1. Quy định về phí bảo hiểm tiền gửi

Theo quy định của pháp luật hiện hành: Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và được coi là chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng (Xem: Điều 20 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012, Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 24/2014/TT-NHNN ngày 06/9/2014 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi.)

Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kì hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định trên thì ngoài việc phải nộp đủ số phí còn thiếu phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm.

Trường hợp tổ chức bảo hiểm tiền gửi phát hiện sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm thông báo và truy thu số phí còn thiếu hoặc thoái thu đối với số phí nộp thừa trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hiện.

Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt thì tổ chức bào hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nộp phí bảo hiểm tiền gửi và tiền phạt. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cỏ trách nhiệm xử lí.

Trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí bảo hiểm tiền gửi mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải trích tài khoản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để nộp phí theo quy định lần thứ hai thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

2. Trả tiền bảo hiểm

Pháp luật quy định nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền (Xem: Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gừi năm 2012 và Điều 8 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 24/2014/TT-NHNN ngày 06/9/2014 hướng dân một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gừi). Tại văn bản này phải nêu rõ việc tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán (lâm vào tình trạng phá sản) để làm cơ sở cho việc trả tiền bảo hiểm tiền gửi.

Thủ tục chi trả tiền bảo hiểm được thực hiện như sau (Xem: Điều 26 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012):

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải gửi hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm bao gồm văn bản đề nghị trả tiền bảo hiểm, danh sách người được bảo hiểm tiền gửi, số tiền gửi của từng người được bảo hiểm tiền gửi và sổ tiền bảo hiểm đề nghị tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiến hành kiểm tra các chứng từ, sổ sách để xác định số tiền chi trả.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có phương án trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi; thông báo công khai về địa điểm, thời gian, phương thức trả tiền bảo hiểm trên ba số liên tiếp của một tờ báo trung ương, một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và trên một báo điện tử của Việt Nam; niêm yết danh sách người được trả tiền bảo hiểm tại địa điểm đã thông báo.

– Khi nhận tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm tiền gửi phải xuất trình các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu họp pháp đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

– Tổ chức bảo hiểm tiền gửi trực tiếp trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi hoặc uỷ quyền cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khác thực hiện.

– Sau thời hạn 10 năm kể từ ngày tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thông báo lần thứ nhất về việc trả tiền bảo hiểm, những khoản tiền bảo hiểm không có người nhận sẽ được xác lập quyền sở hữu nhà nước và bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, người có quyền sở hữu khoản tiền gửi được bảo hiểm sẽ không có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả số tiền bảo hiểm đó.

Bên cạnh các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động bảo hiểm, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng. Khi tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính, ngay cả trước và trong khi bị kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi có thể xem xét hỗ trợ bằng các khoản cho vay, bảo lãnh hoặc mua lại các khoản nợ nếu như Ngân hàng Nhà nước nhận định rằng, việc tổ chức tín dụng bị phá sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sự ổn định cùa hệ thống tổ chức tín dụng và nền kinh tế.

Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi sau khi thực hiện việc chi trả số tiền bảo hiểm sẽ trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền bảo hiểm đã chi trả và được tham gia vào quá trình quản lí, thanh lí, phân chia giá trị tài sản của tô chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo thứ tự thanh toán như đổi với người gửi tiền khác theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. Số tiền thu hồi được từ việc thanh lí tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng về bảo hiểm tiền gửi, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng – Công ty luật LVN Group