Trả lời:
1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hiểu biết, nhận thức của người làm chứng
Quá trình nhận thức của người làm chứng ưải qua 2 giai đoạn: giai đoạn tri giác (hiểu biết về sự việc phạm tội xảy ra) và giai đoạn khai báo trước cơ quan điều tra. Mức độ chính xác, đầy đủ, cụ thể của mỗi giai đoạn nhận thức đều chịu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau.
1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người làm chứng
– Những yếu tố chủ quan:
+ Mức độ nhạy cảm của các giác quan của người làm chứng khi tri giác sự việc phạm tội.
+ Tình trạng sức khoẻ của người làm chứng khi tri giác sự việc phạm tội.
+ Trạng thái tâm lý của người làm chứng khi tri giác sự kiện (tri giác trong trạng thái tâm lý bình tĩnh hay hoảng sợ, tức giận; tri giác có chủ định hay không chủ định; có tập trung chú ý khi tri giác hay không…)
+ Khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết của người làm chứng về đối tượng tri giác.
– Những yếu tố khách quan:
+ Độ dài thời gian người làm chứng tri giác sự việc phạm tội xảy ra (tri giác được trong bao lâu).
+ Độ dài khoảng cách giữa người làm chứng với đối tượng cần tri giác trong quá trình họ tri giác sự việc phạm tội.
+ Điều kiện thời tiết thuận lợi hay không thuận lơi cho việc tri giác của người làm chứng đối với sự việc phạm tội xảy ra (như: đủ hay thiếu ánh sáng; trời quang đãng hay sương mù, mưa, gió, bão; môi trường âm thanh…).
+ Tính chất, đặc điểm của sự kiện mà người làm chứng đã tri giác: Đơn giản hay phức tạp; phạm vi rộng hay hẹp; số lượng các tình tiết; mức độ nguỵ trang của người phạm tội… (Chẳng hạn sự kiện một người cầm dao hành hung một người khác sẽ đơn giản hơn sự kiện một vụ gây rối hoặc khủng bổ do nhiều người tham gia và diễn ra trong một phạm vi rộng; các đối tượng thực hiện tội phạm với phương thức, thủ đoạn tinh vi…).
Những yếu tố chủ quan và khách quan nêu trên mới chỉ ảnh hưởng đến sự hiểu biết của người làm chứng về sự việc phạm tội xảy ra. Còn sự hình thành lời khai, thiện chí tham gia vào quá trình điều tra, khả năng khai báo sự thật của người làm chứng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác của quá trình lấy lời khai người làm chứng.
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lấy lời khai người làm chứng
Sau khi tri giác sự việc phạm tội xảy ra, người làm chứng ttải qua giai đoạn nhớ lại và khai báo với cơ quan điều tra. Kết quả nhớ lại và khai báo thành lời (cung cấp các thông tin) của người làm chứng phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau đây:
– Những yếu tố chủ quan:
+ Năng lực trí nhớ của người làm chứng.
Năng lực trí nhớ của người làm chứng có quan hệ chặt chẽ với kết quả khai báo của người làm chửng. Nếu người làm chứng có năng lực trí nhớ tốt, nhở đầy đủ, chính xác, lâu bền các thông tin đã thu nhận được về vụ án thì chắc chắn lời khai của người làm chứng (những thông tin mà họ cung cấp) sẽ có giá trị tin cậy.
+ Sự tham gia của nhân tố tư duy trong quá trình khai báo của người làm chứng.
Tư duy tham gia phân tích, tổng hợp các thông tin thu nhận được, so sảnh, đối chiểu với những thông tin khác, với những kinh nghiệm đã có của bản thân, đi đến những phán đoán, suy lý và đưa ra những kết luận nào đó về các tình tiết của sự việc phạm tội đã xảy ra.
