1. Khái quát về Alfred Marshall
Alfred Marshall (26 tháng 7 năm 1842 – 13 tháng 7 năm 1924) là một nhà kinh tế học người Anh, ông là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất trong thời đại của ông. Cuốn sách của ông, Các nguyên tắc kinh tế (1890), là sách giáo khoa kinh tế thống trị ở Anh trong nhiều năm. Nó đưa các ý tưởng về cung và cầu, tiến ích cận biên và chi phí sản xuất thành một tổng thể thống nhất. Ông được biết đến như một trong những người đặt nền móng cho kinh tế học tân cổ điển.
Marshall khởi đầu sự nghiệp kinh tế học của mình bằng Principles of Economics, vào năm 1881, và dành phần lớn thời gian của thập kỷ tiếp theo để nghiên cứu luận thuyết này. Kế hoạch của ông cho công việc dần dần được mở rộng thành một bộ sưu tập hai tập về toàn bộ tư tưởng kinh tế. Tập đầu tiên được xuất bản vào năm 1890 được cả thế giới hoan nghênh, giúp ông trở thành một trong những nhà kinh tế học hàng đầu trong thời đại của mình. Tập thứ hai, đề cập đến ngoại thương, tiền tệ, biến động thương mại, thuế và chủ nghĩa tập thể, chưa bao giờ được xuất bản.
Principles of Economics đã tạo dựng danh tiếng trên toàn thế giới của ông. Nó xuất hiện trong tám lần xuất bản, bắt đầu từ 750 trang và tăng lên 870 trang. Nó đã định hình một cách quyết định việc giảng dạy kinh tế ở các nước nói tiếng Anh. Đóng góp kỹ thuật chính của nó là một phân tích thành thạo về các vấn đề co giãn, thặng dư tiêu dùng, lợi nhuận tăng và giảm, các kỳ hạn ngắn và dài hạn, và mức thỏa dụng biên. Nhiều ý tưởng là ban đầu của Marshall; những người khác là phiên bản cải tiến của ý tưởng bởi WS Jevons và những người khác.
2. Phân tích độc quyền
Một ví dụ quan trọng thể hiện sự quan tâm của Marshall đốì với sự hữu ích của lý thuyết hiệu dụng là trong lĩnh vực phân tích độc quyền đơn. Ông bàn thật chi tiết trong chương nói về độc quyền để chỉ rõ những ngụ ý phân biệt, ban đầu do Jules Dupuit phát biểu, giữa thu nhập độc quyền và số trả trội của người tiêu dùng. Thêm một lần nữa, như trong trường hợp lập luận số trả trội của người tiêu dùng, Marshall mở rộng giá trị phân tích của công cụ bằng cách tìm hiểu ngụ ý thu nhập doanh nghiệp tịnh của nhà độc quyền. Nhất là, Marshall chứng minh rằng bởi lẽ kinh tế ở các mức độ khác nhau và khả năng cung cấp tài chính cải thiện công nghệ, cả hai đều kết hợp với cấu trúc thị trường độc quyền:
“Bảng kê cung cấp đối với hàng hóa, nếu không được độc quyền, sẽ chứng tỏ giá cung cao hơn giá trong bảng kê cung cấp của nhà độc quyền”. (Principles, trang 48-85).
Marshall bàn chi tiết hơn và phát biểu nếu nhà độc quyền làm chủ vô hạn đối với vốn, thì số lượng cân bằng trong điều kiện cạnh tranh sẽ ít hơn số lượng mà giá theo mức cầu phải ngang bằng với nó so với giá cung ứng của nhà độc quyền.
