1. Cá nhân John Maynard Keynes

John Maynard Keynes sinh ra ở Cambridge, là con trai của John Neville Keynes, một giảng viên của Đại học Cambridge và Florence Ada Brown, một tác giả và là nhà cải cách xã hội. Em trai của ông, Geoffrey Keynes (1887–1982) là một nhà phẫu thuật. Em gái của ông là Margaret (1890–1974) và là vợ của một nhà sinh học đã giành được Giải Nobel tên Archibald Hill. Thuở nhỏ, ông đã thích lái xe lửa, nhưng rồi ông được học bổng tại trường trung học Eton College, sau đó nghe giảng tại King’s College thuộc Đại học Cambridge. Tại đây John Maynard Keynes học các môn như Toán, Triết học, Lịch sử và Kinh tế. Sau khi lấy bằng tiến sĩ năm 1908, đầu tiên, ông làm tại văn phòng của Bộ Tài chính Anh ở Ấn Độ, về sau giảng dạy kinh tế học ở Đại học Cambridge. Năm 26 tuổi, tác phẩm Phương pháp biên chế chỉ số của ông đoạt giải thưởng Adam Smith. Sau đó ông làm chủ biên tạp chí Kinh tế học. Trước Chiến tranh thế giới I, John Maynard Keynes là thư ký Hội kinh tế Hoàng gia Anh. Chiến tranh thế giới I nổ ra, ông làm ở Ngân khố Anh, sau chiến tranh là đại biểu Bộ Tài chính Anh tại Hội nghị hòa bình Paris, rồi viết cuốn sách Thành quả kinh tế của hòa bình gây tiếng vang lớn.

Từ năm 1929 tới năm 1933, ông chủ trì Ủy ban cố vấn kinh tế tài chính nước Anh. Năm 1936, viết tác phẩm nổi tiếng của ông với nhan đề Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ. Năm 1942, ông được phong làm huân tước Anh. Năm 1944, ông đảm nhiệm chức giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển phục hưng quốc tế. Ông qua đời ngày 21 tháng 4 năm 1946 vì bệnh tim.

Hệ lý luận Kinh tế học vĩ mô của Keynes trở thành căn cứ chế định chính sách kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa phát đạt. Keynes có cống hiến rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, một thời được xem là “cứu tinh” của chủ nghĩa tư bản, “người cha của sự phồn vinh sau chiến tranh”.

Thời trẻ, các mối quan hệ tình cảm của Keynes hầu hết là với đàn ông. Khi học tại Cambridge, ông công khai hẹn hò với nhiều người, như Dilly Knox, Daniel Macmillan và Duncan Grant.

Nhiều năm sau, Keynes gặp gỡ nhiều phụ nữ. Năm 1918, ông gặp Lydia Lopokova, một nữ diễn viên balê người Nga nổi tiếng, họ cưới nhau năm 1925. Lopokova có thai nhưng bị sảy vào năm 1927.

2. Giáo dục

Keynes được học tại Eton, ở trường ông đã sớm bộc lộ tài năng, tầm hiểu biết rộng lớn, đặc biệt là với môn toán học và lịch sử. Ông vào trường đại học Cambridge vào năm 1902 để nghiên cứu về toán học, nhưng các mối quan tâm về chính trị của ông đã đưa ông đến với lĩnh vực kinh tế học, lĩnh vực mà ông nghiên cứu ở Cambridge dưới sự chỉ dẫn của Arthur Cecil Pigou và Alfred Marshall. Marshall là người được cho đã có sự thúc đẩy sự chuyển hướng của Keynes từ toán học sang kinh tế học. John Maynard Keynes nhận bằng cử nhân vào năm 1905 và thạc sĩ vào năm 1908.

3. Phản ứng của Keynes đối với phái cổ Điển

Kinh tế học cổ điển hay kinh tế chính trị cổ điển là một trường phái tư tưởng trong kinh tế học phát triển mạnh mẽ, chủ yếu ở Anh, vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Các nhà tư tưởng chính của nó được cho là Adam Smith, Jean-Baptiste Say, David Ricardo, Thomas Robert Malthus và John Stuart Mill. Các nhà kinh tế học này đã đưa ra lý thuyết về kinh tế thị trường với tư cách là các hệ thống tự điều chỉnh phần lớn, được điều chỉnh bởi các quy luật tự nhiên của sản xuất và trao đổi (nổi tiếng là ẩn dụ về bàn tay vô hình của Adam Smith ).

