằm mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Thủ thuật này thường có tác dụng đánh mạnh vào tâm lý lo sợ về sự an toàn cá nhân của bị can, nhất là đối với những bị can giữ vai trò ít quan trọng trong vụ án.

3. Chiến thuật hỏi cung bị can trong trường hợp bị can khai báo gian dối

Thông thường, việc bị can khai báo gian dối xuất phát từ một số động cơ sau:

– Bị can mong muốn trốn tránh hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của mình hay mong muốn chịu hình phạt về một tội khác nhẹ hơn;

– Bị can mong muốn bao che hay làm giảm nhẹ tội của đồng phạm vì mối quan hệ bạn bè, gia đình hoặc vì những mục đích vụ lợi khác;

– Bị can mong muốn vu khổng những đồng phạm khác do thù tức hay nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho cá nhân trong tương lai;

– Bị can mong muốn tự kết tội mình do mắc bệnh tâm thần hay mong muốn được hưởng những điều kiện thuận lợi trong cuộc sống vì những lý do gia đình hoặc công tác …

Điều tra viên có thể phát hiện được sự gian dối trong lời khai của bị can trong quá trình hỏi cung bị can khi thấy lời khai của bị can mâu thuẫn lẫn nhau, lời khai luôn thay đổi, thiếu sự logic bên trong của nó hoặc không phù hợp với những chứng cứ khác đã được kiểm tra, xác minh. Sự gian dối trong lời khai của bị can cũng có thể phát hiện được sau khi đã hỏi cung, khi điều tra viên tiến hành kiểm tra những lời khai đó bằng các biện pháp điều tra khác hoặc thu được những chứng cứ mới mâu thuẫn với lời khai của bị can.

Khi bị can khai báo gian dối, cuộc hỏi cung mang tính xung đột cao. Điều tra viên và bị can đều ở trong trạng thái căng thẳng thần kinh. Việc thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa điều ữa viên và bị can thường khó đạt được. Nhiệm vụ của điều tra viên trong trường hợp này là phải làm cho bị can luôn cảm thấy sự cần thiết phải tôn ừọng đối thủ của mình và cảm giác thất vọng trước những ý định lừa dối điều tra viên. Đồng thời, điều tra viên cần hết sức thận họng, tỉnh táo trước những phản ứng gay gắt hoặc sự cố ý khiêu khích từ phía bị can.

Để vạch trần thái độ khai báo gian dối của bị can, điều tra viên có thể sử dụng các chiến thuật tác động xúc cảm, phân tích lôgíc lời khai của bị can và các thủ thuật phối hợp.

Các thủ thuật tác động xúc cảm đối với bị can bao gồm:

– Khơi dậy sự hối hận và thành khẩn khai báo của bị can bằng cách giải thích cho bị can thấy những hậu quả pháp lý của thái độ ngoan cố và gian dối của bị can cũng như những khả năng thuận lợi nếu bị can chịu thành khẩn khai báo và hợp tác với cơ quan điều tra trong việc làm rõ sự thật của vụ án;

– Tác động lên những mặt tốt của bị can như thành tích, công lao cống hiến, uy tín… của bị can;

– Sử dụng sự ác cảm của bị can đối với đồng phạm nào đó trong vụ án, sự phụ thuộc của bị can đối với các đồng phạm đã làm giảm uy tín của bị can, sự nghi ngờ của bị can đối với lòng trung thành của các đồng phạm;

– Sử dụng tình tiết bất ngờ bằng cách đặt những câu hỏi mà trong tình huống đó bị can hoàn toàn không ngờ tói (hỏi bất ngờ vào điểm yếu).

Các thủ thuật phân tích logic lời khai của bị can (các thủ thuật tác động logic) thường được áp dụng nhằm chứng minh cho bị can thấy rằng bị can đã bị vạch trần là nói dối, chỉ ra cho bị can thấy những mâu thuẫn trong lời khai của bị can. Các thủ thuật này bao gồm:

– Sử dụng những chứng cứ phủ nhận lời khai của bị can;

– Sử dụng mâu thuẫn để đấu tranh với bị can;

– Phân tích logic những mâu thuẫn về lợi ích giữa bị can và các đồng phạm khác; chỉ ra cho bị can thấy sự vô nghĩa của thái độ khai báo gian dối của bị can và để bị can hiểu rằng thái độ đó sẽ không thể cản trở quá trình làm rõ sự thật của vụ án.

Các thủ thuật phối hợp thường được áp dụng nhằm tạo ra tình huống để khi bị can đánh giá nó không chính xác sẽ bị vạch trần là khai báo gian dối. Chẳng hạn, bằng cách đặt câu hỏi phù hợp, điều tra viên có thể tạo ra cho bị can cảm giác là điều tra viên đã biết hết sự thật của vụ án. Thủ thuật này cũng có thể áp dụng bằng cách hỏi cung gián tiếp (hỏi vòng quanh) để bị can dễ khai nhận những tình tiết tưởng là phụ nhưng thực tế lại che giấu câu hỏi chính về sự liên quan của bị can đối vói hành vi phạm tội.

