1. Chu kỳ thị trường, cạnh tranh và giá cả: Phân tích thời gian

Phương pháp trong đó Marshall tích hợp thời gian và ceteris paribus (Tiếng la tinh: các yếu tố khác không thay đổi) vào trong lý thuyết kinh tế có lẽ được giải thích rõ nhất bằng cách sử dụng một trong những ví dụ của ông – thị trường dành cho cá.

Marshall xét đến ba giả thuyết ảnh hưởng đến việc mua bán cá. Thứ nhất, có những thay đổi rất nhanh chóng, chẳng hạn như thời tiết thất thường, ảnh hưởng đến sự dao động giá cá ngắn hạn. Thứ hai, Marshall cho rằng những thay đổi này ở thời gian trung bình, chẳng hạn như sự gia tăng nhu cầu về cá do dịch gia súc kéo dài. Sau cùng, ông phát biểu có hệ thống vấn đề dài hạn trong mua bán cá trong một thế hệ, có lẽ do sự thay đổi khẩu vị.

Khi xét điều kiện thị trường ngắn hạn, sự thay đổi rất nhanh trong cung cầu từ ngày này qua ngày khác có thể xem nhẹ. Những thay đổi nhất thời trong đánh bắt cá, thời tiết hay khả năng thay thế hay bổ sung cá rõ ràng gây ra những dao động nhất thời quanh những gì mà Marshall gọi là giá cá ngắn hạn bình thường. Những thay đổi rất ngắn hạn trong cung cầu – một số thay đổi bị hủy – có thể hình dung thật dễ. Nhưng điểm chính để hiểu phương pháp của Marshall nằm trong mối quan hệ giữa cầu đang thay đổi và điều kiện sản xuất qua thời gian và khái niệm về giá bình thường. Để hiểu rõ hơn về phương pháp của Marshall, trước tiên chúng ta phải xét đến ảnh hưởng của thời gian đối với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp (doanh nghiệp đánh cá là ví dụ).

2. Ngắn hạn

Marshall cho rằng sự tồn tại của một người đại diện hay một doanh nghiệp trung bình điều hành trong một thị trường cạnh tranh. Khái niệm thật mơ hồ, ngay cả bằng chính định nghĩa của Marshall:

“Doanh nghiệp tiêu biểu của chúng ta phải là một doanh nghiệp có đời sống khá lâu dài và sự thành công tương đối, được quản lý bằng khả năng thông thường, và có tiếp cận thông thường đối với các nền kinh tế nội bộ và bên ngoài, thuộc về khối lượng sản xuất tổng hợp, phải tính đến loại hàng hóa sản xuất ra, điều kiện tiếp thị hàng và môi trường kinh tế nói chung” (Principles, trang 220).

Mark Blaug cho sáng kiến này của Marshall là “truy tìm không mệt mỏi thuyết duy thực”, nhưng thực tế doanh nghiệp tiêu biểu là”sự rút ra, không phải là trung bình số học, hay trung tuyến, thậm chí cũng không phải là một doanh nghiệp mẫu. Đây là đại diện, không liên quan đến kích thước nhưng liên quan đến phí tổn trung bình” (Economic Theory in Retro­spect, trang 391). Điều kiện sản xuất ngắn hạn 1 hay 2 năm trong ví dụ đánh cá của Marshall) khả năng của ngành công nghiệp đánh cá phải cung cấp cá không thể mở rộng vô hạn. Đối với doanh nghiệp, giới hạn này đối với sản xuất bổ sung được tượng trưng bằng các hàm gia tăng biên tế và phí tổn trung bình vượt quá số lượng q.. Nói cách khác, doanh nghiệp đánh cá, không thể thay đổi tất cả các đầu vào trong một thời gian ngắn, và một số đầu vào phải được xem là cố định. Ví dụ, cần phải có thời gian để đóng thêm thuyền mới và đào tạo một thế hệ ngư dân mới đông hơn. Dĩ nhiên, doanh nghiệp có thể tăng các đầu vào khác.

Sự gia tăng ngắn hạn trong nhu cầu thị trường từ DD đến D’D’ làm tăng giá thị trường từ P đến P’ và sản lượng công nghiệp từ ọ đến Ọ’. Mỗi doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận kinh tế vì thu nhập bình quân P’ vượt khỏi phí tổn bình quân Cở số lượng q’r Trong dài hạn, khi các doanh nghiệp mới tham gia công nghiệp, đường cong cung sẽ chuyển sang phải, từ SRS đến SRS’, đẩy giá cân bằng trở lại p nhưng sẽ có nhiều đầu ra hơn Q”.