Phái Cổ Điển theo cách dùng từ của Keynes bao gồm toàn bộ các tác giả Cổ Điển và Tân cổ Điển từ Smith, Ricardo đến Marshall, Pigou (Keynes cho rằng tác phẩm của Pigou là kho chứa của toàn bộ truyền thống). Ngoài ra, kinh tế học cổ Điển trong khuôn khổ ám chỉ của Keynes là mô thức lý tưởng hóa. Chính mô thức lý tưởng hóa lý thuyết vĩ mô cổ Điển này mà Keynes ngỏ ý, mặc dù ông hoàn toàn thừa nhận là những người đoán trước quan điểm của ông.

Sự cắt đứt cơ bản của John Maynard Keynes với truyền thống cổ Điển là về khái niệm định luật Say, phát biểu bao quát và ngây thơ, cho rằng cung tạo ra cầu của chính nó. Định luật Say (cùng với trang thiết bị) ám chỉ nạn thất nghiệp, ít nhất là vấn đề dài hạn, không thể xảy ra. Vả lại định luật ngụ ý rằng nền kinh tế phải tự điều chỉnh, nghĩa là sự xáo trộn từ cân bằng việc làm đủ sản xuất đủ chỉ mang tính nhất thời.

Phái Cổ Điển lập luận kinh tế học hiện đại có chức năng giống như nền kinh tế hoán vật. Hàng trao đổi lấy hàng và tiền đơn thuần tượng trưng cho tiêu chuẩn giá trị và phương tiện trao đổi. Theo lời Pigou, tiền là “vật ngụy trang”, che giấu hoạt động thật của nền kinh tế. Tiền là dầu nhờn của thương mại chứ không phải là bánh xe.

Cách phát biểu khác định luật Say cho rằng tổng tiết kiệm (trích từ dòng chảy chi tiêu) luôn bằng với đầu tư (trở lại dòng chảy chi tiêu) khi có việc làm đủ. Nói chung người ta thích tiêu dùng hiện tại hơn tương lai, nhưng dựa vào tiền tiết kiệm là một hàm số phần thưởng của tiết kiệm, hay lãi suất, thì chúng có thể mang lại nhiều tài sản hơn dưới dạng tiết kiệm nếu như có lãi suất dương. Vì thế phái cổ Điển lập luận số lượng tiết kiệm quan hệ dương với lãi suất.

4. Đầu tư có quan hệ âm với lãi suất

Đầu tư mặt khác có quan hệ âm với lãi suất. Tại sao? Bởi lẽ trong nhiều lý do khác, sức sản xuất của số đầu tư nhất định giảm với sự gia tăng dần trong đầu tư (dĩ nhiên công nghệ luôn không đổi). Sức sản xuất biên tế đầu tư giảm dần này có nghĩa lãi suất thấp hơn cần phải có để tăng số lượng đầu tư. Trong đó bảng kê tiết kiệm khắp nền kinh tế và đầu tư được mô tả dựa vào lãi suất. lãi suất r0, phái Cổ Điển lập luận, tiết kiệm ngang bằng đầu tư, có nghĩa là những gì không tiêu dùng (tiết kiệm) đều được đầu tư (trở về dòng chảy chi tiêu). Cơ chế lãi suất linh động đảm bảo kết quả này. Tính co dãn trong bối cảnh này có nghĩa nếu đầu tư vượt quá tiết kiệm, có nghĩa ở lãi suất rp thì lãi suất sẽ được các nhà đầu tư tăng giá đến r0. Trái lại, nếu tiết kiệm lớn hơn đầu tư, thì người tiết kiệm sẽ giảm lãi suất xuống r0.

Mô thức Cổ Điển có thể xử lý sự gia tăng đầu tư (sinh ra từ đổi mới hay phát minh). Mức đầu tư tăng hoàn toàn, và số tiêu dùng giảm. Trong Hình 19-1, đường chấm chấm tượng trưng bảng kê đầu tư mới. Xã hội được xui khiến phải tiết kiệm nhiều hơn bằng lãi suất tăng. Ớ sự cân bằng mới lãi suất tăng đến r*, còn số lượng tiết kiệm và đầu tư tăng đến s *I*. Gia tăng thực sự trong tiết kiệm (sữ*- s0) tượng trưng giảm tiêu dùng, nhưng giảm tiêu dùng gây ra từ đó thường đi kèm với tăng đầu tư (i0*- i0). Trong cân bằng nền kinh tế không sản xuất quá thừa cũng như quá thiếu. Căn cứ vào thị trường tự do, chính sách bất can thiệp chung và lãi suất phản ứng nhanh, định luật Say là một định luật đáng tin. Nhu cầu hàng hóa có sẵn (tiêu dùng và đầu tư) cũng luôn tùy thuộc. Thị trường luôn chắc chắn có đủ việc làm.

