Trả lời:

Từ thời xa xưa, biển và đại dương đã được biết đến như một môi trường thiên nhiên lý tưởng cho những nền văn minh vĩ đại, như kho tài nguyên thiên nhiên vô giá đáp ứng cho những nhu cầu vật chất, xã hội không ngừng gia tăng của con người. Với những nguồn lợi to lớn do biển và đại dương mang lại, các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có biển, đều mong muốn khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền của mình trên các vùng biển. Tuy nhiên, khác với đất liền, biển và đại dương là môi trường thong nhất của không gian mở, không có sự phân chia độc lập hoàn toàn giữa các bộ phận với nhau. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng biển cần đặt dưới sự điều chỉnh bởi tổng thể những nguyên tắc và quy phạm thích hợp nhằm hài hoà lợi ích giữa quốc gia ven biển, các quốc gia khác và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Luật biển quốc tế hình thành từ chính những yêu cầu đó của thực tiễn quan hệ quốc tế.

1. Khoa học tự nhiên tiền đề cho sự hình thành, phát triển của Luật biển quốc tế

Biển và đại dương thuộc về tự nhiên trước khi thuộc về luật pháp, vì vậy nó là đối tượng của khoa học tự nhiên trước khi là đối tượng điều chỉnh của luật pháp. Địa lý tự nhiên là một bộ môn khoa học mô tả hình dạng trái đất, địa hình và sự phân bố hình thái tự nhiên. Kiến thức địa lý đã bắt đầu phát triển từ thời đại đồ đá. Người Sumer đã tìm cách vẽ bản đồ thế giới vào khoảng 5.000 và 4.000 năm TCN. Người Babylon đi tiên phong về toán, thiên văn trong thời kì từ 2.000 đến 500 năm TCN. Họ là những người đầu tiên tiên đoán chính xác nhật thực, nguyệt thực và sáng chế ra cột đồng hồ mặt trời để đo thời gian. Người Phoenicia và người Minoa đã có nhiều đóng góp vào tri thức địa lý bằng việc thu thập những thông tin về gió, hải lưu, thủy triều. Thales (640 – 546 TCN), người đã sáng tạo môn hình học và tiên đoán chính xác hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 28/5/585 TCN. Sự quan tâm của ông đến không gian biển với quan niệm nước là yếu tố cơ bản và là cơ sở của mọi sự sống. Pythagoras (570 – 500 TCN), nhà khoa học Hy Lạp với khái niệm quả đất hình cầu, nguyên lý cơ bản của môn địa lý tự nhiên. Erathosthenes là người đã đặt nền móng cho khoa học trấc địa. Poseidonius ở Apamea (khoảng năm 135 – 50 TCN) đã viết một luận thuyết “về đại dương”, ông là một trong những người đầu tiên gắn quy luật dao động của thủy triều với sự tương tác giữa mặt trời và mặt trăng. Quan điểm và các số liệu của Poseidonius đã được kiểm nghiệm trong các thế kỉ sau và có ảnh hưởng đối với Christopher Columbus với sự khám phá ra châu Mỹ.

Trên cơ sở tư duy mới, khoa học phát triển và tri thức thực tiễn đã chuẩn bị cho hướng phát triển mới để khám phá trái đất trong đó có đại dương. Các nhà khoa học như Galile, Descartes và Newton cùng với các cuộc khám phá diễn ra cuối thế kỉ XVIII của Cook, Vancoure Bougainville thì phần lớn các khu vực trên trái đất đã được mọi người biết đến.

Việc tìm ra vĩ tuyến có sự đóng góp to lớn của nhà thiên văn thời cổ đại Hipparchus ở Nicacea (khoảng năm 146 – 127 TCN). Vĩ tuyến được xác định bằng cách sử dụng tỉ lệ giữa ngày dài nhất và ngày ngắn nhất tại một vị trí nhất định. Cho đến thế kỉ XVII, kinh tuyến vẫn còn là một đối tượng khó đo chính xác, nhất là ngoài biển. Năm 1666, Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Pháp do Vua Louis XIV thành lập và việc xác định kinh tuyến được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Viện. Việc áp dụng phương pháp dựa trên sự che khuất của các vệ tinh của sao Mộc (Jupiter) nhưng vẫn chưa giải quyết được cho các thiết bị thiên văn đặt trên tàu.