Trong ngắn hạn, cho rằng sự tồn tại của khả năng cố định và chuẩn cố định, có sự phân biệt đối với doanh nghiệp giữa tổng chi phí và phí tổn khả biến bình quân, khi cộng các đầu vào khả biến vào. Sự khác nhau giữa tổng phí tổn bình quân và phí tổn khả biến bình quân là phí tổn cố định bình quân, giảm trên toàn bộ dải đầu vào. Sự khác nhau giữa các hàm AVC và AFC không liên quan trong kỳ nơi tất cả các đầu vào có thể biến đổi, và tổng phí tổn bình quân khi cộng thêm các đầu vào tương đương với phí tổn khả biến bình quân.

Điều cần lưu ý lý do tại sao các hàm phí tổn bình quân có hình chữ u. Như các đầu vào khả biến – nghĩa là ngư dân hay lưới – đều được thêm vào khả năng “cây” của thuyền đánh cá, thu nhập dưới hình thức số cá đánh bắt tính trên đơn vị gia tăng đầu vào. Phí tổn bình quân, cả tổng lẫn khả biến, đều giảm. Nhưng khi thêm các đơn vị khả biến, thì sức sản xuất bình quân của những đầu vào này theo nghĩa số cá đánh bắt được sẽ giảm dưới một điểm. Phí tổn bình quân của mức cung ứng cá, vì thế giảm so với một dải đầu vào nhưng chắc chắn sẽ tăng lại. Tương tự, phí tổn biên tế đối với doanh nghiệp đánh cá, nghĩa là sự thay đổi tổng chi phí khi đầu vào tăng một đơn vị, thì lúc đầu sẽ giảm nhưng chắc chắn tăng. Rõ ràng, như kết quả của một quy tắc số học đơn giản, phí tổn biên tế phải bằng với cả phí tổn khả biến bình quân và tổng phí tổn bình quân khi tổng phí tổn bình quân ở mức tối thiểu…

3. Sự phân biệt dài hạn-ngắn hạn của Marshall trong điều kiện nhu cầu

Lúc này chúng ta tập trung vào sự phân biệt dài hạn-ngắn hạn của Marshall trong điều kiện nhu cầu. Marshall cho rằng sự gia tăng độ dài trung bình trong nhu cầu về cá do gia súc bị dịch bệnh. Việc sử dụng thời gian của ông trong sản xuất và ceteris paribus giúp ông dự đoán giá cả và sản lượng trên thị trường cá trong kỳ. Sau khi nhốt trong ceteris paribus các biến động thực sự ảnh hưởng đến công nghiệp đánh bắt nhưng chỉ ảnh hưởng quá chậm đến mức không có ảnh hưởng đáng kể trong ngắn hạn, Marshall tập trung chú ý vào các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường dựa vào gia tăng nhu cầu ngắn hạn. Marshall lập luận trong ngắn hạn:

“Chúng ta hoàn toàn chú ý đến những ảnh hưởng như thế như nguyên nhân xui khiến tiền lương đánh bắt cao dành cho thủy thủ bám mãi trong các xưởng chế biến cá 1, 2 năm, thay vì phải đi biển, có thể thích nghi và điều đi biển đánh bắt 1, 2 năm. Giá bình thường đối với bất cứ lượng cá cung ứng hàng ngày, mà lúc này chúng ta đang tìm kiếm, là giá kêu gọi nhanh chóng vốn buôn bán cá và lao động đủ đạt đến mức cung ứng lượng cá đánh bát trong ngày với sự giàu có ở mức trung bình, ảnh hưởng mà giá cá tác động lên. Vốn và lao động có sẵn trong ngành buôn bán cá được không chế đúng ra bằng những nguyên nhân hẹp như những nguyên nhân này. Giá dao động ở mức độ mới này trong những năm có nhu cầu cao khác thường rõ ràng cao hơn trước, ơ đây chúng ta nhìn thấy minh họa của một định luật hầu như phổ biến mà thuật ngữ thông thường gọi là kỳ thời gian ngắn hạn, sự gia tăng số lượng theo nhu cầu sẽ tăng giá cung cấp bình thường”. (Prin­ciples, trang 370).

Ví dụ minh họa hoàn hảo phương pháp của Marshall. Chính yếu tố ngắn hạn và dài hạn ảnh hưởng đến ngành buôn bán cá bị xem nhẹ hay được cho là không đổi, trong khi những ảnh hưởng này lại ảnh hưởng đến thị trường trong thời gian tương đối dài đều căn cứ vào vai trò hoàn toàn trong giải thích giá và số lượng thị trường. Thời gian hoạt động, không phải là thời gian đồng hồ là tâm điểm của phân tích này. “Vốn và lao động có sẵn trong ngành buôn bán cá” rõ ràng là một hàm có các biến số khác nhau trong ngắn hạn và dài hạn vì phải cần thời gian để hình thành khả năng mới và lôi kéo cổng nhân bổ sung vào ngành buôn bán cá. Kết quả, gia cung bình thường sẽ khác nhau giữa hai kỳ như hiện nay chúng ta chứng kiến.

