Luật sư hướng dẫn:
Trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, mỗi công cụ có vị trí, vai trò khác nhau, tùy thuộc điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, địa lí, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng… của quốc gia. Trong lịch sử, ở một số quốc gia trên thế giới, có thời kì, các chuẩn mực đạo đức xã hội hay các quy định trong luật lệ nhà thờ… nổi lên giữ vị trí hàng đầu trong toàn bộ hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội. Ở Trung Quốc trong suốt hàng nghìn năm, đạo đức được coi trọng hon so với pháp luật. Các triều đại phong kiến Trung Quốc, từ nhà Hán đến nhà Thanh, nhân trị luôn thắng pháp trị, đạo đức luôn là công cụ chủ đạo để xác lập và giữ gìn trật tự, kỉ cương xã hội. Chủ trương Đức trị trở thành đường lối chính trị chủ yếu của các nhà nước phong kiến Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỉ. Ở các nước Tây Âu thời kì phong kiến, lợi dụng tình hình chưa ổn định của các quốc gia “man tộc” vừa mới được thành lập, nhà thờ Thiên chúa giáo đã giành lấy chức năng chính trị và hành chính, thao túng nhà nước, lấn át nhà nước. Trong thời kì này, thần học là nội dung học tập chủ yếu trong các trường học, giáo lí, giáo luật của nhà thờ có vai trò chi phối hết sức mạnh mẽ hành vi của con người, từ các quan hệ trong gia đình đến các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… trong xã hội.
“Trong tay bọn giáo sỹ, chỉnh trị và luật học cũng như tất cả các khoa học khác vẫn chỉ là những ngành của thần học, và những nguyên lí thống trị trong thần học cũng được áp dụng cho chỉnh trị và luật học. Những giáo lí của giáo hội đồng thời cũng là những định lí chính trị và những đoạn kinh thánh cũng có hiệu lực trước mọi toà án như là luật pháp:
Thậm chí, có nhà bác học còn bị đưa ra xét xử và bị tử hình bởi toà án giáo hội vì không chịu tuân thủ tư tưởng của nhà thờ. Ở các quốc gia Hồi giáo, hệ thống tín điều của đạo Hồi có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, được coi là chân lí, được lấy làm chuẩn mực cho mọi xử sự của con người. Kinh Coran được thiêng liêng hoá, trở nên bất di bất dịch và bất khả xâm phạm, không một quyền lực nào trên thế giới có thể thay đổi được:
“Các quy định này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi phổi của bẩt kì nhà nước nào”.
Thậm chí, vai trò của luật Hồi giáo quan trọng đến mức có ý kiến cho rằng, ở đâu người ta không dùng đến luật Hồi giáo, ở đó đạo Hồi không tồn tại. Luật Hồi giáo điều chỉnh từ những mối quan hệ trong gia đình đến những mối quan hệ với láng giềng, với cộng đồng, nói chung là tất cả các mối quan hệ xã hội trong đời sống kinh te, chính trị của quốc gia. Đặc biệt ảnh hưởng của luật Hồi giáo trong các lĩnh vực hôn nhân, gia đình, thừa kế, hình sự khá mạnh mẽ. Nói cách khác, luật Hồi giáo điều chỉnh cả việc đạo và việc đời.
“Trong đạo Hồi thống trị quan điểm về xã hội thần quyền, trong đó nhà nước có ỷ nghĩa chỉ phục vụ cho tôn giáo đang thống trị”.
Chính vì vậy, “nhà nước, pháp luật chỉ là thứ cẩp bên cạnh tôn giảo và đom giản chỉ là công cụ đế thực hiện các quy định của tôn giáo”.
