1. Khái niệm nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không có quan hệ huyết thống trực hệ với nhau.

2. Mục đích của việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cùa người được nhận nuôi và người nhận nuôi, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Việc nuôi con nuôi phải dựa trên quan điểm là mang đến cho đứa trẻ một gia đình, để cho đứa trẻ được sống trong một môi trường gia đình với bầu không khí yêu thương và thông cảm. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc nuôi con nuôi trên thực tế xảy ra khá phức tạp, việc quán triệt mục đích của việc nuôi con nuôi được pháp luật ngày càng chú trọng hơn. Luật Nuôi con nuôi quy định một số hành vi bị cấm như sau: ‘Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi; Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc (Điều 13 – Luật Nuôi con nuôi năm 2010).

Khi giải quyết việc nuói con nuôi cần quán triệt một nguyên tắc xuyên suốt, đó là, đảm bảo quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc. Việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ được xảy ra khi không thể tìm được một gia đình thay thế ở trong nước cho đứa trẻ (Điều 4 – Luật Nuôi con nuôi năm 2010). Vì vậy, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định thứ tự ưu tiên chọn gia đình thay thế trong việc nuôi con nuôi như sau (Điều 5-Luật Nuôi con nuôi năm 2010):

– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người đựợc nhận làm con nuôi.

– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước.

– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam.

– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.

Nếu trong trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì cần xem xét và giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất.

3. Điều kiện đối với ngưòi được nhận làm con nuôi

+ Trẻ em dưới 16 tuổi. Quy định về độ tuổi này phù hợp với Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Việc ưu tiên trong việc để cho bố dượng hoặc mẹ kể nhận con riêng của chồng hoặc vợ mình làm con nuôi thì giữa họ sẽ thiết lập một quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa họ sẽ phát sinh và tồn tại tất cả các quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đẻ và con đẻ. Điều này đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên chủ thể mà đặc biệt là quyền của người được nhận nuôi. Bên cạnh đó, việc dành quyền ưu tiên về độ tuổi của người được nhận nuôi trong trường hợp được cô, dì, chú, bác ruột nhận nuôi là rất phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích của người được nhận nuôi, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền trẻ em được sống trong gia đình gốc.

Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng: Từ quy định này có thể thấy rằng, một người không thể làm con nuôi của một người đang trong tình trạng có vợ hoặc có chồng.

4. Điều kiện đối vói người nhận con nuôi

Người nhận con nuôi phải có các điều kiện sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hon con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt.

Bên cạnh các điều kiện cần có thì những người thuộc trường hợp sau đây không được nhận con nuôi: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù; chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, ch’ú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không nhất thiết phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên và không phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Những trường hợp này nhằm đảm bảo việc nuôi con nuôi phải đảm bảo đúng mục đích và ý nghĩa xã hội của nó. Tránh tình trạng việc nuôi con nuôi sẽ dẫn đến vấn đề lạm quyền, dùng việc nuôi con nuôi để nhằm các mục đích khác, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa về mặt nhân cách của người được nhận nuôi.

5. Ý chí của các chủ thể trong việc nuôi con nuôi

Ý chí người được nhận nuôi: Nếu người được nhận nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của người đó.

Ý chí của những chủ thể khác trong việc nhận nuôi con nuôi (Điều 21 – Luật Nuôi con nuôi năm 2010):

– Ý chí của cha mẹ đẻ. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con của mình làm con nuôi người khác sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. Đây là một quy định đảm bảo cho việc nuôi con nuôi đúng pháp luật, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Tránh tình trạng thỏa thuận việc cho và nhận nuôi con nuôi giữa cha mẹ đẻ và người nhận nuôi từ trước khi đứa trẻ ra đời, nhằm đảm bảo quyền của trẻ em kể từ khi sinh ra phải được biết nguồn gốc của mình, biết cha mẹ đẻ của mình là ai và được cha mẹ mình chăm sóc. Nếu một bên cha hoặc mẹ bị chết, bị mất tích, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì cần có sự đồng ý của bên còn lại.

