Trả lời:

1. Nhiệm vụ của lấy lời khai người làm chứng

– Thu được những thông tin chính xác, đầy đủ, khách quan từ người làm chứng về những tình tiết của vụ án mà họ đã biết được.

– Phát hiện thêm những tài liệu mới, những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với việc mở rộng công tác điều tra và phòng ngừa tội phạm.

Trong hai nhiệm vụ trên, nhiệm vụ thứ nhất là chủ yếu của công tác lấy lời khai người làm chứng, nhiệm vụ thứ hai chỉ đặt ra khi có những điều kiện nhất định.

2. Phương pháp lấy lời khai người làm chúng

2.1 Nghiên cứu tổng hợp mọi tin tức, tài liệu có liên quan đến vụ án với các yêu cầu sau:

– Nắm vững diễn biến của vụ án một cách chi tiết, đầy đủ, chính xác trên cơ sở những tài liệu về vụ án mà cơ quan điềụ tra đã có.

– Xác định được những vấn đề cần làm rõ trong vụ án phải có lời khai người làm chứng.

– Xác định được diện người làm chứng của vụ án, phát hiện người làm chứng cho từng vấn đề phải có lời khai người làm chứng mới làm sáng tỏ được.

Để đạt được yêu cầu trên đây, một mặt cán bộ điều tra phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và những tình hình có liên quan; mặt khác, dựa vào những tình tiết đã xảy ra ở hiện trường, nghiên cứu, phân tích tài liệu, dấu vết, vật chứng đã thu được; tiếp tục thu thập tin tức một cách rộng rãi trong quần chúng nhân dân bằng nhiều loại biện pháp khác nhau, từ đó xác định diện người làm chứng và vạch phương hướng tìm chọn những người có thể làm chứng được.

2.2 Chọn và nghiên cứu người được chọn để làm chứng

– Chọn người làm chứng nên hướng vào những người sau đây:

Nên chọn những người biết được nhiều tin tức quan trọng, biết được các tình tiết của vụ án một cách sâu sắc, chính xác, đầy đủ; những người có khả năng mô tả lại một cách tốt nhất những hiểu biết của họ mà cơ quan điều tra đang cần, những người có thiện chí, có trách nhiệm công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ người làm chứng của mình.

Trong một số vụ án có nhiều người có thể làm chứng mà sự hiểu biết của mỗi người về các tình tiết của vụ án lại ở những khía cạnh khác nhau thì nên chọn người làm chứng biết nội dung vấn đề theo thứ tự thời gian hoặc theo diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp nhiều người có thể làm chứng cho một hoặc một số tình tiết trong vụ án thì nên chọn người có khả năng cung cấp tin tức chính xác, người có khả năng khai báo tốt, người sớm có thiện chí và điều kiện tham gia vào quá trình điều tra, để lấy lời khai của họ trước, những người khác sẽ lấy sau.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể để lựa chọn và tổ chức lấy lời khai trong những trường hợp lời khai của người làm chứng là cơ sở để khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chận, biện pháp thu thập chứng cứ cấp bách hay yì lý do chiến thuật cụ thể đối với các hoạt động điều tra cũng như đối với chính việc lấy lời khai những người làm chứng trong vụ án.

– Nghiên cứu về người được chọn để làm chứng.

Nghiên cứu người được chọn làm chứng nhằm mục đích chiến thuật là chủ yếu. Nhờ nghiên cứu người được chọn làm chứng mà có phương pháp tiếp cận thích hợp, có chiến thuật cụ thể để lấy lời khai của họ có hiệu quả nhất.

Nghiên cứu người được chọn làm chứng phải trên tất cà các yếu tố chủ quan và khách quan tác động, ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người làm chứng và quá trình khai báo của họ.

2.3 Bố trí địa điểm lấy lời khai, chọn hình thức gặp người làm chứng

Theo quy định của pháp luật cũng như từ thực tiễn điều tra các vụ án hình sự thì địa điểm lấy lời khai người làm chứng có thể chọn ở trụ sở làm việc của cơ quan điều tra, của cơ quan chính quyền nơi người làm chứng cư trú hoặc tại nơi ở hay nơi làm việc của người làm chứng. Bố trí địa điểm lấy lời khai phải đảm bảo không lộ bí mật nội dung cuộc lấy lời khai; Không làm ảnh hưởng nhiều đến việc đi lại và công việc làm của người làm chứng; Không để ảnh hưởng xấu về chính trị; ảnh hưởng tới tâm lý và thái độ khai báo của người làm chứng.

Nếu tiến hành lấy lời khai của nhiều người làm chứng cùng một lúc thì phải bố trí địa điểm lấy lời khai riêng từng người và cần có những biện pháp ngăn ngừa người làm chứng tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.

Để gặp người làm chứng lấy lời khai, cơ quan điều tra có thể triệu tập họ đến trụ sở của mình hoặc điều tra viên phải đến nơi người làm chứng ở. Trong trường hợp người làm chứng đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải. Trường hợp cơ quan điều tra thấy cần thiết thì có thể dẫn giải. Chọn cách tiếp cận nào với người làm chứng là tuỳ thuộc vào điều kiện của người làm chứng. Cơ quan đỉều tra nên chọn cách tiếp cận nào ít gây thiệt hại cho họ cả về vật chất lẫn tinh thần; đồng thời đảm bảo cho việc điều tra toàn bộ vụ án được thuận lợi.