Năm 1675, Đài thiên văn Hoàng gia Anh ở Greenwich được xây dựng, việc tìm và xác định kinh tuyến thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học Anh bởi nó sẽ giúp nước Anh chi phối được trên biển. Sở dĩ như vậy là vì thời kì này được gọi là trật tự Anh,1 trong đó Anh là nước có ảnh hường lớn trên biến và là quốc gia có xu hướng đối lập với học thuyết tự do biển cả. Phát minh của John Harrison (1693 – 1776) bằng máy đo thời gian trên biển và việc xác định kinh tuyến trên biển với độ chính xác đã được giải quyết.

Vĩ tuyến đáp ứng cho việc xác định vị trí ở Bắc hay Nam đường xích đạo và được mô tả bàng hệ thống các đường song song với xích đạo. Theo hệ thống đo này, bề mặt trái đất được chia thành độ (°), phút (’) và giây (”), một độ bằng 60 phút và một phút bằng 60 giây. Từ xích đạo tới một địa cực là 90 độ (một phần tư quả đất hình cầu). Do đó, vĩ tuyến cao nhất là 90 độ Bắc và 90 độ Nam. Chiều dài 1 độ của cung vĩ tuyến khoảng 69 hải lý, chiều dài này thay đổi theo đường cong không đồng đều của bề mặt trái đất, từ 68,7 hải lý ở xích đạo tới 69,4 hải lý ở địa cực. Kinh tuyến để xác định vị trí ở Đông hay Tây của một điểm so với điểm chuẩn và được mô tả bằng hệ thống các vòng tròn iớn đi qua hai địa cực. Điểm chuẩn được toàn thế giới chấp nhận và kinh tuyến đi qua đó là kinh tuyến chuẩn (Đài thiên văn Greenwich thuộc nước Anh). Theo hệ thống này, bề mặt trái đất được chia thành độ, phút, giây, do đó có thể đo tới 180 độ Đông và 180 độ Tây từ kinh tuyến chuẩn, cả hai tạo ra trái đất là vòng tròn đủ 360 độ. Các kinh tuyến được đánh đẩu và vạch từ địa cực này đến địa cực kia. Xích đạo là nơi khoảng cách giữa hai kinh tuyến cách nhau xa nhất và giá trị của mỗi kinh tuyến khoảng 67,1 hải lý. Tại các địa cực là nơi các kinh tuyến hội tụ. Vị trí của một điểm được xác định bằng cách đo phối hợp vĩ tuyến và kinh tuyến. Sự phối họp thể hiện bằng một khung hay tọa độ của giao điểm những đường cắt nhau, nhờ đó có thể biết rõ tọa độ vị trí căn cứ vào xích đạo và đường kinh tuyến chính.

Với sự phát triển của khoa học địa lý tự nhiên, xác định kinh tuyến, vĩ tuyến thì việc vẽ hải đồ và thủy văn học hiện đại đã đưa con người từng bước khám phá và chinh phục biển. Việc nâng cao độ chính xác trong xác định vị trí và đo đạc trên biển trong các giai đoạn lịch sử được đặc trưng bằng sự phối hợp giữa khoa học, công nghệ và kinh nghiệm hàng hải. Thế kỉ XVI, XVII, các quốc gia muốn phát triển thương mại và chính trị tiếp tục ủng hộ các cuộc thám hiểm thăm dò các vủng biển chưa được biết đến và chưa thể hiện trên các hải đồ. James Cook (1728 – 1779) là một trong những nhà hàng hải nổi tiếng. Ông đã quan sát và ghi chép chính xác tất cả những gì ông chứng kiến hay khám phá, đó là: mô tả phần lớn các khu vực ở vùng biển phía Nam (bao gồm phần lớn Thái Bình Dương) và Nam Cực. Ngày nay, các hải đồ phần lớn được xây dựng dựa trên các phát hiện của James Cook.

Những tri thức của khoa học tự nhiên cho phép con người xác định đại dương theo đúng bản chắt của nó là một khối năng lượng toàn cầu bao gồm những hệ thống tự nhiên có thể xác định và có tác động lẫn nhau. Nhu cầu khai thác biển và yêu cầu quản lý biển đòi hỏi sự song hành của luật pháp gắn liền quá trình con người khám phá, chinh phục biển.

