1. Dân tộc

Đa số người Indonesia là hậu duệ của những người nói các thứ tiếng Nam Đảo có nguồn gốc từ Đài Loan. Các nhóm chính khác gồm người Melanesia, sống ở phía đông Indonesia. Có khoảng 300 sắc tộc bản địa khác nhau tại Indonesia, và 742 ngôn ngữ cùng thổ ngữ. Nhóm đông nhất là người Java, chiếm 42% dân số, và có ưu thế văn hóa cũng như chính trị. Người Sunda, Malay, và Madur là các nhóm lớn nhất ngoài Java. Bản sắc địa phương của các sắc tộc được duy trì bên cạnh một tình cảm quốc gia Indonesia mạnh mẽ. Xã hội phần lớn hài hòa, dù các căng thẳng xã hội, tôn giáo và sắc tộc đã gây ra những vụ bạo lực kinh khủng. Người Indonesia gốc Hoa là sắc tộc thiểu số có ảnh hưởng dù chiếm chưa tới 1% dân số. Đa số lĩnh vực thương mại và tài sản tư nhân quốc gia đều thuộc sự kiểm soát của người Hoa, điều này góp phần gây ra sự oán giận to lớn, và thậm chí bạo lực chống lại người Hoa. Ngôn ngữ quốc gia, tiếng Indonesia, được dạy trong các trường học và đại học, và được sử dụng bởi hầu hết mọi người dân Indonesia. Đây là ngôn ngữ được dùng trong thương mại, chính trị, truyền thông quốc gia, giáo dục và hàn lâm. Về nguồn gốc nó từng là một ngôn ngữ chung cho hầu hết cả vùng, gồm cả nước Malaysia hiện nay, và vì thế có quan hệ chặt chẽ với tiếng Malaysia. Tiếng Indonesia lần đầu tiên được những người theo chủ nghĩa quốc gia truyền bá vào thập niên 1920, và đã được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức khi nước này giành độc lập năm 1945. Đa số người dân Indonesia nói ít nhất một trong hàng trăm ngôn ngữ địa phương (bahasa daerah), thường như tiếng mẹ đẻ. Trong số các ngôn ngữ đó, tiếng Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ của nhóm sắc tộc lớn nhất. Mặt khác, Papua có 500 hay nhiều hơn các ngôn ngữ bản địa thuộc nhóm Papua hay Nam Đảo, trong một vùng chỉ có 2,7 triệu dân. Đa số những người lớn tuổi hiện nay vẫn có thể nói tiếng Hà Lan ở một mức độ nào đó

2. Tôn giáo

Dù tự do tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp Indonesia, chính phủ chính thức công nhận chỉ sáu tôn giáo: Hồi giáo; Tin Lành; Công giáo La Mã; Ấn Độ giáo; Phật giáo; và Nho giáo. Dù không phải là một nhà nước Hồi giáo, Indonesia là quốc gia có đa số tín đồ Hồi giáo, với 86,1% người dân tuyên bố là tín đồ đạo này theo cuộc điều tra dân số năm 2000. Indonesia có 9% dân số là tín đồ Kitô giáo (trong đó khoảng hai phần ba theo Tin Lành), 3% là tín đồ Hindu giáo, và 2% là tín đồ Phật giáo hay tôn giáo khác. Đa số tín đồ Hindu Indonesia là người Bali, và đa số tín đồ Phật giáo tại Indonesia ngày nay là người Hoa. Dù hiện là tôn giáo thiểu số, Hindu giáo và Phật giáo vẫn có ảnh hưởng trong văn hóa Indonesia. Hồi giáo lần đầu được người dân Indonesia chấp nhận ở miền bắc Sumatra trong thế kỷ XIII, thông qua ảnh hưởng từ các thương nhân, và đã trở thành tôn giáo chiếm ưu thế tại quốc gia này từ thế kỷ XVI. Cơ đốc giáo La Mã lần đầu được đưa tới Indonesia bởi những người thực dân và các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha thời kỳ đầu, và phái Tin Lành chủ yếu phát triển nhờ những nhà truyền giáo người Hà Lan phái Calvin và Luther trong thời kỳ thực dân tại đây. Một tỷ lệ lớn người dân Indonesia-như người abangan Java, người Hindu giáo Bali, và người Kitô giáo Dayak-thực hành một dạng tôn giáo dung hợp và ít chính thống hơn, dựa trên các phong tục và tín ngưỡng địa phương.