3. Khả năng của một “nhà doanh nghiệp vị tha” ngắn hạn
Một số trang lý thú trong Principles, Marshall phân tích khả năng của một “nhà doanh nghiệp vị tha” ngắn hạn, xem như người được trong số trả trội của người tiêu dùng cũng như người được trong thu nhập độc quyền. Tổng số tiền trả trội của người tiêu dùng và thu nhập độc quyền mà ông gọi là “tổng lợi ích”. Trong một biến thể tiếp cận khác của Marshall, lý thuyết “lợi ích thỏa thuận” , thì nhà độc quyền sẽ tính toán và tối đa hóa tổng số (1) thu nhập độc quyền thu được bằng bất kỳ giá nào và (2) một số tỉ lệ phần trăm (1/2,1/3, v.v…) trong số trả trội của người tiêu dùng tương ứng. Quan trọng hơn, Marshall nghĩ rằng nguyên tắc này có thể do một chính phủ quan tâm đến việc gia tăng phúc lợi của người tiêu dùng áp dụng trong việc cung cấp hàng hóa công cộng cho cộng đồng (như cầu đường, nước, khí đốt), mặc dù chính phủ ngụ ý cương quyết rằng phải nên làm như thế trong sự kiềm chế việc đánh đồng tổng thu nhập với tổng phí tổn. Nhưng trước nay rất thực tế, Marshall nêu rõ:
“Ngay cả một chính phủ xem xét quyền lợi của riêng mình trùng hợp ngẫu nhiên với quyền lợi của dân tộc đều phải lưu ý đến thực tế, nếu từ bỏ một nguồn thu nhập, thì nói chung phải lệ thuộc vào nguồn thu nhập khác vốn có sự bất lợi của riêng nó. Vì họ nhất thiết phải bao gồm cả sự cọ xát và chi phí trong việc tập hợp, cùng với một số tổn thất đối với công chúng, thuộc loại mà chúng ta mô tả như là tổn thất số trả trội của người tiêu dùng…” (Principles, trang 488).
Trong trường hợp hạn chế quyền sở hữu hay hoạt động của chính phủ, không hề có thỏa thuận, số trả trội của người tiêu dùng sẽ là đối tượng được tối đa hóa chỉ đối với sự cung cấp bao gồm toàn bộ phí tổn.
Vì thế, về vấn đề chính sách của chính phủ về kinh doanh, lý thuyết hiệu dụng của Marshall (đi cùng với quan điểm lý thuyết của ông về hàm cung dài hạn) khiến ông đi đến một số đề nghị không chính thống và thậm chí cấp tiến. Mặc dù loại lý thuyết hiệu dụng làm nền tảng cho phân tích của ông phần lớn không được ủng hộ trong nhiều năm, nhưng vấn đề mà ông công kích (xác định chính sách công tối ưu đối với doanh nghiệp thị trường) vẫn rất hữu ích đối với chúng ta. Ngoài ra cũng đáng lưu ý phân tích của ông về những vấn đề này vẫn còn sức thuyết phục cũng như những vấn đề do các nhà kinh tế học chính trị đương đại đề nghị.
4. Trường hợp những ảnh hưởng bên ngoài
Một trong những ứng dụng này vẫn hiện rõ trong phân tích kinh tế đương đại liên quan đến lĩnh vực chung gồm “những cái bên ngoài”, quyền sở hữu tài sản và “thất bại thị trường”. Khám phá và sự hoàn thiện khái niệm của Marshall về kinh tế ngoại bộ chứng tỏ là cơ sở hữu dụng để phát triển các nguyên tắc lý thuyết mới trong lĩnh vực kinh tế quốc doanh.
Marshall nhận dạng một số vấn đề gọi là “kinh tế ngoại bộ”, qua đó ảnh hưởng của một số loại phát triển công nghiệp và sự mở rộng làm thấp các đường cong phí tổn của doanh nghiệp trong công nghiệp – một “cái bên ngoài” tích cực đối với doanh nghiệp.
Ngoài sự nhận dạng rất thực tế của Marshall về cái bên ngoài, truyền thống triết học của sự tối đa hóa phúc lợi phát xuất từ thuyết hiệu dụng của Bentham tiếp tục được J. s. Mill và thông qua một trong những người cùng thời của Marshall nhưng lớn tuổi hơn, Henry Sidgwick phát triển. Trong truyền thông này, mức cung hàng hóa tốt nhất với số lượng nhiều nhất độc quyền qua phương tiện thị trường đang tạm thời bị bế tắc. Thị trường sẽ “phá sản” trong một số hoạt động có thể tạo ra những cái bên ngoài tích hay tiêu cực mà không thể tính vào (trong trường hợp cái bên ngoài tiêu cực) hay trả cho (khi ảnh hưởng tích cực) người đề xuất cái bên ngoài. Ví dụ về những cái bên ngoài tiêu cực có thể là khói phun từ nhà máy luyện thép và tỏa khắp vừng xung quanh, gây thiệt hại cho nhà cửa, buồng phổi và nguồn nước uống. Ngược lại, người ta có thể lập công viên xung quanh để những người hàng xóm thụ hưởng nhưng không thể nghĩ ra biện pháp thực tế nào để buộc trả tiền. Tất cả chúng ta quá quen thuộc với những trường hợp như thế.