2. Nguồn gốc hình thành Luật biển quốc tế

Cùng với sự ra đời của nhà nước, các cuộc đấu tranh giữa các nhà nước giành quyền thống trị đối với các vùng đất liên tục nổ ra và đến khi xã hội loài người phát triển tới mức có thể tiến hành khai thác các nguồn lợi từ đại dương, thì các cuộc đẩu tranh giành quyền kiểm soát chúng cũng bắt đầu.

Con người biết và quan tâm đến biển như một nguồn cung cấp thực phẩm, đặc biệt là việc khai thác, sử dụng cột nước bề mặt biển như một môi trường phục vụ cho hàng hải, sự truyền đạo và các cuộc viễn chinh tới các vùng xa xôi. Buổi sơ khai, do quan niệm tài nguyên biển cả là vô tận, cho nên không có các cuộc đấu tranh giành quyền lực trên biển. Thực tế đó tồn tại cho đến thế kỉ XV, khi biển cả từ một môi trướng, phương tiện trở thành đối tượng chinh phục của các quốc gia muốn mở rộng quyền lực của mình ra biển. Điều này càng thêm rõ nét khỉ các quốc gia ý thức được rằng tài nguyên biển không phải là vô tận.

Khi thương mại phát triển, con người cảm nhận được sự cần thiết đặt biển vào một trật tự pháp lý nhất định. Các quyền lợi của chính các thương nhân đã đóng góp nhiều cho việc hình thành Luật biển quốc tể. Người La Mã cho rằng biển tạo thành một tài sản chung, một dạng “Res Communis” mà việc sử dụng là tự do cho tất cả quốc gia. Khi tuyên bố biển cả là của chung, các luật gia Hy Lạp, La Mã đã đặt nền móng cho lý thuyết hiện đại về các quyền tự do biển cả. Ngược lại, cũng vào thời gian đó, các nhà chính trị người Anh đã ủng hộ “Res Nullius”, có nghĩa là biển cả là vô chủ, cho phép quốc gia ven biển được thiết lập chủ quyền quốc gia.

Bằng việc ủng hộ “Res Communis” hay “Res Nullius”, các cuộc đấu tranh nhằm xác lập chủ quyền quốc gia trên biển diễn ra vô cùng phức tạp. Nó luôn phản ánh hai xu hướng:

(i) một số quốc gia mong muốn mở rộng chủ quyền của mình ra các vùng biển ven bờ và các vùng biển kề cận;

(ii) một số quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có đội tàu thuyền lớn lại muốn kìm hãm nhu cầu vươn ra biển của các quốc gia khác để đảm bảo quyền tự do và sử dụng biển, đại dương cho mục đích thương mại, đánh cá và xâm chiếm thuộc địa. Chính trong những cuộc đấu tranh đó, các nguyên tắc và quy phạm Luật biển quốc tế đã ra đời và không ngừng phát triển.

3. Sự phát triển của Luật biển quốc tế

Ngay từ thời kì cổ đại, đã có nhiều tập quán về biển được hình thành ở vùng Hy Lạp, La Mã và Ai Cập cổ đại. Tuy nhiên, những khái niệm về biển vẫn chỉ ở dạng sơ khai do biển mới chỉ được sử dụng vào mục đích chủ yếu là giao thông buôn bán. Tới thời kì trung đại, một số khái niệm về biển đã được đặt ra và dần dần hình thành, như tập luật biển Braxin thế kì VII. Đây là một trong những tập luật biển lâu đời nhất thế giới. Bắt đầu từ thế kỉ XII, ngành đánh cá sớm phát triển, buôn bán trên biển ngày càng phát đạt. Một số quốc gia có những đội tàu thuyền lớn bắt đầu chia nhau quyền kiểm soát các vùng biển và đại dương. Các cuộc tranh giành, xung đột nổ ra liên tiếp nhằm thống trị những vùng biển rộng lớn và quan trọng. Nổi bật nhất là tranh chấp giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào thế kỉ XV – XVI, buộc Giáo hoàng Alecxander VI phải đứng ra giải quyết. Ngày 07/6/1494, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã kí Hiệp ước Tordesillas phân chia vùng biển, dựa trên sắc chỉ nổi tiếng của Giáo hoàng ngày 04/5/1493 về phân chia khu vực ảnh’ hưởng của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đường phân chia theo Hiệp ước Tordesillas dịch cách đường phân chia của Giáo Hoàng khoảng 100 liên và cách phía Tây đảo Cape Verde 370 liên (1 liên tương đương 3 dặm), quy định các khu vực độc quyền của hai cường quốc biển vào thời kì đó trong giao thương hàng hải.

