Trả lời:

1. Tổng quan về vai trò mua bán doanh nghiệp

Mua bán doanh nghiệp (M&A) là một phần không thể thiếu trong bức tranh kinh doanh của toàn cầu và là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế các quốc gia. Sự phát triển của mua bán doanh nghiệp tập trung chủ yếu trong sáu đợt sáp nhập lớn tính từ đầu thế kỉ XX và phần lớn trong đó có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Những cải tiến mới nhất trong lĩnh vực mua bán doanh nghiệp đều được áp dụng đầu tiên tại Hoa Kỳ sau đó mới được du nhập sang các quốc gia hoặc các khu vực khác. Trên thế giới, mua bán doanh nghiệp diễn ra như một trào lưu để mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo ra nhiều tên tuổi trên trường kinh doanh quốc tế như “ông vua” phần mềm Bill Gates đã mua lại DOS và phát triển để tạo nên đế chế Microsoíì hoặc nhà tỉ phú lừng danh người Nga Roman Abramovich đã mua lại Sibneft ngay sau khi Liên Xô tan rã để đưa nó thành công ty dầu khí hàng thứ tư trên thế giới. Mua bán doanh nghiệp diễn ra ở hầu hết các ngành quan trọng như ngành dầu lửa với các vụ Exxon và Mobil (1999), ngành công nghệ thông tin với vụ Compaq và HP (2002), ngành dịch vụ tài chính với Chase Manhattan và JP Morgan (2000)…

Trước năm 1999, tại Việt Nam, không có nhiều dữ liệu về sự xuất hiện các thương vụ mua bán doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp năm 1999 ra đời, làm cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động mua bán doanh nghiệp sau đó. Năm 2006, cùng với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường chứng khoán phát triển mạnh sau sáu năm kể từ khi xuất hiện, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005, chủ trương và các quy định pháp lý về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã góp phàn tạo môi trường đầu tư rộng mở cho tất cả các thành phần kinh tế. Trong môi trường đó, các nhà đầu tư đã từng bước sử dụng mua bán doanh nghiệp như một công cụ chiến lược đầu tư để phát triển hoạt động kinh doanh, các vụ mua bán doanh nghiệp tăng dần theo từng năm: năm 2003, có 41 thương vụ với giá trị 118 triệu USD, đến năm 2008 có 146 vụ với giá trị là 1009 triệu USD, nàm 2010 con số này tăng vụt lên 345 vụ với giá trị 1,75 tỉ USD, đặc biệt là năm 2011 có 267 vụ tương ứng với giá trị là 6,3 tỉ USD. Năm 2019, giá trị mua bán và sáp nhập (M&A) đạt mốc khoảng 6,7 tỉ USD, bằng 88,16% so với năm 2018. Các lĩnh vực sôi động nhất trong giai đoạn 2018 – 2019 tập trung vào khai thác thị trường hơn 96 triệu dân của Việt Nam bao gồm sản xuất hàng tiêu dùng, tài chính và bất động sản.

Mua bán doanh nghiệp đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế và pháp lý bởi tính phổ biến và các tác động khác nhau tới toàn cảnh nền kinh tế thế giới. Mua bán doanh nghiệp được xem xét dưới hai góc độ chủ yếu là góc độ kinh tế như một vấn đề của quản trị chiến lược công ty, tài chính doanh nghiệp và góc độ pháp lý như đối tượng của khung khổ pháp lý để thực hiện giao dịch mua bán doanh nghiệp.

2. Ảnh hưởng của mua bán doanh nghiệp đối với các bên mua bán doanh nghiệp

Mua bán doanh nghiệp nói chung và mua bán doanh nghiệp nói riêng có những ảnh hưởng khác nhau như sau:

Một là, đối với các bên mua và bên bán doanh nghiệp, xét ở khía cạnh kinh tế, mua bán doanh nghiệp tác động tích cực đến việc gia tăng lợi ích kinh tế thu được từ việc thực hiện các thương vụ mua bán doanh nghiệp.

Đặc điểm này cũng phù hợp với nguyên tắc cơ bản của mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nói chung và mua bán doanh nghiệp nói riêng, đó là phải tạo ra những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được vì ở góc độ kinh tế, động cơ của việc mua lại doanh nghiệp là để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, các lợi ích kinh tế mà các bên mua bán doanh nghiệp hướng đến là:

+ Mua bán doanh nghiệp giúp bên mua doanh nghiệp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian gia nhập thị trường, tận dụng cơ hội chiếm hữu tri thức và tài sản của doanh nghiệp mục tiêu.

Mua bán doanh nghiệp sẽ giúp cho bên mua tiết kiệm thời gian, tránh được các rào cản về thủ tục hành chính để gia nhập thị trường. Thay vì việc gây dựng doanh nghiệp từ đầu với chi phí thành lập, mất thời gian xây dựng nhân sự, triển khai mạng phân phối… bên mua có thể mua lại doanh nghiệp để tận dụng những lợi thế của doanh nghiệp mục tiêu, giảm được các rủi ro ttong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và cơ sở khách hàng ban đầu. Việc tận dụng các “nhân tài công nghệ” đặc biệt ứng dụng đối với các ngành công nghệ cao là “tài sản trí tuệ” đóng vai trò then chốt trong việc nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm mới. Trường hợp Lenovo mua lại bộ phận PC của IBM, hãng Navigos đã mua lại mảng tuyển dụng nhân sự của Earsnt & Young là những ví dụ minh chứng cho nhận định trên.