3. Chính trị

Indonesia là một nước cộng hòa với một hệ thống tổng thống. Với tư cách một quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương. Sau cuộc từ chức của Tổng thống Suharto năm 1998, chính trị Indonesia và các cơ cấu chính phủ đã trải qua những cuộc cải cách lớn. Bốn sửa đổi đã được tiến hành với Hiến pháp Indonesia năm 1945 sắp xếp lại các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp.Tổng thống Indonesia là lãnh đạo quốc gia, tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Indonesia, và là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, lập chính sách cùng quan hệ đối ngoại. Tổng thống chỉ định một hội đồng bộ trưởng, các thành viên của hội đồng không buộc phải là các thành viên được bầu của nghị viện. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là cuộc bầu cử đầu tiên dân chúng được trực tiếp bầu ra tổng thống và phó tổng thống. Tổng thống có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp.

Cơ quan đại diện cao nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (MPR). Các chức năng chính của cơ quan này là hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp, chứng nhận tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính sách quốc gia.

Đa số các tranh chấp dân sự đều được đưa ra trước Tòa Nhà nước; các vụ phúc thẩm được xử tại Tòa Cấp cao. Tòa án Tối cao là tòa cấp cao nhất của nhà nước, và đưa ra phán quyết cuối cùng về các vụ phúc thẩm sau khi đã xem xét lại vụ việc. Các tòa khác gồm Tòa Thương mại, xử các vụ phá sản và mất khả năng thanh toán, một Tòa án Hành chính Quốc gia xử các vụ về luật hành chính chống lại chính phủ; một Tòa án Hiến pháp xử các vụ về tính hợp pháp của pháp luật, các cuộc bầu cử, giải tán các đảng chính trị, và phạm vi quyền lực của các định chế nhà nước; và một Tòa án Tôn giáo để xử các vụ án tôn giáo riêng biệt.

4. Quyền con người ở Indonesia

Về Indonesia, ngay từ những năm đầu giành được độc lập, Indonesia đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền con người thể hiện ở việc các quyền con người đã được quy định rõ trong Điều 28 Hiến pháp 1945 ủy ban quyền con người quốc gia của Indonesia (Komnas HAM) ra đời từ năm 1993, đến năm 1999 được củng cố theo Luật số 39 năm 1999 về quyền con người, theo đó, “Komnas HAM là một thiết chế độc lập, có vị thế ngang bằng với các tổ chức khác của nhà nước, có chức năng triển khai những nghiên cứu và giáo dục, kiểm tra và hoà giải về quyền con người. Tiếp theo sau Luật số 39 năm 1999, đến năm 2000 cơ quan lập pháp của Indonesia đã thông qua Luật số 26 năm 2000 về Toà án quyền con người, ủy nhiệm cho Komnas HAM trở thành thiết chế duy nhất có quyền tiến hành điều tra những vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Hai văn bản luật này được đánh giá như là những cố gắng của chính phủ Indonesia trong việc thiết lập và phát triển hoạt động của các cơ quan bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Tất nhiên cũng như các quốc gia khác, Indonesia vẫn bị nhiều tổ chức đánh giá về những yếu kém trong hoạt động của chính các thiết chế này.