Điểm chú ý là người bảo trợ Marshall và cũng là người kế thừa được ông chọn lọc kỹ ở Cambridge (năm 1910), là A. c. Pigou, triển khai rất nhiều quan điểm này và đề xuất giải pháp “Tân cổ Điển,” “kiểu Marshall”. Năm 1912 trong Wealth and Welfare và trong lần tái bản lần thứ hai có bổ sung nhan đề The Economics of Welfare (1920), Pigou thảo luận khả năng thất bại thị trường. Cứ cho rằng sự tồn tại của một ảnh hưởng bên ngoài chẳng hạn như một con suối ô nhiễm. Phí tổn xã hội biên tế của sản xuất như thế vượt quá phí tổn tư nhân biên tế đối với doanh nghiệp ô nhiễm (bằng số lượng ngang bằng tổn thất ô nhiễm biên tế).
Nếu doanh nghiệp gây ô nhiễm không phải chịu phí tổn xã hội, thì đường cong MPC liên quan đến việc ra quyết định. Số lượng Qo được sản xuất ra, xã hội buộc phải gánh chịu phí tổn gây ô nhiễm biên tế APO. Có “quá nhiều” đầu vào của hàng hóa này xét từ quan điểm xã hội.
5. Giải pháp của Pigou
Giải pháp của Pigou là phải áp đặt một loại thuế công nghiệp vi phạm sao cho đường cong MSC sẽ là phí tổn sản xuất doanh nghiệp phải nhận thức. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ gánh chịu toàn bộ phí tổn sản xuất hàng hóa này và đầu vào sẽ bị hạn chế ở Q1 (với giá tăng dần). Thuế và trợ cấp theo phương pháp của Pigou, như chúng ta sẽ thấy, theo phương pháp của Marshall khi đề cập đến thất bại thị trường thuộc loại tích cực hay tiêu cực. Trong khuôn khổ này, Pigou dự định một vai trò mở rộng đôi với chính phủ, trong hình thức hành động hợp pháp hay điều tiết.
Một trong những đóng góp ý nghĩa nhất trong phân tích kinh tế đương đại, Ronald Coase không thừa nhận giả định của Pigou rằng những ảnh hưởng bên ngoài có tính chất không định hướng. Trong “The Problem of Social Cost” xuất bản năm 1960, Coase nhấn mạnh tính chất hai chiều của ảnh hưởng bên ngoài. Những người gây ô nhiễm cho con suối lẽ ra không hình thành một ảnh hưởng bên ngoài nếu không có dân cư sinh sống ở hạ lưu. Một người nghiện thuốc không phải là nguyên nhân tạo ra ảnh hưởng bên ngoài nếu cá nhân không tự đặt mình trong sự gần gũi. Vì thế Coase nhấn mạnh tính chất tương hỗ của những ảnh hưởng bên ngoài và cho rằng giải pháp chính phủ can thiệp hợp pháp của Pigou có một số khiếm khuyết. Ví dụ, phí tổn giao dịch và hối lộ thấp, thì bản thân thị trường đã có thể giải quyết vấn đề ô nhiễm hạ lưu mô tả ở trên. Người bị ô nhiễm hối lộ người gây ô nhiễm để giảm bớt ô nhiễm, hay người gây ô nhiễm hối lộ người bị ô nhiễm để họ bỏ qua. Trong cả hai cách, sự sử dụng hiệu quả các tài nguyên trong xã hội đều không có chính phủ can thiệp. Trong trường hợp này và các trường hợp khác, Coase lập luận nếu hệ thống tư pháp phân trách nhiệm pháp lý thích hợp (đối với người tham gia phí tổn thất đối với ảnh hưởng bên ngoài), tác động và khuyến khích của thị trường sẽ thích hợp trong việc tạo ra giải pháp hiệu quả đối với những vấn đề này. Sự hiện diện của những ảnh hưởng bên ngoài, nói cách khác, mới thoạt nhìn không có vẻ như chính phủ can thiệp theo kiểu hợp pháp (chẳng hạn Cơ quan quản lý y tế và an toàn nghề nghiệp hay Cơ quan bảo vệ môi trường ở Mỹ).