– Ý chí của người giám hộ nếu cha và mẹ đều bị chết, bị mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha mẹ cho người được nhận nuôi.

– Ý chí của người nhận nuôi (của vợ chồng hoặc của người độc thân).

Sự đồng ý của các chủ thể trên phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không có lợi ích vật chất.

Trường hợp những người chủ thể trên do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề xung quanh việc nuôi con nuôi hoặc do bị ảnh hưởng, bị tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe nên đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi, rồi sau đó lại muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những chủ thể này phải thông báo bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Het thời hạn này họ không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.

6. Đăng ký việc nuôi con nuôi

6.1 Thẩm quyền đãng kỷ việc nuôi con nuôi

+ ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nếu người nhận nuôi là cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của chồng hoặc vợ của mình làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

+ ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng.

+ ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi trong trường họp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi (Khoản 3 Điểu 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điểu của Luật Nuôi con nuôi. (Sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2011/NĐ-CP và Điều 9 Luật Nuôi con nuôi năm 2010; Điểu 1 điểm 1 Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 sửa đổi, bổ sung một só điểu của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011).

6.2 Đăng kỷ việc nuôi con nuôi

+ Đăng kỷ nhu cầu nhận nuôi con nuôi: được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi thường trú của người đó, nếu người có nhu cầu không tìm được trẻ em làm con nuôi. Sở Tư pháp có trách nhiệm giới thiệu người có nhu cầu đến ủy ban nhân dân nơi thường trú của trẻ em đó để giải quyết việc nuôi con nuôi (Điều 16 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).

+ Hồ sơ nuôi con nuôi (Điều 17, Điều 18 Luật Nuôi con nuôi nàm 2010): Đối với người nhận nuôi phải đảm bảo các giấy tờ như đơn xin nhận nuôi con nuôi, chứng minh thư nhân dân hoặc các giấy tờ khác thay thế, văn bản xác nhận về tình trạng hôn nhân. Phiếu lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe có chứng nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên, văn bản xác nhận về nơi ở, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận nuôi (những giấy tờ này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa đến 6 tháng tính cho đến ngày nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã). Trừ trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận nuôi con riêng của vợ hoặc của chồng, cô, dì, chú, bác, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi.

Đối với người được nhận nuôi phải đảm bảo các giấy tờ như giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, ảnh, và một số biên bản như biên bản xác nhận về tình trạng trẻ em đó bị bỏ rơi, giấy chứng tử của cha mẹ hoặc của một bên cha, mẹ đối với trẻ mồ côi, quyết định tuyên bố cha mẹ hoặc của một bên cha, mẹ bị mất tích, bị mất năng lực hành vi dâh sự, quyết định tiếp nhận trẻ em của cơ sở nuôi dưỡng nếu trẻ em sống trong cơ sở nuôi dưỡng đó. Việc lập hồ sơ này do cha mẹ đẻ thực hiện hoặc người giám hộ thực hiện.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện đăng ký việc nuôi có trách nhiệm lập văn bản ghi nhận ý chí của các chủ thể trong việc nuôi con nuôi, có trách nhiệm giải quyết việc nuôi con nuôi trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (Điều 19,20 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý trong việc nhận nuôi con nuôi của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được nhận nuôi hoặc các chủ thể khác có liên quan thì ủy ban nhân dân phải đăng ký việc nuôi con nuôi, cấp giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi cho các chủ thể có liên quan.

6.3 Nuôi con nuôi trên thực tế chưa đăng kỷ việc nuôi con nuôi

+ Điều kiện được công nhận là nuôi con nuôi trên thực tế (Điều 50 Luật Nuôi con nuôi năm 2010):

– Phát sinh việc nuôi con nuôi trên thực tế trước ngày 1.1.2011.

– Các bên chủ thể đáp ứng điều kiện nhận nuôi con nuôi tại thời điểm phát sinh việc nuôi con nuôi.