Từ những cuộc tranh chấp, xung đột đó có rất nhiều các luật gia danh tiếng đã đưa ra quan điểm của mình về quy chế pháp lý các vùng biển. Nhà luật học người Hà Lan, Hugo Grotius, tác giả cuốn “Mare Liberum” năm 1609 là người đầu tiên đề cập đến khái niệm “tự do biển cả”, theo đó, biển và đại dương không thể bị chiếm hữu mà phải được mở tự do dể tàu thuyền tất cả các quốc gia đều có thể qua lại. Quan điểm về “tự do biển cả” được đưa ra nhằm phản đối việc Bồ Đào Nha ngăn chặn tàu thuyền nước ngoài đi lại ở Ắn Độ Dương, bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển và phản đối sự thống trị trên mặt biển của một số cường quốc về biển. Năm 1635, luật gia người Anh, John Selden, đáp lại bằng “Mare Clausum”. Trong tác phẩm của mình, John Selden đưa ra những sự kiện lịch sử và kết luận việc chiếm hữu một vùng biển thuộc chủ quyền của Anh đã có từ lâu. Quan điểm của Selden nhằm bảo vệ quyền của vua Anh trong việc thực hiện chủ quyền trên các vùng biển bao quanh nước Anh.

Hai quan điểm trên có vẻ đối lập với nhau nhưng thực chất hai tác giả đã đề cập đến hai vùng biển với khái niệm và chế độ pháp lý hoàn toàn khác nhau. Phạm vi của quyền “tự do biển cả” được Hugo Grotius đưa ra là áp dụng với vùng biển quốc tế – vùng biến không thuộc chủ quyền của bất kì quốc gia nào. Còn chủ quyền quốc gia đối với vùng biển mà John Selden đề cập lại là những vùng biển gần bờ. Hai quan điểm này với những lập luận thuyết phục đã được thừa nhận rộng rãi và trở thành nền tảng của hai nguyên tắc “tự do biển cả” và nguyên tắc “chủ quyền quốc gia trên biển” – hai nguyên tắc của Luật biển cổ đại được công nhận và tồn tại mãi tận sau này.

Mặc dù các học thuyết về Luật biển và một số tập quán được hình thành ngay từ thời kì cổ đại nhưng phải đến những thập kỉ gần đây, các hội nghị quốc tế và các công ước quốc tế về biển mới xuất hiện. Các nguyên tắc, quy phạm của Luật biển quốc tế được pháp điển hoá ngày càng đầy đủ, chặt chẽ và tiến bộ.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của Luật biển quốc tế, các hội nghị quốc tế về Luật biển được tổ chức vào các thời gian khác nhau eó vai trò hết sức quan trọng trong việc pháp điển hóa Luật biển quốc tế. Trước năm 1958, các quy phạm của Luật biển tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế chiếm một sổ lượng khá lớn. Do vậy, các kết quả đạt được từ các hội nghị về Luật biển được tổ chức từ sau năm 1958 đánh dấu bước phát triển mới của Luật biển về cả hai phương diện nội dung và hình thức, theo hướng đa dạng, mở rộng phạm vi các vấn đề được điều chỉnh bởi quy phạm của Luật biển quốc tế và qua đó chửng tỏ sự thống nhất của cộng đồng quốc tế trong việc thiết lập trật tự pháp lý quốc tế trên biển.

Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ nhất tổ chức tại Giơnevơ năm 1956 và cho ra đời bốn Công ước được kí kết năm 1958:

– Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp (có hiệu lực ngày 10/9/1964, 48 quốc gia là thành viên);

– Công ước về biển cả (có hiệu lực ngày 30/9/1962, 59 quốc gia là thành viên);

– Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả (có hiệu lực ngày 20/3/1966, 36 quốc gia là thành viên);

– Công ước về thềm lục địa (có hiệu lực ngày 10/6/1964, 54 quốc gia là thành viên);

Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ nhất đã pháp điển hóa những nguyên tắc tập quán như tự do biển cả, chế độ hàng hải, qua lại không gây hại, quy chế pháp lý của lãnh hải… và đã đưa vào Luật biển quốc tế những khái niệm mới như thềm lục địa, bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật biển cả. Tuy nhiên, tại hội nghị này, các quốc gia đã thất bại trong việc thống nhất chiều rộng lãnh hải. Công ước quy định lãnh hải và vùng tiếp giáp có bề rộng không quá 12 hải lý. Công ước cũng đưa ra một khái niệm mơ hồ về ranh giới của thềm lục địa theo tiêu chuẩn kép: độ sâu 200m hoặc khả năng khai thác. Tiêu chuẩn này có lợi cho các nước có nền khoa học kĩ thuật hiện đại và các cường quốc trên biển nhưng bất lợi và làm mâu thuẫn với các quốc gia đang phát triển. Các công ước Giơnevơ về Luật biển đã không thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì không đáp ứng được quyền lợi của số đông các quốc gia, nhất là các quốc gia mới giành được độc lập.

Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ II tổ chức tại Giơnevơ từ ngày 17/3 đến ngày 26/4/1960, đặt mục tiêu xem xét chiều rộng lãnh hải và ranh giới của vùng đánh cá. Mặc dù có những đề nghị thỏa hiệp như công thức của Mỹ và Canada (6+6 hải lý) cho chiều rộng lãnh hải và chiều rộng vùng đánh cá nhưng Hội nghị đã không đạt được kết quả khả quan vì khoảng thời gian giữa hai hội nghị quá ngắn để các quốc gia có thể đi đến thỏa thuận.

Từ thập niên 1970, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Luật biển. Trước hết là nhân tố chính trị: sau khi UN được thành lập, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức phát triển mạnh mẽ và hình thành các quốc gia độc lập, nhanh chóng chiếm thành phần chủ yếu của tổ chức UN. Các quốc gia mới giành được độc lập đấu tranh đòi thay đổi trật tự pháp lý cũ trên biển, một trật tự được thiết lập phục vụ cho quyền lợi của các cường quốc. Thứ hai là nhân tố kĩ thuật: cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cho phép mở rộng khai thác tài nguyên khoáng sản ở các độ sâu lớn của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, dẫn đến ưu thế của các quốc gia công nghiệp phát triển độc quyền khai thác, chiếm đoạt các tài nguyên khoáng sản nằm sâu dưới đáy các vùng biển và đại dương ngoài phạm vi quyền tài phán của các quốc gia nếu không có một trật tự pháp lý mới. Hơn nữa, nhu cầu phát triển kinh tế và giao lưu thương mại quốc tế đòi hỏi những điều chỉnh phảp lý gắn liền với xu hướng các quốc gia tiến ra biển.

Ngày 16/11/1973, Đại hội đồng UN thông qua Nghị quyết 3607 đã quyết định triệu tập Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ III “nhằm thông qua một Công ước giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến Luật biển”. Công ước được kí tại Montegobay ngày 10/12/1982 là kết quả của 09 năm đàm phán và đã giải quyết được về cơ bản những vấn đề còn bỏ ngỏ trong các hội nghị Luật biển trước đây. Mỹ và một số quốc gia không kí, phản đối phần XI của Công ước về chế độ pháp lý của Vùng di sản chung của nhân loại và thể thức điều hành của Cơ quan quyền lực vùng. Để thu hút sự tham gia của đông đảo các quốc gia, theo sáng kiến của Tổng thư kí UN Butros Gali, một thỏa thuận mới đã được kí kết vào ngày 29/7/1994, cho phép thay đổi nội dung phàn XI.

UNCLOS 1982 đã đáp ứng nhu cầu và quyền lợi cúả hầu hết các quốc gia. Đây là Công ước mang tính “cả gói”, thể hiện quá trình đấu tranh và nhượng bộ giữa các quốc gia dựa trên hai nguyên tắc: tự do biển cả và chủ quyền các quốc gia trên biển. Biển, môi trường tự nhiên đồng nhất đã được phân chia bởi các ranh giới pháp ỉí thuộc về luật pháp quốc tế.

Lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế gắn liền với sự phát triển của văn minh nhân loại và là một trong những ngành luật cổ điển của hệ thống pháp luật quốc tế. Ngày nay, với tiềm năng vốn có, biển và đại dương vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của nhân loại và mỗi quốc gia; ngược lại, những tác động tiêu cực từ biển đến với các quốc gia cũng hết sức khắc nghiệt. Điều đó khẳng định vai trò và xu hướng phát triển của Luật biển quốc tể trong tương lai.

