1. Định kiến duy linh
Trong một tiểu luận khá dài và nổi bật với nhan đề “The Preconceptions of Economic Science” , Veblen công kích nền tảng triết học của kinh tế học chính thống. Ông lập luận rằng Adam Smith, một phần nắm được định kiến thực nghiệm, thực tế, mặc dù ông phạm lỗi nuôi dưỡng thế giới quan “duy linh” trong khoa học kinh tế. Trong định kiến duy linh, cơ sở thực tế sau cùng là ý muốn của Chúa, một kết quả tự nhiên thuộc mục đích luận. Vì thế chúng ta nhận thấy Smith (và các nhà kinh tế học cổ Điển khác) thảo luận giá tự nhiên hay cân bằng một khi bị xáo trộn sẽ trở lại thông qua trật tự tự nhiên được giả định. Theo lời Veblen:
“Định kiến duy linh thúc ép sự nhận thức hiện tượng theo nghĩa về tổng quát giống hệt nhau, quy cho đối tượng và thứ tự một yếu tố thói quen và sự chú ý với loại tương tự, mặc dù không nhất thiết ở mức độ, thái độ tinh thần giống nhau hiện diện trong các hoạt động của một tác nhân con người. Định kiến thực tế, một mặt ép buộc xử lý sự thật không phải quy cho tác động hay sự chú ý cá nhân, nhưng quy cho sự liên tục máy móc, về căn bản định kiến đạt đến sự phát biểu có hệ thống trong tay các nhà khoa học dưới danh nghĩa bảo tồn năng lượng hay dai dẳng về số lượng. Một số phương sách có thể đánh giá đối với phương pháp kiến thức sau là chắc chắn xảy ra ở mọi thời kỳ văn hóa, vì nó không thể thiếu đối với tất cả tính hiệu quả công nghiệp. Tất cả tiến trình công nghệ và sáng kiến cơ khí, nói theo tâm lý, đều dựa vào cơ sở này. Thói quen tư duy này là kết quả nhất thiết mang tính chọn lọc và thật ra là kết quả của kinh nghiệm nhân loại trong việc sử dụng các phương tiện vật chất trong đời sống. Vì thế, theo cách thông thường, tiếp theo sau là, văn hóa càng cao, thì sự chia sẻ định kiến cơ khí trong việc định dạng suy nghĩ con người càng lớn vì theo cách thông thường, thời kỳ văn hóa đạt được tùy thuộc vào tính hiệu quả của công nghiệp”. {The Preconceptions of Economic Science, trang 141).
2. Chủ nghĩa khoái lạc
Theo Veblen, thuyết hiệu dụng của Bentham và Mill hoàn toàn thay thế cho chủ nghĩa khoái lạc (hiệu dụng) để đạt mục đích như nền tảng chính thống. Kết quả là triết học hiệu dụng làm cho kinh tế học trở thành môn khoa học của cải trong đó cá nhân bất động, vì nhân tính và định chế được cung cấp, vì thế giá trị bị loại trừ. Kinh tế học trở thành(theo Veblen nghĩ, vẫn còn) là môn học tuyệt đối, theo thuyết quyết định quy tất cả vấn đề tốt (tốt = thông thường = thích hợp) cho một hệ thống không chức năng, tĩnh, nhưng có lợi và cạnh tranh. Kết quả của tất cả can thiệp hay xuất phát từ hệ thống cạnh tranh này dựa trên việc không ngừng tìm tòi để thu lợi tiền tệ nhiều hơn có thể dự đoán được và ảnh hưởng của sự gỡ bỏ can thiệp cũng có thể dự đoán. Một trong những chính đề dai dẳng của Veblen là bản năng và thói quen phát xuất từ chủ nghĩa khoái lạc tiền tệ mang đặc điểm của xã hội Mỹ về các mặt cung cầu. Quyền sở hữu của người vắng mặt và tiêu dùng cùng tiêu khiển phô trương là lời đáp mong đợi đối với định kiến hiệu dụng lan tỏa hình thành một nền “kinh tế tiêu dùng” (Vấn đề này được nghiên cứu chi tiết dưới đây).