Ngoài ra, để vạch trần thái độ khai báo gian dối của bị can, điều tra viên có thể sử dụng những thủ thuật hỏi cung khác như hỏi tuần tự, hỏi đứt quãng …

3. Đặc điểm chiến thuật hỏi cung bị can vị thành niên

Khi tiến hành điều tra nói chung và hỏi cung bị can vị thành niên nói riêng, điều tra viên cần thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh trong các vụ án hình sự được quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự và những vấn đề khác được quy định tại Điều 416 Bộ luật này.

Chiến thuật hỏi cung bị can vị thành niên chịu sự tác động, bởi những đặc điểm tâm lý của bị can ở lứa tuổi này. Bị can vị thành niên thường có xu hướng thổi phồng những tình tiết, sự kiện mà họ đã biết. Ngoài ra, bị can ở lứa tuổi này thường hay tưởng tượng, bịa đặt những tình tiết có liên quan đến sự việc xảy ra và dễ bị tác động bởi những ý kiến của người lớn, trong đó có điều tra viên, về những tình tiết khác nhau của vụ án. Đồng thời, họ rất mẫu quên và thường chỉ nhớ những gì mà họ thích hoặc gây ấn tượng mạnh với họ… Điều tra viên cần nắm vững tất cả những đặc đỉểm đó để có thái độ phù hợp khi chuẩn bị và tiến hành hỏi cung, nhất là khi kiểm tra, đánh giá và sử dụng lời khai của bị can ở lứa tuổi này.

Trong giai đoạn chuẩn bị hỏi cung, điều tra viên cần xác định rõ tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của bị can vị thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người lớn xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Ngoài ra, điều tra viên cần thu thập những tài liệu về các mối quan hệ, cá tính, những sở thích, hứng thú của bị can vị thành niên.

Việc hỏi cung bị can vị thành niên không nên để lâu vì bị can có thể quên mất một số tình tiết có hên quan đến vụ án mà họ biết. Cuộc hỏi cung không nên kéo quá dài vì bị can ờ lửa tuổi này chi có khả năng tập trung chú ý trong thời gian ngắn. Địa điểm hỏi cung là nơi tiến hành điều tra thường làm cho bị can vị thành niên nhận thức rõ hơn trách nhiệm của họ đối với lời khai của mình trước cơ quan điều tra.

Khi hỏi cung bị can vị thành niên, điều tra viên cần giữ thái độ bình tĩnh, tự tin và có thiện cảm với bị can nhưng đồng thời phải dứt khoát, cứng rắn. Thái độ đó của điều tra viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập sự tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên và bị can, tạo sự tin cậy, tôn trọng của bị can đối với điêu tra viên. Những biểu hiện như nóng nảy, giận dữ của điều tra viên sẽ làm cho bị can trở nên cáu giận, cố thủ hoặc vì quá sợ hãi, hồi hộp sẽ bắt đầu nhầm lẫn và nói dối.

Nếu bị can thành khẩn khai báo, điều tra viên nên để bị can tự khai bằng miệng hay viết bản tự khai. Khi bị can tự khai, điều tra viên không được thúc giục, ngắt quãng hay hỏi bị can. Nếu bị can khai về những tình tiết không liên quan đến vụ án, điều tra viên cần khéo léo chuyển chủ đề, hướng bị can khai về những vấn đề cần làm rõ trong vụ án. Khi bị can quên hoặc nhầm lẫn, điều tra viên có thể giúp bị can nhớ lại một cách chính xác những chi tiết đó bằng cách đặt những câu hỏi gợi nhớ dựa trên mối liên tưởng về sự giống nhau hoặc tương phản. Những câu hỏi này phải phù hợp với trình độ nhận thức và sự ham thích của bị can ở lứa tuổi này. Điều tra viên không được đặt ra những câu hỏi có tính chất mớm cung.

Trong trường hợp khai báo về một tình tiết có liên quan đến vụ án, ở cuộc hỏi cung lần sau bị can nhắc lại từng lời như đã khai ở cuộc hỏi cung trước hoặc bị can sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt không phù hợp với lứa tuổi của mình thì điều đó chứng tỏ bị can đã bị người lớn tác động, mớm cung. Nếu lời khai trước và lời khai sau về cùng một tình tiết của vụ án có sự khác biệt lớn, điều đó chứng tỏ sự tưởng tượng, bịa đặt của bị can về tình tiết đó. Ngoài ra, điều tra viên cần chú ý đến tác động của những câu hỏi do mình đặt ra cũng như thái độ của mình đối với lời khai của bị can.

Khi bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối, điều tra viên cần xác định nguyên nhân của thái độ khai báo đó và lựa chọn biện pháp giải quyết phù hợp. Thực tế cho thấy, phương tiện chủ yếu để vạch trần thái độ khai báo gian dối của bị can vị thành niên là các thủ thuật tác động xúc cảm vì thông thường các thủ thuật phân tích logic lời khai của bị can tỏ ra kém hiệu quả bởi nó làm bị can nhớ lại tình tiết bị vạch trần là khai báo gian dối và cùng với tâm lý không ưa các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, cơ quan điều tra nói riêng sẽ khiến bị can nhắc lại một cách ngoan cố những lời khai gian dối vô nghĩa của mình.

Luật LVN Group (Sưu tầm & biên tập)