Như vậy, tư duy vừa tham gia tạo dựng tính logic của lời khai, trên cơ sở những tư liệu đã lưu giữ được trong trí nhớ của người làm chứng về vụ án, vừa tham gia vào nội dung lời khai của người làm chứng ở một mức độ nhất định. Đặc biệt là khi người làm chứng đưa ra những phán đoán, suy lý nào đó về vụ án xảy ra.
+ Trạng thái tâm lý của người làm chứng khi khai báo với cơ quan điều tra.
Người làm chứng khai báo với cơ quan điều tra thường trong 2 loại ừạng thái tâm lý nổi bật sau đây:
+ Trạng thái tâm lý bình tĩnh, thoải mái, sẵn sàng làm chứng.
Với ttạng thái tâm lý này, người làm chứng có điều kiện tự giác huy động mọi khả năng của trí nhớ để nhớ lại sự việc phạm tội đã xảy ra, khai báo đầy đủ, cụ thể, chi tiết, logic, ít bị quên.
+ Trạng thái tâm lý hồi hộp, lo lắng, hoặc khó chịu, không hài lòng, không yên tâm khai báo.
Trạng thái tâm lý này ảnh hưởng không tốt đến quá trình giao tiếp và khai báo của người làm chứng với cơ quan điều tra. Không khí giao tiếp sẽ không tự nhiên, dễ tè nhạt hoặc có khi căng thẳng. Người làm chứng dễ bị lúng túng, khai báo hay bị quên, thiếu logic hoặc chần chừ, do dự… hạn chế kết quả khai báo.
+ Động cơ khai báo của người làm chứng về sự việc phạm tội đã xảy ra.
+ Khả năng trình bày hiểu biết của người làm chửng về vụ án.
+ Thái độ, quan đỉểm của người làm chứng về vụ án và kẻ phạm tội (đồng tình, bàng quan hay phản đối).
– Những yếu tố khách quan:
+ Khoảng thời gian từ khi người làm chứng tri giác sự việc phạm tội đến khi họ trình bày với cơ quan điều tra.
+ Tác động của điều tra viên trong quá trình lấy lời khai người làm chứng.
+ Tính chất và mức độ liên quan của người làm chứng đối với vụ án (với tội phạm đã xảy ra, với bị can, với người bị hại). Mức độ liên quan này sẽ chi phối trực tiếp các động cơ thúc đẩy hoặc kìm hãm người làm chứng khai báo.
+ Đặc điểm nhân thân của người làm chứng trong mối liên hệ với việc làm chứng của họ (quốc tịch, dân tộc, tuổi, trình độ, nghề nghiệp…).
+ Hoàn cảnh, điều kiện sống, làm việc, học tập của người làm chứng trong quá trình lấy lời khai.
2. Những động cơ tâm lý thúc đẩy hoặc kìm hãm người làm chứng khai báo
Cũng như mọi hoạt động của con người, hoạt động khai báo của người làm chứng bao giờ cũng có những động cơ tâm lý chi phối. Đây là những nguyên nhân tâm lý bên trong có tác dụng thúc đẩy, điều chỉnh hoặc kìm hãm hoạt động khai báo của người làm chứng trước cơ quan điều tra.
Có thể phân tích động cơ tâm lý của người làm chứng thành 2 loại nổi bật: Động cơ tâm lý tích cực (thúc đẩy sự khai báo của người làm chứng) và động cơ tâm lý tiêu cực (kìm hãm sự khai báo của người làm chứng). Hai loại động cơ này có quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự chuyển hoá, thay thế cho nhau, tuỳ theo tác động của điêu tra viên và tác động của các yếu tố khách quan khác đối với người làm chứng trong quá trình điều tra.
2.1 Những động cơ tâm lý tích cực, thúc đẩy người làm chứng khai báo
– Ý thức đấu tranh chống tội phạm, tinh thần tránh nhiệm công dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh và trật tự xã hội của người làm chứng.
