1. Quy định chung của pháp luật về phường hội
Phường hội là tổ chức của các thợ thủ công cùng ngành nghề liên kết lại với nhau nhằm giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp của mình dưới chế độ phong kiến.
Ở châu Âu trong thế kỉ X-XIII, phường hội là một loại tổ chức tôn giáo, thương mại hoặc nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khi nền công nghiệp lớn hình thành, những phường hội này đã mất vai trò quan trọng của mình, tuy nhiên cho đến nay vẫn tồn tại một số ít, chủ yếu là dưới hình thái những hội từ thiện.
Trong chế độ phong kiến, nhiều phường hội được thành lập như phường săn, phường hát, phường vải… Các thành viên của tổ chức này đều có cùng một mục đích, nghề nghiệp, sở thích bởi vậy họ liên kết với nhau để cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau.
Ở Việt Nam trước kia, những người thợ thủ công dù ở đô thị (như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An, Gia Định) hay làng quê đều họp nhau thành phường. Ở các đô thị lớn, có mỗi phường ở một phố (Hà Nội – 36 phố phường), còn ở thôn quê, dân phường sống rải rác khắp trong làng, không thành khu riêng (trừ dân ngụ cư các làng nghề thủ công thường sống ở rìa làng). Trùm phường được cắt lượt mỗi người làm một năm. Phường nghề Việt Nam không phải là tổ chức nghề nghiệp chặt chẽ, chế ức bên trong và cạnh tranh với bên ngoài, mà chỉ giúp nhau trong sinh hoạt như hiếu hỉ. Đứng đầu phường là trùm phường được bầu do uy tín và năng lực, không thế tập, không có đặc quyền đặc lợi. Trùm phường đại diện cho phường trong quan hệ với chính quyền địa phương và với các phường khác; tổ chức chuyển ngạch cho thợ học việc, giám sát thu chi quỹ phường, điều hành và điều tiết các quan hệ trong phường. Sinh hoạt tập thể của phường hàng năm chỉ vào ngày giỗ và sinh nhật của tổ nghề. Phường không đóng vai trò đáng kể trong phát triển nghề nghiệp cũng như trong thiết chế xã hội làng quê.
Ngoài các phường nghề kể trên, ở nhiều nơi còn gọi các hội tự cấp (hội họ) như họ hiếu, họ hỉ, họ mua bán, họ ăn tết, họ làm nhà… là phường, nhưng thựcchất là chơi họ. Ngày nay, PH còn phổ biến, còn phường nghề được phục hồi thời kinh tế thị trường, và sinh hoạt chủ yếu của nó cũng chỉ trong thờ cúng tổ nghề.
2. Mục đích chủ yếu của việc thành lập phường hội ?
3. Tiêu chuẩn thành lập phường ?
Tiêu chuẩn thành lập phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 7 Nghị định 62/2011/NĐ-CP về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn như sau:
1. Phường thuộc quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập khi đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Mật độ dân số đạt từ 10.000 người/km2 trở lên đối với phường thuộc quận; đạt từ 6.000 người/km2 trở lên đối với phường thuộc thành phố thuộc tỉnh; đạt từ 4.000 người/km2 trở lên đối với phường thuộc thị xã;
b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 85% trở lên đối với phường thuộc quận; đạt từ 75% trở lên đối với phường thuộc thành phố thuộc tỉnh; đạt từ 70% trở lên đối với phường thuộc thị xã;
c) Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ đối với phường thuộc quận; đồng bộ từng mặt hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ đối với phường thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d) Có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với trường hợp phường được thành lập để mở rộng khu vực nội thành, nội thị phải đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm d và đạt từ 70% trở lên mức tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Nguyên tắc tổ chức họ, hụi, biêu, phường ?
– Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự:
+ Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
+ Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
+ Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
+ Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
+ Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
– Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.
– Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
5. Thủ tục thành lập Hội ?
Trình tự thực hiện
Bước 1: Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động trong phường gửi hồ sơ xin thành lập hội qua Bộ phận 1 cửa.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp;
Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ chuyển cho phòng chuyên môn nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến đóng góp, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).
– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định cho phép thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
– Bước 5: Trả kết quả cho bộ phận 1 cửa, cán bộ 1 cửa trả cho công dân
Cách thức thực hiện
– Nộp văn bản đăng ký trực tiếp
– Qua dịch vụ bưu chính
– Nộp trực tuyến tại cổng dịch vụ công trực tuyến Hà Nội hoặc cổng dịch vụ công quốc gia.
Thành phần số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị thành lập hội
– Dự thảo điều lệ hội
– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận
– Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội;
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở hội;
– Bản kê khai tài chính, tài sản (nếu có)
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Điều kiện
Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên địa bàn lãnh thổ; Có điều lệ; Có trụ sở; Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
a, Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
b, Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong quận có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
c, Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong quận có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
d, Hội có phạm vi hoạt động trong phường có ít nhất mười công dân, tổ chức trong phường có điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
đ, Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều quận; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong quận có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong quận cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội; Đối với hội nghề nghiệp có tính đặc thù chuyên môn, số lượng công dân và tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia thành lập hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tài Điều 14 Nghị định này xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Thời gian: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Lệ phí: Không mất phí
Nộp tại UBND quận, Phòng nội vụ,hoạc các phòng ban ngành thuộc UBND có liên quan
Trên đây là thủ tục lập hội
Mọi thắc mắc xin liên hệ với công ty Luật LVN Group chúng tôi : 1900.0191. Luật LVN Group xin cảm ơn !
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group