2.4 Vạch kế hoạch lấy lời khai người làm chứng

Trong vụ án có nhiều người làm chứng thì kế hoạch lấy lời khai bao gồm kế hoạch chung và kế hoạch riêng cho từng người. Trong trường hợp vụ án có một người làm chứng thì chỉ có một kế hoạch lấy lời khai đối với người đó.

– Kế hoạch chung cho việc lấy lời khai nhiều người làm chứng.

Mục đích của việc vạch kế hoạch chung là đảm bảo lấy được lời khai của tất cả những người làm chứng trong vụ án; giúp cho cán bộ lấy lời khai hình dung được khối lượng công việc phải thực hiện, từ đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết, xác định phương pháp tổ chức, trình tự lấy lời khai đối với những người làm chứng trong vụ án. Do vậy, bản kế hoạch chung thường có những nội dung sau đây:

+ Những nội dung, yêu cầu điều tra cần được làm rõ bằng việc lấy lời khai người làm chứng.

+ Danh sách những người làm chứng cho từng vấn đề cụ thể cần được làm rõ và yêu cầu cần đạt được khi lấy lời khai của họ.

+ Cách thức tổ chức lấy lời khai người làm chứng.

+ Dự kiến những khó khăn, phức tạp có thể xảy ra.

+ Những cán bộ tham gia lấy lời khai và lấy lời khai của người làm chứng nào trong vụ án.

Kế hoạch này có thể được thay đổỉ, bổ sung trong quá trình điều tra cho phù hợp với thực tế điều tra vụ án.

– Kế hoạch riêng cho việc lấy lời khai của từng người làm chứng.

Kế hoạch này phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung (trừ trường hợp vụ án chỉ có một người làm chứng) và dựa vào nội dung vấn đề cần họ làm chứng, dựa vào đặc điểm tâm lý và diều kiện, hoàn cảnh có liên quan đến việc làm chứng của họ. Bản kế hoạch này thông thường có những nội dung sau:

+ Xác định mục đích lấy lời khai đối với người làm chứng.

+ Những thông tin cần thu thập qua việc lấy lời khai của họ (cà thông tin có ý nghĩa chứng minh và ý nghĩa chiến thuật).

+ Phương pháp, chiến thuật lấy lời khai theo từng bước, từng vấn đề cụ thể, những câu hỏi cơ ban cần đặt ra cho người làm chứng trả lời.

+ Thời gian, địa điểm lấy lời khai, hình thức gặp gỡ, chiến thuật giao tiếp tâm lý.

+ Cán bộ lấy lời khai.

+ Dự kiến những khó khăn, phức tạp có thể nảy sinh trong quá trình lấy lời khai và phương án giải quyết.

3. Trình tự lấy lời khai người làm chứng

– Thiết lập quan hệ giao tiếp tâm lý giữa cán bộ lấy lời khai và người làm chứng.

Mục đích của việc làm này là nhằm tạo ra ngay từ đầu một bầu không khí bình thường, phù hợp với tâm lý của người làm chứng, để họ sớm có niềm tin vào cán bộ lấy lời khai. Sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau giữa người làm chứng và cán bộ lấy lời khai là một trong những điều kiện tiên quyết để người làm chứng có thiện chí trong việc khai báo sự thật mà mình đã biết.

Để sớm thiết lập được giao tiếp tâm lý với người làm chứng, cần có địa điểm lấy lời khai thích hợp. Cán bộ điều tra phải có thái độ đúng mực, lịch sự, tế nhị, khách quan, thông cảm với điều kiện, hoàn cảnh của người làm chứng. Khi thuyết phục họ phải có lý, có tình, lập luận phải sắc bén, chặt chẽ nhưng không làm cho họ sợ hãi. Phải biết tự kiềm chế, không nôn nóng, không vội vàng kết luận họ nói sai hay nói đúng sự thật…

Việc thiết lập quan hệ giao tiếp tâm lý đã khó, nhưng duy trì được quan hệ giao tiếp tâm lý trong toàn bộ quá trình lấy lời khai người làm chứng càng hết sức khó khăn. Vì vậy, cán bộ lấy lời khai khi đã thiết lập được giao tiếp tâm lý phải tìm mọi cách duy trì và củng cố nó, không được có những sơ suất tạo ra sự ngờ vực hay không hài lòng ở người làm chứng đối với cán bộ điều tra.

– Xác định một lần nữa nhân thân người làm chứng trước khi lấy lời khai của họ

Mục đích kiểm tra là để xem họ đúng là người mà cơ quan điều tra cần triệu tập hay không; tìm hiểu thêm những đặc điểm nhân thân, đặc điểm tâm lý của người làm chứng để kịp thời bổ sung những phương pháp, chiến thuật lấy lời khai thích hợp; đồng thời cũng nhằm đảm bảo sự chặt chẽ về thủ tục pháp luật (tuân thủ Điều 186 Bộ luật tố tụng hình sự).