3. Kết luận hệ thống kinh tế Tân cổ Điển chính thông và thượng tầng kiến trúc lý thuyết đều vô dụng
Từ quan điểm phương pháp luận trong phê bình của Veblen có thể tóm tắt như sau. Trước tiên, ông cho rằng quan điểm hệ thống kinh tế Tân cổ Điển chính thông, và thượng tầng kiến trúc lý thuyết đều vô ích, về bản chất là vô dụng. Nhưng ông không kết luận như đôi lúc giả định, phân tích kinh tế là không giá trị dựa theo giả định của nó. Một trở ngại là quan điểm nhân tính giản dị hóa – khái niệm của Bentham về “tính duy lý tiền tệ”, đúng ra là nhận thức thói quen-bản năng, và thêm nữa là nhận thức thay đổi đã lỗi thời. Thứ hai, xét theo quan điểm tích cực, Veblen đặt lý thuyết của chính ông trên (1) giả thuyết ngụ ý rằng các sự kiện lịch sử (xã hội, kinh tế, chính trị) được quyết định và mô tả tốt nhất bằng những đặc điểm nhóm hình thành bằng tổng hành vi con người theo thói quen bản năng, và (2) quan điểm thay đổi (theo thuyết tiến hóa) của Darwin, chứ không theo thuyết quyết định, như là một công cụ thích hợp để giải quyết hiện tượng kinh tế, xã hội.
Giả định của Veblen về hành vi nhóm rất phổ biến đối với nhiều tác giả bất đồng quan điểm, trong đó hầu hết là những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội và cấp tiến. Quan điểm thay đổi theo Darwin của ông là một tầm nhìn độc đáo, dựa trên suy nghĩ về chuỗi nhân quả hay tiến trình. Hãy xét một sự chuyển động từ một số địa điểm A đến một số tình trạng B, căn cứ vào một số sự dịch chuyển vị trí, nghĩa là cân bằng cạnh tranh ở tình trạng A, người theo thuyết quyết định sẽ cho rằng khi yếu tố gây ra sự dịch chuyển này bị gỡ bỏ hay cho phép tác động đến tình huống trong một thời gian dài, thì sự cân bằng hoặc sẽ được phục hồi hoặc sẽ thay đổi trong một số cách có thể dự đoán. Nghĩa là, cứ cho rằng dữ liệu kinh tế cơ bản (hàm số hiệu dụng, phí tổn, định chế, v.v…) không đổi từ A đến B, thì ảnh hưởng của một sự thay đổi xáo trộn đơn giản có thể phân tích được. Trong khái niệm của Veblen về chuỗi nhân quả, thì sự chấm dứt can thiệp đơn thuần với hệ thống hay đưa ra một sự thay đổi “thường trực” đơn giản ở tình trạng A sẽ không có cùng kết quả tương tự như không có sự can thiệp. Vì sở thích, công nghệ và định chế thường xuyên thay đổi, tình trạng A và B không thể so sánh trong bất kỳ cách nào có ý nghĩa. Phân tích kinh tế chính thống, vì sử dụng một phương pháp theo thuyết quyết định, cần phải có dữ liệu cơ bản của hệ thống vẫn giữ nguyên trong thời gian phân tích. Veblen, một mặt mô tả hệ thống thay đổi không đổi và không thể tránh khỏi. Đối với ông, kinh tế học được mô tả chính xác như một tiến trình hay như một “sự phát triển nhanh”.
4. Khái niệm thay đổi kinh tế
Veblen mô tả đặc điểm của những khái niệm phương pháp luận này và tâm lý học thói quen bản năng của ông ta trong trọng tâm của lý thuyết xác định thay đổi kinh tế. Trong khi phân tích của ông có thể áp dụng để thuyết minh cụ thể, như chúng ta sẽ thấy, thì toàn bộ dự định của ông trong lý thuyết được hợp nhất với quan điểm thay đổi định chế rộng khắp nền kinh tế.