4. Cân bằng cạnh tranh

Phương pháp của Marshall và mô thức cân bằng cạnh tranh ngắn hạn đơn giản của ông dễ minh họa bằng đồ thị. Đường cong công nghiệp đánh cá được mô tả, trong khi hàm cung ngắn hạn dốc dương (SRS) nằm trong những điều kiện cạnh tranh thuần túy, hoàn toàn là tổng số nằm ngang của tất cả đường cong phí tổn biên tế của doanh nghiệp hình thành ngành công nghiệp. Hàm nhu cầu về cá ban đầu của ngành công nghiệp được cho là DD, và sự cân bằng công nghiệp tồn tại ở điểm giao nhau giữa SRS và DD với giá trị giá cả và đầu ra cân bằng ở p và Q (tổng các số lượng được mọi doanh nghiệp tạo ra). Doanh nghiệp tiêu biểu là người nhận giá trong điều kiện cạnh tranh. Chúng ta cho rằng trước khi xáo trộn, giá p hay thu nhập bình quân bằng với tổng phí tổn sản xuất bình quân tối thiểu, và tổng phí tổn (q. X A TC) bằng tổng thu nhập (q. X P). Vì thế không có lợi nhuận kinh tế nào hiện hữu trong công nghiệp trước khi nhu cầu thay đổi.

Lúc này xét đến giả thuyết của Marshall cho rằng bệnh dịch gia súc là nguyên nhân gây ra sự gia tăng nhất thời nhu cầu về cá đến D’D’. Sau một giai đoạn điều chỉnh (trong đó giá theo mức cầu vượt cả giá cung ứng), giá cá tăng đến P’ và sản lượng công nghiệp tăng đến Q’, là tổng của sản lượng lúc này lớn hơn (qỌ, của cá nhân doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang tối đa hóa lợi nhuận ở sản lượng q’j vì phí tổn biên tế bằng với thu nhập biên tế (trong cạnh tranh, giá cả phải bằng với thu nhập biên tế). Vì thế cung bình thường ngắn hạn tăng cùng với sự gia tăng nhu cầu về cá như Marshall giải thích.

Điểm quan trọng là căn cứ vào thông tin thích đáng về phần các đối thủ tiềm năng, giá P’ thường không thể kéo dài dai dẳng trong thị trường cá. Lợi nhuận kinh tế thu được của mỗi doanh nghiệp vì thu nhập bình quân (P’) vượt khỏi phí tổn bình quân (C) ở số lượng q’.. Nếu sự gia tăng nhu cầu về cá trở thành thường xuyên vì sự thay đổi khẩu vị, như Marshall giả định, thì lúc đó giá cung bình thường sẽ được khống chế bằng một tập hợp các nguyên nhân khác nhau. Tóm lại, sự gia tăng dài hạn thường xuyên trong nhu cầu về cá sinh ra những điều chỉnh sản xuất dài hạn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Lợi nhuận kinh tế là dấu hiệu cho biết trong cạnh tranh sẽ xảy ra sự điều chỉnh dài hạn. Tính chất của sự điều chỉnh có thể thay đổi như trong đoạn văn điển hình của Marshall mô tả khả năng này:

“Nguồn cung ở biển có thể báo hiệu sự cạn kiệt, ngư dân phải đánh bắt xa bờ hơn đến những vùng biển sâu hơn, Tự nhiên đang tạo ra lợi suất giảm dần đến sự áp dụng tăng thêm vốn và lao động của một trật tự hiệu quả nhất định. Trái lại, những người hóa ra mà đúng là những người cho rằng con người là nguyên nhân nhưng ở mức độ nhỏ gây ra sự hủy diệt cá đang tiếp diễn, và trong trường hợp này, chiếc thuyền khởi hành với ngư cụ hiện đại cũng một ê-kíp đánh bắt lành nghề chắc chắn có được mẻ cá nhiều hơn sau khi gia tăng tổng khối lượng kinh doanh cá như trước. Trong mọi trường hợp phí tổn trang bị một thuyền tốt với ê-kíp lành nghề chắc chắn sẽ không cao hơn, và có lẽ thấp hơn một tí sau khi kinh doanh đã được giải quyết đến khuôn khổ gia tăng như hiện nay nhiều hơn trước. Vì ngư dân chỉ muốn đào tạo khả năng, và không có phẩm chất tự nhiên đặc biệt khác, số lượng ngư dân gia tăng trong vòng một thế hệ hầu như đến mức độ cần thiết để đáp ứng nhu cầu, trong khi các ngành công nghiệp liên quan đến việc đóng tàu, dệt lưới, v.v… lúc này ở quy mô lớn sẽ được tổ chức kinh tế và chu đáo hơn. Vì thế các vùng biển không có dấu hiệu cạn kiệt cá thì có thể tạo ra cung gia tăng ở giá thấp hơn sau một thời gian đủ dài để có khả năng hoạt động kinh tế trở lại bình thường: thuật ngữ Bình thường sử dụng nhằm ám chỉ thời gian dài hạn, giá cá bình thường sẽ giảm khi nhu cầu gia tăng”. (Principles, trang 370-371).