Đặc biệt, đối với những thị trường có sự điều tiết mạnh của Chính phủ như các ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, việc gia nhập thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài gặp một số rào cản lớn thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng thực hiện các thương vụ mua lại doanh nghiệp đã được thành lập để gia nhập thị trường thay vì việc thành lập mới doanh nghiệp. Mua bán doanh nghiệp vừa là đầu tư tài chính, vừa đầu tư công nghệ, nhân sự. Tuy nhiên, mua bán doanh nghiệp khác với việc huy động vốn, đầu tư tài chính thông thường vì mua bán doanh nghiệp không chỉ đon thuần gọi vốn mà còn thiết lập một quan hệ đối tác chiến lược; bên mua không chỉ góp thêm vốn mà còn tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp được mua bằng năng lực quản lý, các bí quyết công nghệ kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có của bên bán.

+ Thông qua mua bán doanh nghiệp, bên mua doanh nghiệp sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm và chiến lược thương hiệu trên thị trường.

Khi bên mua muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm và chiến lược thương hiệu thì việc mua lại các doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường và mạng lưới phân phối rộng lớn là một giải pháp thông minh. Unilever là ví dụ điển hình về sử dụng chiến lược M&A để đa dạng hoá và phát triển thương hiệu.

+ Đối với doanh nghiệp đang thua lỗ, gặp khó khăn trong kinh doanh muốn thu hẹp phạm vi hoạt động kinh doanh trước áp lực cạnh tranh của thị trường để chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác thì việc bán doanh nghiệp là một giải pháp có thể giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị phá sản hoặc giải thể.

Do sức ép của cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc do thiếu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc chuyển nhượng, các doanh nghiệp được rao bán thường đang gặp khó khăn trong kinh doanh, không có thị trường hoặc không cạnh tranh nổi với những đối thủ khác, nếu tiếp tục hoạt động kinh doanh, phá sản là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, trong thực tế có những doanh nghiệp bị coi là “doanh nghiệp chết” nhưng vẫn được doanh nghiệp khác mua lại vì bên bán muốn bán doanh nghiệp để tránh được những quy định không có lợi mà Luật Phá sản dành cho họ, mặt khác lại được bên mua trả hộ các khoản nợ. Có thể kể đến vụ Công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Đồng Nai (DONACORP) đã gây sốc cho thị trường mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam khi mua lại Công ty nước ngoài Cheerfield Rama, được xem là công ty phá sản với giá 1 USD. Đây được xem là giá trị hình thức để mua lại công ty phá sản, bởi lẽ việc mua bán có thực hiện hay không thì công ty này cũng sẽ chết do những khoản nợ lớn (nợ 34 tỉ đồng và mất khả năng thanh toán). Như vậy, thông qua việc bán doanh nghiệp, bên bán sẽ thu về một khoản tiền để tái cơ cấu tổ chức, tập trung đầu tư cho các lĩnh vực, ngành nghề chủ đạo, có khả năng thu nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp hoặc sau khi bán doanh nghiệp, bên bán sẽ thành lập, thực hiện những dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn.

Bên mua doanh nghiệp cũng có lợi vì họ luôn có kế hoạch tái cấu trúc lại “doanh nghiệp chết” bằng những chiến lược và kế hoạch thích hợp và doanh nghiệp sau khi tái cấu trúc sẽ tăng giá trị lên rất nhiều. Thậm chí trên thế giới nhiều nhà đầu tư đã có những khoản lợi nhuận kếch xù từ việc mua bán các “doanh nghiệp chết” như nhà tỉ phú Mữko Kovats người Áo chẳng hạn. Chỉ trong thời gian ngắn ông đã tạo ra một đế chế tài chính đáng kinh ngạc chỉ bằng cách mua lại các doanh nghiệp, thậm chí là các doanh nghiệp phá sản. Vì vậy, mua lại doanh nghiệp bị phá sản cũng sẽ là mảnh đất tiềm năng cho các nhà dầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

3. Ảnh hưởng của mua bán doanh nghiệp đối với nền kinh tế – xã hội

Đối với nền kinh tế – xã hội, xét ở khía cạnh cạnh tranh thì mua bán doanh nghiệp là một hành vi tập trung kinh tế, là “cửa ngõ” dẫn đến việc hình thành các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường.

Cuối những năm 1980, quy luật thị trường đã được áp dụng ở khắp mọi nơi. Tự do kinh doanh và tự do khế ước cùng với sự giục giã của quy luật giá trị và bản tính của con người nên các hoạt động hạn chế cạnh tranh đã xuất hiện, trong đó có mua bán doanh nghiệp diễn ra vô cùng nhanh chóng dẫn đến hình thành các doanh nghiệp độc quyền, gây ra sự phân chia không đông đều giữa lợi ích tăng trưởng kinh tế và thực tế cạnh tranh đã bị bóp méo từ các tổ chức độc quyền này.

Các Mác đã phát hiện ra nghịch lý: Cạnh tranh làm phát sinh tập trung kinh tế, còn tập trung kinh tế lại tiêu diệt cạnh tranh. Tập trưng kinh tế thông qua sáp nhập, họp nhất, mua lại doanh nghiệp là con đường nhanh nhất để tạo khả năng độc quyền của doanh nghiệp trên thương trường. Có thể khẳng định: Cạnh tranh là động lực thúc đẩy mua bán doanh nghiệp và mua bán doanh nghiệp khiến những cuộc cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Đặc biệt, trong thời đại hiện nay, cạnh tranh càng gay gắt thì nhu cầu mua bán doanh nghiệp cùng với các hành vi sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là một nhu cầu tất yếu. Nói như tiến sĩ Jacalyn Sherrinton, nhà tư vấn hàng đầu về quản lý công ty thì: “Dưới sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh toàn cầu hôm nay, các công ty buộc phải phát triển để tồn tại, và một trong những cách tốt nhất để tồn tại là hợp nhất hoặc thâu tóm các công ty khác”.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)