Việc kiểm tra được tiến hành bằng cách xem giấy triệu tập, giấy chửng minh, giấy chứng nhận do đơn vị nơi họ công tác cấp hoặc giấy tờ tuỳ thân khác. Việc làm này phải tế nhị, khéo léo để không làm họ phật ý hay lo sợ. Mặt khác, cán bộ lấy lời khai có thể chủ động đưa ra các câu chuyện, trao đổi những chủ đề có nội dung xác định nhân thân người làm chứng.

– Giải thích lý do triệu tập, quyền và nghĩa vụ của người làm chứng trong quá trình lấy lời khai

Giải thích lý do triệu tập, quyền và nghĩa vụ của người làm chửng là việc làm vừa mang tính thủ tục bắt buộc, vừa mang tính chiến thuật trong lấy lời khai người làm chứng. Vì vậy, cán bộ lấy lời khai cần tìm được nội dung, phương pháp giải thích thích hợp đối với từng người làm chứng cụ thể. Khi giải thích, không nên quá nhấn mạnh về pháp luật mà coi nhẹ tính thuyết phục; nhấn mạnh về nghĩa vụ, trách nhiệm mà coi nhẹ giải thích quyền; nhấn mạnh về nguyên tắc mà coi nhẹ tình càm.

– Tiến hành hỏi người làm chứng về những tình tiết của vụ án mà họ đã biết được

Đầu tiên nên để cho họ kể tự do trên cơ sở đưa ra câu hỏi chung nhất. Trong quá trình họ kể tự do, cán bộ lấy lời khai không nên can thiệp vào nội dung họ trình bày nếu thấy họ không đi quá xa chủ đề đang được quan tâm.

Dựa trên thiện chí khai báo, những nội dung họ đã khai ra và nội dung cần lấy lời khai đã xác định trong kế hoạch mà đặt ra các câu hỏi cụ thể cho người làm chứng.

Có thể nêu yêu cầu rồi cho người làm chứng viết bản trình bày hay báo cáo những vạn đề mà họ biết.

Áp dụng một hay cà ba cách hỏi ttên đây là tuỳ thuộc phần lớn vào thiện chí và khả năng trình bày của người làm chứng, cũng như tính phức tạp của vấn đề cần làm rõ.

Về nội dung, có thể hỏi tất cả những gì liên quan đến vụ án mà người làm chửng có khả năng biết: diễn biến sự việc phạm tội; nhân thân bị can, người bị hại; mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can, người bị hại trong vụ án; lý do, điều kiện mà họ đã biết được những tình tiết của vụ án…

Câu hỏi đật ra phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, không bao hàm cả câu trả lời của người làm chứng. Trong câu hỏi không để lộ ý định, lộ bí mật và không làm cho người làm chứng phải lo sợ.

Không được vặn hỏi, hỏi một cách dồn dập hay đe doạ gây cho người làm chứng sợ hãi, lúng túng, cần tập trung lắng nghe họ khai báo, không cắt ngang lời khai, không vội tỏ thái độ đồng tình hay phủ nhận lời khai của họ khi chưa có căn cứ xác thực để chứng minh. Trường hợp họ nói dài dòng, lạc đề thì khéo léo điều chỉnh để họ ưở về quỹ đạo nội dung cần làm rõ. Nếu họ lúng túng trong cách trình bày, có sự lầm lẫn hay lãng quên thì khéo léo động viên, hướng dẫn, gọi nhớ để họ khai báo đúng sự thật.

– Ghi nhận cuộc lấy lời khai người làm chứng.

Việc ghi nhận cuộc lấy lời khai người làm chứng có thể được tiến hành bằng việc lập biên bản, ghi âm, chụp hình hay quay video, trong đó lập biên bản là bắt buộc theo luật định.

Khi lập biên bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Biên bản phải phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động lấy lời khai người làm chứng. Những điều được ghi vào biên bản phải phản ánh trung thực, chính xác, khách quan. Phải ghi đúng nội dung lời khai người làm chứng và những ý kiến khác của họ cần được phản ánh trong biên bản.

+ Khi ghi nội dung lời khai của người làm chứng trong biên bản, cần ghi cả lý do vì sao và trong điều kiện nào họ biết được sự việc, hiện tượng đó; biết ở đâu, từ bao giờ, trực tiếp hay gián tiếp ? …

+ Ngôn ngữ trong biên bản phải phù hợp với ngôn ngữ và vãn phong của người làm chứng. Không nên dùng những từ, ngữ mà người làm chứng khó hiểu. Đối với những câu hỏi và câu trả lời có tính chất vạch trần lời khai gian dối, vạch ttần mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng; những câu hỏi xác định thái độ khai báo không thiện chí của người làm chứng hoặc những câu hỏi và trả lời có liên quan đến việc đưa cho người làm chứng xem tài liệu, vật chứng của vụ án… thì cần được ghi rõ ràng, riêng biệt.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)