Các đạo luật do các nhà nước ban hành không thể làm thay đổi luật Hồi giáo mà chỉ có thể điều chỉnh những chi tiết mà Sharia chưa cụ thể hoá hoặc còn bỏ trống, hoặc để điều chỉnh cuộc sống bên ngoài cộng đồng Hồi giáo. Một số quốc gia như Aíghanỉstan, Pakistan, Arabiasaudi, Yemen, Oman, Bahrein, Koweit, Qatar… thừa nhận tính tối cao của luật Hồi giáo, mọi quy định pháp luật đều phải phù hợp với kinh Coran. Một số quốc gia như Marocco, Tunice, Angiery, Iran, Pakistan… còn ghi nhận sự tuân thủ các nguyên tắc của luật Hồi giáo trong hiến pháp. Ở các quốc gia có nền kinh tế tiểu nông, tự cấp, tự túc manh mún, các quan hệ xã hội chủ yếu chỉ diễn ra trong phạm vi làng xã, phong tục tập quán, lệ làng, hương ước có vai trò rất quan trọng, thậm chí đứng trên luật pháp của nhà nước. Ở Việt Nam, trong thời kì phong kiến có hiện tượng “phép vua thua lệ làng”. Ngay trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp trước đây, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cũng chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính và các chuẩn mực đạo lí.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đời sống, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội ngày càng được coi trọng, nó ngày càng trở nên thắng thế vai trò của các thể chế phi quan phương. Như trên đã đề cập, luật tục chỉ giữ vai trò quan trọng trong xã hội tiền giai cấp. Khi xã hội xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp, luật tục trở nên yểu thể, một bộ phận của nó được chuyển hoá thành pháp luật, một bộ phận bị pháp luật loại trừ, bộ phận còn lại tồn tại chỉ như sự hỗ trợ, bổ sung cho pháp luật. Có thể nói, phong tục tập quán, lệ làng, hương ước chỉ phát huy mạnh mẽ vai trò của nó trong xã hội tiểu nông, tự cấp, tự túc bởi chúng phù họp với điều kiện kinh tế xã hội của làng xã, phù hợp với suy nghĩ và tầm nhìn của người nông dân tiểu nông. Khi nền kinh tể hàng hoá ra đời, ngành thương nghiệp xuất hiện, các quan hệ xã hội vượt ra khỏi phạm vi làng xã thì phong tục tập quán, lệ làng, hương ước bị thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, vai trò của nó trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội bị suy giảm đáng kể. Đặc biệt, khi nền kinh tế được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá diễn ra rộng khắp, đời sống xã hội có sự biến đổi nhanh chóng, giao lưu xã hội diễn ra trên phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế thì vai trò của phong tục tập quán, lệ làng, hương ước chỉ còn rất hạn chế. Ở các nước Á Đông chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, trong hàng thiên niên kỉ, mặc dù Đức trị luôn là tư tưởng chủ đạo, tuy nhiên trên thực tế, bề ngoài, công cụ cai trị vẫn là pháp luật. Đó chính là đường lối cai trị. “nội Nho ngoại Pháp”, có sự kết hợp chặt chẽ đạo đức với pháp luật, dùng pháp luật để thể chế hoá những tư tưởng của Nho giáo. Nhìn chung trên thế giới, một khi tôn giáo cói sự tách bạch với chính trị, thế quyền thoát ly khỏi thần quyền thì ảnh hưởng của tín điều tôn giáo trong đời sống xã hội bị thu hẹp rất đáng kể. Trong điều kiện hợp tác, hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, vai trò của Luật Hồi giáo ở các nước theo đạo Hồi cũng đang có những biến động mạnh mẽ. Ở nhiều quốc gia Hồi giáo, một mặt tiếp tục khẳng định sự gắn bó với các nguyên tắc của đạo Hồi, nhưng mặt khác vẫn tìm cách thích nghi với pháp luật trong thế giới hiện đại. Ở các nước Trung Á thuộc Liên Xô trước đây, các nước từng là thuộc địa của phương Tây, chịu ảnh hưởng của pháp luật phương Tây như Malaysia, Bengale, Bắc Nigeria, Indonesia, các nước châu Phi nói tiếng Pháp, các nước nói tiếng Ả Rập…, luật Hồi giáo vẫn tồn tại, tuy nhiên, vai trò của nó trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội đã bị hạn chế đáng kể so với trước kia.
Trong điều kiện ngày nay, pháp luật trở thành công cụ hàng đầu, quan trọng và có hiệu quả nhất, công cụ không thể thay thế để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, quản lí xã hội.