5. Tìm hiểu về quyền con người

Các nghiên cứu hiện đại về quyền con người hầu hết đều bắt nguồn từ sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của Liên hợp quốc (1948). Tuyên ngôn đã không nêu ra một định, nghĩa xác định về quyền con người, có lẽ bởi một định nghĩa cụ thể sẽ khó được chấp nhận khi loài người vài tỉ người luôn luôn là vài tỉ ý kiến và cách nhìn nhận thế giới khác nhau. Tuyên ngôn đã chỉ đưa ra một danh sách các quyền con người và tự do cơ bản, mà tác giả James Nickel đã tập hợp lại thành các nhóm như sau: “Những quyền này có thể được chia ra thành sáu nhóm khác nhau: quyền an ninh (security rights) bảo vệ con người khỏi các tội ác như giết người, tàn sát, tra tấn, cưỡng đoạt; quyền tố tụng đúng luật (due process rights) bảo vệ con người khỏi sự lạm dụng hệ thống luật, như tông giam không xét xử và các hình phạt quá mức; quyền tự do (liberty rights) bảo vệ sự tự do trong các lĩnh vực như tín ngưỡng, ngôn luận, lập hội, tụ họp, và đi lại; quyền chính trị (political rights) bảo vệ sự tự do tham gia vào chính trị thông qua những hoạt động như tuyên truyền, hội họp, phản kháng, bầu cử, và tham gia các cơ quan công quyền; quyền bình đẳng (equality rights) bảo đảm tư cách công dân bình đẳng, sự bình đẳng trước pháp luật, sự không bị phân biệt đối xử; và quyền xã hội (hay an sinh) (social (or welfare) rights) đòi hỏi việc giáo dục cho mọi trẻ em và bảo vệ khỏi sự đói nghèo. Đây chưa phải là toàn bộ các quyền con người mà hiện tại thế giới chấp nhận và bảo vệ. Sau Tuyên ngôn, hàng loạt các công ước, hiệp định, v.v… đã ra đời, bổ sung và hoàn thiện về các quyền con người. Nếu xem xét dòng lịch sử những nghiên cứu về quyền con người, có thể thấy từ thời đầu tiên, những quyền con người được đề cập hết sức trừu tượng và khái quát (quyền tự do, quyền sống, quyền tư hữu), cho đến thời hiện đại, các quyền con người đã được cụ thể hoá, được nhìn nhận một cách chi tiết và do vậy mà có tính lịch sử.

Quyền con người không phải là một khái niệm trừu tượng, đặc biệt trong thời kỳ hiện đại. Do được xem xét một cách chi tiết và hết sức cụ thể nên các quyền con người là những quyền của Luật sư của LVN Group hơn là những quyền trừu tượng của các nhà triết học.

Các quyền con người trong thế giới hiện đại còn đặt ra một vấn đề nữa rất đáng quan tâm: về tính phổ quát và tính đặc thù của quyền con người. Theo chúng tôi, quyền con người và những quyền tự do cơ bản là có tính phổ quát, ở nghĩa đã là con người thì đều được hưởng, bất kể quốc tịch, màu da, giới tính, bất kể tôn giáo, cách nhìn về xã hội, bất kể địa vị xã hội và kinh tế. Nhưng quyền con người cũng có tính đặc thù của nó, ở chỗ những quyền trên nguyên tắc đó được áp dụng và có thể áp dụng đến đâu trong những bối cảnh đặc thù. Bởi không có con người trừu tượng. Con người là những con người, cụ thể, xương thịt, tồn tại trong những hoàn cảnh của riêng mình, cá biệt. Quyền con người có tính đặc thù còn thể hiện ở những quyền hưởng đến những đối tượng đặc thù. Điều này đặc biệt đúng đối với những quyền được thừa nhận và mới được đưa vào danh sách các quyền con người. Ví dụ quyền của người thiểu số chỉ áp dụng đối với những người thuộc dân tộc thiểu số, quy định chỉ trục xuất người nước ngoài theo quy định của pháp luật thì chỉ áp dụng với người không phải dân bản địa và tuỳ thuộc vào luật pháp của từng quốc gia, V.V..

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)