– Các chủ thể vẫn còn sống và quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế vẫn đang tồn tại khi Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có liệu lực (ngày 1.1.2011).

– Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con đối với nhau trên thục tế.

+ Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế (Nghị định số 19/2011/NĐ-CP).

– Thời gian được đăng ký từ ngày 1.1.2011 đến hết ngày 31.12.2015. Việc đăng ký được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi. Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người Việt Nam nhận trẻ em nước láng giềng ở khu vực vùng giáp biên giới.

– Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế phải đảm bảo một số giấy tờ như: Tờ khai đăng ký nuôi con nuôi thực tế ghi rõ ngày tháng năm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế, có chữ ký của ít nhất là hai người làm chứng; bản sao giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người nhận nuôi; bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi; bản sao giấy chứng nhận kết hôn của người nhận con nuôi nếu có; giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh về việc nuôi con nuôi nếu có.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi

– Quan hệ nuôi con nuôi có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi trên thực tế.

7. Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi

7.1 Quan hệ giữa người được nhận nuôi với người nhận nuôi, với gia đình người nhận nuôi và gia đình gốc

+ Quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi

Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định “kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con… ”,

Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ phát sinh toàn bộ quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con như trong quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ. Bao gồm quyền và nghĩa vụ nhân thân, quyền và nghĩa vụ về tài sản. Trong đó còn bao hàm cả việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên1. Một hậu quả phát sinh từ việc nuôi con nuôi đó là cha mẹ nuôi và con nuôi thuộc trường hợp cấm kết hôn. Ngay cả khi giữa họ không còn tồn tại quan hệ nuôi con nuôi nữa (Điều 41,42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).

+ Quan hệ giữa người được nhận nuôi với những người thân thích của người nhận nuôi

Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định “…giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Qua đó thấy rằng quan hệ giữa con nuôi với những người thân thích của người nhận nuôi không được pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể. Các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi có thể bao gồm con đẻ của cha mẹ nuôi, cha mẹ của cha mẹ nuôi và những chủ thể khác.

7.2 Quan hệ giữa người được nhận nuôi với gia đình gốc

+ Quyền và nghĩa vụ với cha mẹ đẻ

Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã quy định “Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”.

Theo Điều 9 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP thì việc cha mẹ đẻ còn hay không còn một số quyền như chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại, đại diện, quản lý, định đoạt tài sản với người con đã cho đi làm con nuôi người khác phụ thuộc vào sự thỏa thuận hay không thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Neu cha mẹ đẻ khi đồng ý cho con mình đi làm con nuôi người khác mà không có thỏa thuận với cha mẹ nuôi của đứa con về quyền và nghĩa vụ của mình với đứa con đó bằng văn bản thì coi như cha mẹ đẻ sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với con của mình. Nếu có thỏa thuận còn quyền và nghĩa vụ gì thì sẽ còn quyền và nghĩa vụ ấy.

+ Quyền thừa kế trong gia đỉnh gốc

Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và 652 của Bộ luật này”; Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật trong đó có hàng thừa kế thứ nhất bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; hàng thừa kế thứ hai bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; hàng thừa kế thứ ba bao gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác chú ruột, cô cậu ruột, dì ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cô cậu ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại; Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thừa kế thế vị trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chét cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống và nếu cháu lại cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Như vậy, khi xác lập quan hệ nuôi con nuôi thi người con nuôi vẫn được hưởng quyền thừa kế từ gia đình gốc. Có nghĩa là người con nuôi được thừa kế hai mang, vừa thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ nuôi, vừa được thừa kế của gia đình cha mẹ đẻ.

7.3 Quyền xác định dân tộc, thay đổi họ tên của người được nhận nuôi

Theo Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP thì dân tộc của người được nhận làm con nuôi trước tiên được xác định về mặt huyết thống. Đó cũng là một trong những quyền mà người con nuôi đó được hưởng từ gia đình cha mẹ đẻ. Chỉ khi người con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ là ai thì người con nuôi đó mới mang dân tộc của cha mẹ nuôi. Xác định dân tộc cho con nuôi như quy định của pháp luật sẽ đảm bảo được việc nuôi con nuôi đúng mục đích, ý nghĩa xã hội của nó. Tránh tình trạng lợi dụng việc nuôi con nuôi để hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước.