“Pháp luật nổi lên như là một công cụ “thép ”, có hiệu lực mang tính uy quyền của nhà nước. Pháp luật là hạt nhân, giữ vị trí trung tâm trong hệ thổng các quy tẳc xã hội”.
Pháp luật không đơn nhuần là công cụ quản 11 nhà nước, nó còn được xác định là công cụ để mỗi người tự bảo vệ lợi ích của mình; công cụ điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sổng nhằm thiết lập, duy trì, bảo vệ trật tự của đời sống chung. Nói cách khác, trong điều kiện ngày nay, pháp luật không còn được quan niệm là của riêng nhà nước, nó phải được quan niệm là một loại quy tắc sinh hoạt công cộng, một công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật là của chung toàn xã hội. Pháp luật luôn “ngự trị trong các mối quan hệ xã hội”. Bất kì một thể chế xã hội phi quan phương nào cũng không thể hoán đổi vị trí của pháp luật, càng không thể thay thế cho pháp luật. Pháp luật ngày càng có sự hiện diện thường xuyên trong cuộc sống của từng nhà, từng người. Thượng tồn pháp luật trở thành nguyên tắc ứng xử của toàn xã hội. Chính vì vậy, nhìn chung các nhà nước trên thế giới đều sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để quản lí xã hội. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật.
Sở dĩ, pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng như nêu trên là bởi vì, so với các công cụ điều chỉnh khác, pháp luật thể hiện những ưu thế vượt trội sau đây:
Một là, pháp luật có phạm vi tác động rộng lớn nhất. Pháp luật do nhà nước ban hành, vì vậy nó được truyền bá, phổ biến bằng con đường chính thức thông qua hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhờ đó, pháp luật có khả năng tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến mọi vùng miền, lãnh thổ của đất nước. Ở đâu có sự hiện diện của chính quyền, ở đó có sự tác động của pháp luật. Bởi vậy, pháp luật có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội trên bình diện rộng lớn trên các lĩnh vực của đời sống.
Hai là, pháp luật được nhà nước tổ chức thực hiện và bảo vệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp cưỡng chế nhà nước, nhờ đó nó có tính bắt buộc đối với mọi người. Trong điều kiện xã hội có sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn về lợi ích, mọi người đều muốn cái lợi cho riêng mình thì những lời khuyên, điều răn hay những cách xử sự theo thói quen… không phải khi nào cũng phát huy tác dụng. Trong điều kiện đó, phải dùng các biện pháp cưỡng chế của pháp luật mới có thể thiết lập được trật tự, mới duy trì được sự ổn định của đời sống. Tất nhiên, sức mạnh của pháp luật có được chính là nhờ sức mạnh của nhà nước, sức mạnh của bộ máy chuyên nghiệp, chuyên môn làm nhiệm vụ cưỡng chế. Theo Lênin, nếu không có bộ máy nhà nước có đầy đủ sức mạnh để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện thì pháp luật cũng chỉ như những tiếng kêu trống rỗng làm rung động không khí. Thông qua bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội, bắt buộc các chủ thể phải phục tùng ý chí của nhà nước, vì vậy, pháp luật mang tính bắt buộc đối với mọi người. Nói cách khác, thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh là sự bắt buộc đối với các chủ thể, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của họ. Trước pháp luật, ai ai cũng nhất thiết phải thực hiện theo.
Trong khi đó, nhiều thể chế phi quan phương không có thiết chế chuyên nghiệp để đảm bảo thực hiện hoặc nếu có thì một mặt, bản thân các thiết chế đó không thể có sức mạnh như nhà nước, mặt khác, các biện pháp cưỡng chế của nó cũng không nghiêm khắc như cưỡng chế nhà nước, vì vậy tính bắt buộc của các thể chế phi quan phương nếu có thì cũng không nghiêm ngặt như pháp luật.
