1. Hành vi quan hệ tình dục khác:

Việc quan hệ là hoàn toàn tự nguyện nhưng sau đó bạn nữ kia muốn chia tay, bạn này cho rằng mình là người bị tổn thương và muốn yêu cầu bạn kia phải bồi thường cho mình. Bạn này rất lo lắng, không muốn cho gia đình biết chuyện và tâm sự với cô giáo tìm cách giải quyết. Tôi thực sự hoang mang và chưa rõ pháp luật trong trường hợp này nên xử lý như thế nào nên mới gọi đến nhờ Luật sư của LVN Group hỗ trợ? Thêm thông tin là hai em này đều chưa đủ 16 tuổi.

Mong Luật sư của LVN Group đưa giúp đỡ ạ.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì hai bạn này đều là nữ nên hành vi quan hệ của các bạn không được coi là giao cấu mà là hành vi quan hệ tình dục khác, Và theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định về hành vi này như sau:

Điều 3. Về một số tình tiết định tội

1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.

Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.

2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.

Theo nghị quyết này thì dù hai bạn này là cùng giới nhưng hành vi các bạn thực hiện vẫn được coi là một hành vi quan hệ tình dục. Vậy nên nếu có các biểu hiện của tội phạm liên quan đến quan hệ tình dục thì vẫn sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

2. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

Như vậy theo quy định hiện nay thì người từ đủ 14 tuổi trở lên đã phải chịu trách nhiệm hình sự về một số loại tội phạm và người từ đủ 16 tuổi trở lên hầu như đã phải chịu trách nhiệm về tất cả các loại tội phạm trừ những loại tội mà Bộ luật này có quy định khác.

3. Bạn kia chưa đủ 16 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?

Theo như thông tin thì hai bạn này có quan hệ với nhau và cả hai bạn đều chưa đủ 16 tuổi. Và hai bạn này hoàn toàn tự nguyện, không có yếu tố cưỡng ép ở đây nên xét thấy quy định trong tội “Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” có quy định về điều kiện của chủ thể phạm tội này là:

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy người thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi phải từ đủ 18 tuổi trở nên mới đủ trúy cứu về tội phạm này. Mà hai bạn này đều dưới 16 tuổi nên sẽ không bị truy cứu về tội phạm này.

4. Bạn nữ kia có phải chịu trách nhiệm bồi thường không ?

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ do luật dân sự quy định. Do bạn chưa nói rõ là bạn gái này có bị tổn hại gì về mặt sức khỏe hay tinh thần hay không nên chúng tôi xin đưa ra hai trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Bạn gái này không có bị tổn hại đến sức khỏe hay tinh thần, chỉ là việc bạn này không chấp nhận lý do chia tay là nghĩ rằng mình là người bị thiệt thòi nên muốn được bồi thường. Thì trong trường hợp này vì trong có thiệt hại nên sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường.

– Trường hợp 2: Bạn gái này có bị tổn hại về mặt tinh thần hoặc sức khỏe thi theo quy định tại Luật dân sự nếu việc tổn hại này nguyên nhân gây ra là do bạn kia thì bạn kia có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho bạn này.

Mức bồi thường quy định cụ thể như sau:

* Theo điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 thì thiệt hại về sức khỏe bao gồm:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

* Nếu vấn đề này gây gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của bạn này thì bạn gây ra còn phải chịu trách nhiệm bồi thường về uy tín, nhân phẩm như sau:

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

5. Trường hợp này bạn nên xử lý như thế nào?

Bạn với tư cách là giáo viên chủ nhiệm khi biết thông tin của học sinh như vậy thì theo tôi, bạn cần nói chuyện với hai em để xem tình hình thực tế của hai em như thế nào? tình hình tinh thần cũng như sức khỏe của hai em ra sao? và nguyên nhân tại sao hai em không muốn để gia đình biết?

Sau khi có những thông tin rồi thì bạn có thể mời riêng phụ huynh hai em đến để nói chuyện về vấn đề này. Với những sự việc nhạy cảm như này thì theo tôi bạn nên khuyên hai gia đình nói chuyện hoa giải quyết nhau để tránh đưa ra pháp luật gây ảnh hưởng tới tâm lý 2 em.

Nếu phát sinh trách nhiệm bồi thường mà gia đình bạn gây thiệt hại không đồng ý bồi thường thì phương án cuối cùng hai bên nên lựa chọn là ra Tòa án để giải quyết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group