Cha mẹ nuôi chỉ có thể thay đổi họ tên của người con nuôi chứ không thể thay đổi dân tộc của người con nuôi. Nếu con nuôi từ 9 tuổi trở lên thì phải hỏi ý kiến của người con nuôi đó. Nếu người con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, phần họ tên cha mẹ trong giấy khai sinh còn bỏ trống thì cha mẹ nuôi có thể yêu cầu để phần họ tên của mình vào phần họ tên cha mẹ của trẻ em đó trong giấy khai sinh, nhưng ủy ban nhân dân vẫn phải ghi vào phần ghi chú của sổ đăng ký khai sinh là cha mẹ nuôi. Hoặc cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thể thỏa thuận để thay đổi họ tên cha mẹ trong Giấy khai sinh của người con nuôi từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi, thì Ưỷ ban nhân dần sẽ thu hồi giấy khai sinh cũ và ghi chú vào sổ đăng ký khai sinh là cha mẹ nuôi.

Qua đó, có thể thấy rằng khi đi làm con nuôi người khác, người con nuôi sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ với gia đình cha mẹ đẻ trừ một số quyền nhất định mà pháp luật quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác.

8. Chấm dứt việc nuôi con nuôi

8.1 Quyền yêu cầu chẩm dứt việc nuôi con nuôi

Cha mẹ nuôi; Người con nuôi đã thành niên; Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ; Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; Hội Liên hiệp phụ nữ (Điều 26 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).

8.2 Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Theo quy định của điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010) thì:

– Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi: Hành vi tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi của cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên phải đảm bảo sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Hay nói cách khác, sự tự nguyện đó phải đảm bảo sự thống nhất giữa mặt chủ quan và khách quan của các chủ thể. Sự tự nguyện này nhất thiết phải là từ hai bên chủ thể (cha mẹ nuôi và con nuôi). Điều đó có nghĩa là nếu chỉ một bên chủ thể: cha mẹ nuôi hoặc người con nuôi muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì quan hệ nuôi con nuôi không thể chấm dứt.

– Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi. Trong thực tế, chúng ta thường gặp những trường hợp người con nuôi có hành vi ngược đãi hành hạ cha, mẹ nuôi như đối xử tồi tệ, nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, đánh đập, giam hãm… gây nên sự đau đớn về thể xác và tinh thần cho cha, mẹ nuôi, cần lưu ý rằng chỉ trong trường hợp người con nuôi có hành vi vi phạm đối với cha mẹ nuôi thì mới được coi là căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Nếu hành vi vi phạm pháp luật đối với người khác thì không được coi là căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.

– Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi: Có thể nói đây là sự vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng của cha mẹ nuôi đối với con nuôi. Việc pháp luật quy định đây là một căn cứ chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi là nhằm đảm bảo quyền lợi cho người con nuôi, tách người con nuôi ra khỏi môi trường có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến nhân cách, lối sống, thể chất… của người con nuôi.

– Thực hiện các hành vi bị cấm tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, bao gồm các hành vi sau: Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em; Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số (như nhận con đẻ của mình làm con nuôi hoặc cho con đẻ đi làm con nuôi người khác để tiếp tục sinh con); Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi (về nguyên tắc, những người cùng dồng máu về trực hệ không thể tồn tại quan hệ nuôi con nuôi. Anh, chị, em là những người cùng ở đời thứ hai, vì vậy, để đảm bảo tôn ti trật tự trong gia đình thì anh, chị, em không thể nhận nhau làm con nuôi được); Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

8.3 Hậu quả pháp lý của việc chẩm dứt quan hệ nuôi con nuôi1

– Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

– Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.

– Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại Khoản 4 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 được khôi phục.

– Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tưong xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến pháp luật hôn nhân gia đình về quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group