Đề xuất Cổ Điển khác mở rộng và ủng hộ định luật Say là liên quan đến tính co dãn của tiền lương và giá cả trong kinh tế học. Nếu vì một số lý do, nền kinh tế bị trì trệ trong khi điều chỉnh những thay đổi cơ bản trong tiết kiệm và đầu tư (nghĩa là, kết quả của sự thay đổi to lớn trong mong muốn tiết kiệm), giá cả và tiền lương co dãn sẽ bảo đảm sự điều chỉnh ngắn hạn trôi chảy. Với sự khan hiếm tổng cầu, tiền tệ, lương và giá cả sẽ giảm chẳng hạn như để phục hồi việc làm đủ sản xuất đủ. Công nhân luôn sẵn sàng chấp nhận đồng lương thấp hơn, doanh nghiệp muốn chấp nhận giá thấp để bán được nhiều hàng. Bất kỳ xáo trộn gây ra thất nghiệp và giảm sản lượng nhất định đều nhất thời vì sự cạnh tranh trong lao động và thị trường sản phẩm luôn điều chỉnh biến số thực của hệ thống đến mức cân bằng.

5. Những đề xuất ngoại lệ đối với John Maynard Keynes

Keynes thẳng thừng xem những đề xuất này là ngoại lệ. Thứ nhất, Keynes phủ nhận định luật Say. Đối với Keynes, cân bằng tiết kiệm và đầu tư không phải là vấn đề đơn giản như thế đối với các nhà kinh tế học cổ Điển. Tiết kiệm và đầu tư được quyết định bằng nhiều yếu tố phức tạp ngoài lãi suất ra, và không có đảm bảo rằng hai yếu tố nhất thiết bằng nhau ở mức độ hoạt động kinh tế tạo ra việc làm đủ.

Thứ hai, tính khắc nghiệt trong nền kinh tế chẳng hạn như độc quyền và liên đoàn lao động cản trở sự chuyển động trôi chảy của lương và giá, mang sự điều chỉnh nền kinh tế sao cho đủ việc làm. Ông nghĩ người lao động, đều bị “ảo giác về giá trị tiền tệ”, nghĩa là hành vi của họ liên quan đến tiền lương danh nghĩa (IV) hơn là tiền lương thực tế (W/P). Họ từ chối giảm tiền lương danh nghĩa. Cùng với các nhà kinh tế học cổ Điển, Keynes cho rằng mức việc làm tỉ lệ nghịch với mức lương thực tế và sự từ chối người lao động giảm lương danh nghĩa là sự phủ nhận trực tiếp cơ chế điều chỉnh mức lương cổ Điển.

Nhưng Keynes đi sâu hơn khi đặt vấn đề: Nếu công nhân sẵn sàng chịu giảm lương danh nghĩa thì sao? Giảm lương như thế có nghĩa là giảm lương thực tế và tăng việc làm (di chuyển xuống đường cong cầu lao động)

nếu và chỉ nếu giá vẫn giữ nguyên không đổi. Thế nhưng Keynes cho rằng giá không thể giữ nguyên không đổi khi đối mặt với việc giảm tiền lương danh nghĩa vì giảm thu nhập từ lương có nghĩa là nhu cầu hàng hóa giảm dần và giá thấp hơn đối với hàng hóa này. Tuy nhiên, giá thấp hơn có nghĩa lương thực tế không giảm và việc làm có lẽ cũng không tăng (trừ phi hiệu ứng Keynes hoạt động, chúng ta sẽ đề cập phần sau). Tóm lại, điều chỉnh mức lương danh nghĩa là biện pháp không hiệu quả để giải quyết nạn thất nghiệp.

Keynes lập luận rằng thất nghiệp chỉ có thể giải quyết hiệu quả bằng việc vận dụng tổng cầu. Công nhân sẵn sàng chấp nhận việc tăng giá gây ra từ tăng cầu, dựa vào mức lương danh nghĩa ổn định. Tăng như thế sẽ làm giảm tiền lương danh nghĩa, qua đó kích thích việc làm. Keynes xoay quanh đề xuất của phái cổ Điển: Việc làm không tăng bằng cách giảm tiền lương thực tế, nhưng tiền lương thực tế giảm vì việc làm tăng do tăng tổng cầu.

LUẬT MINH kHUÊ (Sưu tầm)