Việt Nam là quốc gia có biển, sớm tham gia vào quá trình khai thác, sử dụng biển. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, Việt Nam chưa tham gia đầy đủ vào quá trình xây dựng Luật biển quốc tế nhưng điều này không ngăn cản Việt Nam sớm bắt nhịp với quá trình này thông qua việc vận dụng các nội dung của Hội nghị lần thứ III của UN về Luật biển và UNCLOS 1982.

4. Một số thuật ngữ viết tắt về luật biển quốc tế

Từ viết tắt

Từ đầy đủ tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

ASIL

American Society of International Law

Hội luật quốc tế Mỹ

CITES

The Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

ICJ

International Court of Justice

Tòa án công lý quốc tế

ICAO

International Civil

Aviation Organization

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

ILC

International Law

Commission

ủy ban Luật quốc tế

IMO

International Maritime Organization

Tổ chức hàng hải quốc tế

ITLOS

International Tribunal for the Law of the Sea

Toà án Luật biến quốc tế

JRHW

Juridical Regime of Historic Waters

Chế độ pháp lý của vùng nước lịch sử

PCIJ Permanent Court of International Justice Toà án thường trực công lý quốc tế
Travaux preparatories Các văn bản trong quá trình đàm phán
UN United Nations Liên hợp quốc
UNCLOS 1982

United Nations

Convention on the Law of the Sea 1982

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982

5. Phân tích vai trò của Luật biển quốc tế ?

Lý luận chung về Luật biển quốc tế đề cập tới vai trò của biển cả trong lịch sử phát triển của nhân loại và sự cần thiết phải xác lập trật tự pháp lý trên biển nhằm đảm bảo lợi ích của mỗi quốc gia cũng như lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Lịch sử hình thành và phát triển của Luật biển quốc tế gắn liền với sự phát triển của khoa học tự nhiên, quá trình khám phá, chinh phục và đấu tranh giữa các quốc gia. Luật biển quốc tế bao gồm các nguyên tắc và quy phạm được thể hiện thông qua nguồn của Luật biển quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản của Luật biển quốc tế là cơ sở để xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng; điều chỉnh quá trình khai thác, sử dụng, quản lý biển cả và đại dương.

Luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể, đặc biệt là giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền quốc gia xác định quyền tài phán của quốc gia đối với lãnh thổ, dân cư và các hoạt động diễn ra trên đó. Luật biển quốc tế phân chia đại dương thành các vùng biển: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển cả và Vùng; đồng thời xác định quyền tài phán của quốc gia đối với không gian biển. Luật biển quốc tế quy định các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển và các quốc gia khác ở các vùng biển. Do đó, vai trò của Luật biển quốc tế là kết hợp hài hòa quyền và lợi ích của các quốc gia trên cơ sở lợi ích chung của nhân loại trong quá trình khai thác và sử dụng biển. Đây là vai trò hết sức quan trọng của Luật biển quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền và các chủ thể khác.

Xuất phát từ việc điều chỉnh quan hệ chù yểu giữa các quốc gia, Luật biển quốc tế đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia trong quản lý, khai thác các vùng biển. Sở dĩ như vậy là vì Luật biển xác lập nên các không gian pháp lý từ điều kiện tự nhiên và như vậy, hệ sinh thái biển có tính độc lập riêng, do đó các loài cá và nguồn lợi thủy sản với đặc điểm di trú và di cư sẽ không phụ thuộc vào không gian pháp lý. Hợp tác quốc tế là điều kiện tiên quyết cho việc bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật biển cũng như đa dạng sinh học. Mặt khác, hoạt động sử dụng biển gia tăng đi liền với ô nhiễm môi trường biển, nhất là tính lan tỏa của các nguồn ô nhiễm. Do đó càng cần thiết cho hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường biển. Tính chất phức tạp cùa các đại dương tác động tới hoạt động nghiên cứu khoa học biển. Không chỉ khai thác nguồn lợi tự nhiên, biển còn là môi trường để con người sử dụng cho giao thông, vì vậy, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hàng hải và bảo đảm an toàn hàng hải được thực hiện thông qua khung pháp lý.

Luật biển quốc tế khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia. Nếu chỉ nghiêng về lợi ích đơn lẻ sẽ ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, ngược lại nếu chỉ chú trọng hợp tác sẽ là nguy cơ xâm phạm tới chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia.1 Vì vậy, Luật biển quốc tế xác lập sự hài hòa trong quản lý, khai thác và sử dụng biển.

Luật LVN Group (sưu tầm & biên tập)