Về cơ bản, người làm chứng trong các vụ án hình sự có động cơ khai báo xuất phát từ ý thức đấu tranh chổng tội phạm, muốn góp phàn bảo vệ an ninh và trật tự xã hội của nơi mình sinh sống, của đất nước. Động cơ tâm lý này thể hiện đầy đủ ở những người làm chứng có trình độ hiểu biết về xã hội và pháp luật, sống trung thực, có bản lĩnh, ít tính toán cá nhân và không có quan hệ với bị can, không liên quan (dính líu) tới tội phạm. Tuy vậy, cần phải nói rằng: ý thức đẩu tranh chống tội phạm của người làm chửng trong quá trình khai báo còn tuỳ thuộc vào mối tương quan với các động cơ khác (đặc biệt là các động cơ tiêu cực) đã hình thành ở người làm chứng và tuỳ thuộc rất nhiều vào tác động của điều tra viên tới người làm chứng trong quá trình gặp gỡ, lấy lời khai của họ.
– Tình cảm, đạo đức, nhân nghĩa, đạo lý của người làm chứng.
Tình cảm, đạo đức, nhân nghĩa, đạo lý của người làm chứng có ý nghĩa rất quan trọng đối với thái độ và hành vi của họ trước các tác động của hiện thực, đặc biệt là trước các sự việc phạm tội xảy ra. Với sự căm ghét hoạt động bất lương, vô đạo đức, vi phạm pháp luật của kè phạm tội; với tình thương đối với người dân lương thiện bị xâm hại về vật chất, thể xác, tinh thần… họ sẽ can thiệp theo lẽ phải vào sự việc phạm tội, sẽ tố giác bọn phạm tội trước pháp luật, sẽ khai báo thành thật khi cơ quan điều tra lấy lời khai của họ với tư cách là người làm chứng.
Thực tế cho thấy, mức độ ảnh hưởng, chi phối của yếu tố tình cảm, đạo đức, nhân nghĩa, đạo lý đến việc khai báo của người làm chứng tuỳ thuộc rất lớn vào mức độ sâu sắc của chính tình cảm, đạo đức đã hình thành ở người làm chứng. Đồng thời, còn tuỳ thuộc rất nhiều vào sự tác động qua lại của các động cơ tâm lý khác (trong đó có động cơ tâm lý tiêu cực) và các tác động của các yếu tố bên ngoài tới người làm chứng (như dư luận xã hội, kỷ cương pháp luật, nền an ninh, trật tự xã hội và các tác động của điều tra viên). Tuỳ theo ý nghĩa của từng tác động sẽ làm cho tình cảm, đạo đức ở người làm chứng mạnh hơn hoặc yếu đi, thể hiện rõ hơn hoặc bị lu mờ trong quá trình khai báo trước cơ quan điều tra.
– Những động cơ tâm lý mang tính chất tình huống xuất hiện ở người làm chứng thúc đẩy họ khai báo.
Hoàn cảnh cụ thể với các yếu tố tác động (như thái độ ứng xử mẫu mực của điều tra viên; nội dung giải thích, thuyết phục, khơi gợi của điều tra viên; những tình cảm bột phát tại thời điểm được lấy lời khai…) làm cho nhận thức, tâm trạng, tình cảm… của người làm chứng có chuyển biển. Người làm chứng trải qua quá trình đẩu tranh động cơ, cân nhắc, lựa chọn và đi đến quyết định tốt nhất, có lợi nhất, tối ưu nhất cho bản thân mình là khai báo đầy đủ, chính xác những hiểu biết của mình về vụ án trước cơ quan điều tra.
2.2 Những động cơ tâm lý tiêu cực, kìm hãm người làm chứng khai báo thành thật
Động cơ tâm lý tiêu cực, kìm hãm sự khai báo thành thật của người làm chứng diễn ra rất đa dạng, xuất phát từ sự tính toán về lợi ích cá nhân của người làm chứng. Những động cơ tâm lý phổ biển thuộc loại này bao gồm:
– Người làm chứng sợ bị đối tượng trả thù.