Ba là, pháp luật có hình thức xác định chặt chẽ nhất. Trong lịch sử, pháp luật có nhiều hình thức thể hiện, tuy nhiên trong xã hội hiện đại, pháp luật ngày càng có xu hướng thể hiện thành văn. Dưới hình thức này, pháp luật có sự xác định một cách hết sức chặt chẽ. Tính xác định chặt chẽ về hình thức là một trong những ưu thế vượt trội của pháp luật so với các công cụ điều chỉnh khác. “Trong mỗi xã hội (mỗi nước), luật pháp là sự tổng hợp duy nhất những chuẩn mực, không có “bản sao”, không có phưomg án hai”. Pháp luật, bản thân nó là một hệ thống, đó là một thể thống nhất bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau được sắp xếp một cách logic, khách quan và khoa học. Mỗi quy phạm pháp luật được xem “như dây mực, cái thủy chuẩn, cái quy, cái củ (thước tròn, thước vuông) của người thợ, là cái nhờ nó mà việc làm đạt được sự ngay thẳng, chỉnh xác . Ngôn ngữ pháp luật thường một nghĩa, rõ nghĩa, chính xác, không trừu tượng, chung chung. Chính vì vậy, thông qua pháp luật, các cá nhân, tổ chức trong xã hội nắm bắt được một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng nhất các hành vi được phép, các hành vi bắt buộc, các hành vi bị cấm cũng như cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện chúng… Thông qua pháp luật, các chủ thể biết được trong điều kiện, hoàn cảnh nào, họ được làm gì, phải làm gì hay không được làm gì, hậu quả sẽ phải gánh chịu như thế nào nếu làm trái điều đó, từ đó có đầy đủ cơ sở để lựa chọn và thực hiện hành vi.
Ngược lại, các thể chế phi quan phương thường không có sự xác định về hình thức. Phong tục tập quán thể hiện dưới dạng hành vi mẫu (thực hành xã hội), đạo đức, tín ngưỡng dân gian chủ yếu được truyền miệng dưới dạng tục ngữ, ca dao… Mặc dù tín điều của các tôn giáo thường được ghi chép thành kinh sách, được truyền giảng trong tu viện, nhà thờ, tuy nhiên nhìn chung những quy định trong đó thường rất khái quát và trừu tượng. Chẳng hạn, những quy định trong Kinh Coran được thể hiện dưới dạng những đoạn thơ, khá dài dòng và tương đối trừu tượng. Chính vì vậy, để nhận thức và thực hiện những quy tắc đó một cách chính xác, thống nhất là một khó khăn rất lớn đối với mọi người.
Bổn là, pháp luật dễ thích ứng với điều kiện thực tế của đời sống xã hội. Là hình thức pháp lí của các quan hệ kinh tế xã hội, vì vậy, về cơ bản pháp luật quy định về vấn đề gì, quy định như thế nào, điều đó trước tiên phụ thuộc vào thực trạng của điều kiện kinh tế xã hội. Khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, pháp luật có sự thay đổi theo. Chính vì vậy, pháp luật có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống. Ngược lại, đạo đức, phong tục tập quán… thường có quá trình hình thành và biến đổi khá chậm chạp, nhiều tín điều tôn giáo đã hình thành cách ngày nay hàng nghìn năm nhưng không hề có sự thay đổi, thậm chí là bất di bất dịch. Nói cách khác, các thể chế phi quan phương thường không phản ánh kịp thời sự phát triển của cuộc sống. Do đó, chúng không thể điều chỉnh một cách kịp thời sự biến động của các quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, pháp luật cũng có những hạn chế nhất định. Pháp luật không thể điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội, những quan hệ xã hội được thiết lập trên cơ sở tình cảm của con người pháp luật không điều chỉnh được. Mặt khác, biện pháp cưỡng chế nhà nước không phải khi nào cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Đối với những chủ thể trong những điều kiện “không còn gì để mất” thì cưỡng chế chưa hẳn đã có ý nghĩa đối với họ, kể cả biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất. Ngược lại, sự tác động của dư luận xã hội (biện pháp đảm bảo thực hiện của các thể chế phi quan phương) nhiều khi rất có tác dụng, thậm chí, có trường hợp dư luận còn có thể khiến người ta xử sự một cách cực đoan là tự tìm đến cái chết. Niềm tin, đặc biệt là niềm tin tôn giáo là nhân tố có sức mạnh to lớn, thúc đẩy người ta thực hiện hành vi một cách triệt để, tận tâm, đến cùng.
Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)