5. Điều kiện dài hạn

Hãy xét khả năng thứ hai của Marshall, nghĩa là vốn và lao động bổ sung áp dụng cho kinh doanh cá sẽ thu được gia tăng đánh bắt theo tỉ lệ. Lợi nhuận kinh tế là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp phản ứng theo nhiều cách: các doanh nghiệp hiện có sẽ tăng mức độ hoạt động để sản xuất ra sản lượng nhiều hơn, và/hoặc các doanh nghiệp đánh bắt sẽ tham gia thị trường. Nếu để thuận tiện, chúng ta loại bỏ khả năng thứ nhất, thì đường cong cung nông nghiệp ngắn hạn sẽ chuyển sang phải cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp mới đến SPS’. Vì chúng ta cho rằng phí tổn bình thường trong việc “cung cấp tàu thuyền tốt với ê-kíp lành nghề” vẫn giống ở mức độ tổng đầu ra thấp, hàm phí tổn của doanh nghiệp) tiêu biểu không thay đổi. Sau khi tất cả các điều chỉnh diễn ra, thị trường thêm lần nữa nằm trong sự cân bằng dài hạn với lợi nhuận kinh tế bằng 0 ở giáp nhưng ở một mức đầu ra cao hơn. Giá cung ứng cá dài hạn không đổi, và hàm cung dài hạn (LRS) có thể lần theo bằng việc kết nối hai điểm cung cầu giao nhau sau khi xảy ra tất cả các điều chỉnh. Nếu hàm LRS nằm ngang, chúng ta nói rằng việc đánh bắt là công nghiệp phí tổn bất biến. Sự gia tăng theo tỉ lệ với đầu vào vốn và lao động mang đến sự gia tăng theo tỉ lệ trong đầu ra cá.

Thực ra, chúng ta cho rằng doanh nghiệp đánh bắt nằm ở sự cân bằng dài hạn trước khi sự gia tăng nhu cầu diễn ra.Tình huống dài hạn của doanh nghiệp tiêu biểu sau khi diễn ra tất cả sự điều chỉnh. Vì không có phí tổn cố định trong dài hạn, nên tất cả phí tổn đối với doanh nghiệp đều khả biến. Điều này được phản ánh bằng thực tế không có sự khác biệt giữa tổng phí tổn bình quân và phí tổn khả biến bình quân. Đường cong phí tổn bình quân dài hạn lần đầu tiên do Jacob Viner phát triển chứ không phải Marshall. Đường cong bao thực ra được vẽ như một loạt các tiếp tuyến của nhiều đường cong ngắn hạn có thể. Chỉ một trong những đường cong ngắn hạn này (SRAC) là đường tiếp tuyến ở điểm phí tổn bình quân dài hạn tối thiểu. Đây là phí tổn bình quân tương tự (ATC) mà chúng ta giả định. Dựa vào giá Po, doanh nghiệp đánh bắt đại diện sẽ tạo ra sản lượng ợ., ở sự cân bằng dài hạn này đối với doanh nghiệp, số lượng ợ. được tạo ra bằng mức độ tối ưu của thiết bị, nghĩa là ở phí tổn bình quân dài hạn tối thiểu. Số lượng ợ. cũng là mức độ sản lượng tối ưu trong mức độ thiết bị ấy được tượng trưng bằng SRAC. sử dụng ở mức độ hiệu quả nhất, nghĩa là ở phí tổn thấp nhất. Điểm quan trọng là sự cạnh tranh và tự do của việc vào-ra ngành công nghiệp đánh cá đảm bảo đầu ra (dựa vào điều kiện phí tổn giả định) sẽ được tạo ra ở phí tổn bình quân dài hạn tối thiểu.

Sự cân bằng dài hạn đối với doanh nghiệp là nơi điểm thấp nhất LRAC và đường cong SRAC cụ thể tiếp tuyến với giá thị trường.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)