Veblen phát triển một môn “khoa học” kinh tế tiến hóa dựa trên những định chế luôn thay đổi. Rõ ràng, ông nhận dạng hai nhóm định chế: “công nghệ” và “nghi thức”. Sự tồn tại và đặc điểm của những tập hợp phân đôi định chế dựa trên cái gọi là đặc điểm không thể thay đổi của nhân tính và các tiến trình nhân chủng và lịch sử, thì tiến trình này được tạo ra.
Yếu tố chính nào là trung tâm trong việc hình thành những định chế này qua thời gian? Veblen cho rằng bản năng con người là cội nguồn định chế nhân văn, nhất là ông nhận dạng những gì ông gọi là bản năng khéo léo và “sự hiếu kỳ để không” bẩm sinh của con người như nguồn định chế công nghệ năng động. Quan trọng trong khái niệm này là “tiến trình cơ khí” hay công nghệ, tạo sự gia tăng đối với một tập hợp các quyền sở hữu tài sản, cấu trúc kinh tế, xã hội, một số thói quen tư duy và v.v… Tiến trình cơ khí là tác động động lực trong xã hội, trong khi tập hợp cùng đôi định chế nghi thức có khuynh hướng trở thành kết quả tương đối tĩnh của một tình trạng nhất định trong tiến trình cơ khí. Vì thế định chế kinh tế, xã hội mang đặc điểm của một “thời kỳ nguyên thủy kéo dài” của xã hội gắn bó chặt chẽ với bản chất (và sự phát triển) của công nghệ trong khoảng thời gian ấy. Định chế kinh tế, xã hội phong kiến về bản chất mang đặc điểm công nghệ hiện còn đối với thời Trung cổ như các định chế “nghi thức” đương đại mang đặc điểm của những phương pháp sản xuất tiến bộ hơn thế kỷ 19 và 20.
5. Hai khía cạnh chính trong tiến trình định chế
Hai khía cạnh chính trong tiến trình định chế phải được triển khai. Thứ nhất là, các mối quan hệ giữa hai “loại” định chế không hoàn toàn đơn giản như mô tả trên, và (2) một số dạng hành vi kinh tế, xã hội cũng như “định kiến” trí tuệ liên kết với chúng, kết hợp với con người qua sự phát triển của họ nhưng được khuếch đại trong một “tiến trình cơ khí” nhất định. Thứ nhất, định chế nghi thức, trong đó có quyền sở hữu tài sản, không chỉ là sản phẩm của tiến trình cơ khí trong một thời đại bất kỳ mà còn tác động đến công nghệ, có thể là trường hợp cản trở hay khuyến khích công nghệ. Sự tương quan này chỉ có thể kéo dài trong một giai đoạn “ngắn” (có lẽ vài trăm năm), vì lâu dài công nghệ dựa trên khả năng phát minh của con người và dựa trên tính hiếu kỳ của con người đang bỏ không là động lực. Nói cách khác, định chế nghi thức kiềm chế tiến trình cơ khí, nhưng chỉ là tạm thời. Định chế công nghệ, về lâu dài, định hình các mối quan hệ kinh tế, xã hội.
Điểm thứ hai liên quan đến sự tương quan giữa bản năng và định kiến. Một số định kiến hay đặc điểm hành vi có thể thường gặp ở con người trong suốt toàn bộ sự phát triển của mình nhưng được nhấn mạnh bằng một tình trạng công nghệ cụ thể. Vì thế, như chúng ta sẽ thấy, tiêu dùng và tiêu khiển phô trương trong khi rất nhiều chứng cứ trong một số giai đoạn phát triển, vẫn còn dựa trên các đặc điểm hành vi chung của con người mang tính điển hình đối với mình từ khi thời đại bắt đầu. Con người sinh ra với một số bản năng và một tập hợp các định kiến về cách trong đó thế giới hoạt động. Ví dụ, sự đua tranh là một đặc điểm hành vi của con người, hành động như thế có chứng cứ rõ nhất trong các xã hội do văn hóa tiền tệ thống trị. Cũng như thế, văn hóa tiền tệ là sản phẩm của công nghệ cho phép hay thậm chí nuôi dưỡng sự bất hòa giữa quyền sở hữu và quản lý giữa sự tích lũy tài sản và tiến trình sản xuất thực tế giữa “kinh doanh” và doanh nghiệp.
LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)