Cùng với hoạt động phạm tội, người phạm tội còn tìm mọi cách chống lại hoạt động của cơ quan điều tra, đe doạ trả thù và thực hiện hành vi trả thù đối với những người đã phát hiện, tố cáo hoạt động phạm tội của chúng. Pháp luật, phong trào quần chúng đấu tranh chống tội phạm, dư luận quần chúng có lên án, tác động nhưng vẫn chưa ngăn chặn và loại bỏ được tình trạng này. Thực tế đó đã làm cho nhiều người trong xã hội có tâm lý sợ bị bọn tội phạm trả thù, không dám tố cáo hoạt động phạm tội của chúng, không muốn làm chứng cho vụ án. Tâm lý đó sẽ làm cho việc lấy lời khai người làm chứng gặp khó khăn và kết quả khó đạt được như mong muốn.
– Người làm chứng sợ bị phiền phức, mất thời gian, tốn kém về kinh tể khi làm chứng.
Người làm chứng thường có tâm lý sợ bị phiền hà do phải “dính dáng” tới pháp luật, sợ bị mất thời gian ảnh hưởng đến công việc hàng ngày, ảnh hưởng tới thu nhập về kinh tế, sợ phải chi phí tốn kém cho việc đi lại, ăn uống, sinh hoạt trong quá trình làm chứng… Động cơ tâm lý này có tác động không nhỏ tới người làm chứng. Bằng lý do nào đó, họ sẽ tìm cách lẩn tránh việc làm chứng; hoặc sẽ khai báo qua loa, đại khái cho xong việc, không quan tâm tới việc làm sáng tỏ vụ án cũng như các đối tượng phạm tội.
– Người làm chứng có động cơ tâm lý sợ ảnh hường tới uy tín, danh dự, địa vị của cá nhân.
Một số người làm chứng có tâm lý sợ dư luận xã hội chê cười, coi thường, đánh giá không tốt, làm cho uy tín, danh dự, vị trí xã hội của bản thân bị ảnh hưởng (do họ có liên quan tới vụ án hoặc do cách “triệu tập” của cơ quan điều tra). Do đó, họ không muốp ra làm chứng công khai trước pháp luật; hoặc khai báo hạn chế, ở mức thấp nhất – mức mà họ cảm thấy không thể lẫn tránh được vì quá rõ ràng.
– Người làm chứng có động cơ tâm lý sợ ảnh hưởng tới người thân trong gia đình và quan hệ bạn bè cùng công tác.
Người làm chứng có quan hệ gia đình, bạn bè… với các đối tượng của vụ án thường có tâm lý sợ ảnh hưởng không tốt tới người thân (nếu khai báo đúng sự thật, người thân sẽ bị xử lý nặng), do đó họ luôn giấu diếm, bao che cho các đối tượng là người thân của họ.
– Người làm chứng có động cơ tâm lý sợ bản thân bị quy kết trách nhiệm hình sự vì có hành vi liên quan đến tội phạm ở mức độ nhất định.
Có một số người làm chứng có hành vi liên quan đến tội phạm xảy ra, nhưng chưa đến mức bị khởi tố hình sự. Những người làm chứng này rất sợ bị liên đới tới vụ án hình sự, sợ bị xử lý trước pháp luật, sợ phải vào tù, phải bồi thường thiệt hại, do vậy họ thường đổi phó với cơ quan điều tra trong quá trình khai báo, như: chuẩn bị cách khai báo có lợi cho họ trước cơ quan điều tra; tìm cách quan hệ để thống nhất lời khai với các đối tượng hoặc người làm chứng khác; tìm hiểu kết quả điều tra vụ án của cơ quan điều tra để lựa chọn nội dung và cách thức khai báo; khai báo nhỏ giọt, không diễn giải; đổ lỗi cho người khác, cho sự vô tình, không hiểu biết, hoặc vì tò mò, vì tham tiền, vụ lợi…
Luật LVN Group (sưu tầm & Biên tập)