1.Khái quát chung về quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam
Nhìn chung, quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam được xác định trên cơ sỏ pháp luật Việt Nam theo nguyên tắc “nhập gia tuỳ tục” và trong những trường hợp nhất định, theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trường hợp các điều ước quốc tê mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác vối các quy định của pháp luật Việt Nam, thì tuân theo các quy định của các điều ưốc quốc tế đó. Vì vậy, khi muốn tìm hiểu quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam, trước hết chúng ta phải tìm hiểu các nội dung của quy chế này theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Điều 832 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác; trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Với cách quy định trên của Bộ luật Dân sự năm 1995 về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài, chúng ta hiểu những vấn đề nội bộ pháp nhân, thành lập, giải thể, thanh lý tài sản pháp nhân và những hoạt động trên lãnh thổ nưởc mà pháp nhân mang quốc tịch, phải tuân theo pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch, nhưng những hoạt động của pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam thì phải xác định theo pháp, luật Việt Nam. Cách quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 và cách hiểu này hoàn toàn phù hợp vối nguyên tắc “nhập gia tuỳ tục” mà ông cha ta đã tổng kết, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế cũng như tư pháp quốc tế hiện đại.
2. Chủ thể đầu tư
Theo pháp luật hiện hành của nước ta về đầu tư trực tiếp nước ngoài, nội dung quy chế pháp lý dân sự của nhà đầu tư nước ngoài được xây dựng khá toàn diện, đầy đủ và thể hiện cụ thể trên những mặt sau đây:
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (Điều 25) khẳng định việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân nưốc ngoài (vâ cả người Việt Nam định cư ỏ nước ngoài) đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đôì với vốn, tài sản và quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Điều 1 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1987 cho đến nay cũng luôn luôn khẳng định việc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Tuy không nói cụ thể, nhưng pháp luật Việt Nam không có sự phân biệt đôì xử giữa các tổ chức, cá nhân của các nước; khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài bất kể quốc tịch, đều được đối đãi công bằng và thoả đáng; mọi nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả cá nhân và pháp nhân đều được hoan nghênh và khuyến khích. Nói cách khác, các nhà đầu tư được khuyến khích đầu tư vào Việt Nam thuộc mòi quốc tịch và mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả các tổ chức quốc tế.
Khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài tự do lựa chọn đối tác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các đôĩ tác đó của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Các doanh nghiệp nhà nưốc được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhắ nưốc;
+ Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; các doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
+ Các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp;
+ Các cơ sỏ khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định;
+ Các cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ký kết hợp đồng xây’dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT).
Với tư cách là pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh có vôn đầu tư nưốc ngoài, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng có quyền hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không đưộc chọn các đối tác là cá nhân và cả các tổ chức nằm ngoài danh mục đối tác nêu’ trên. Cách quy định này nhằm tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có hiệu quả.
Lĩnh vực khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các pháp nhân nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nám 1996 (Điều 3) và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 được Quốc hội thông qua ngày 9-6-2000 xác định rõ những lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài. Những lĩnh vực đó gồm:
+ Sản xuất hàng xuất khẩu;
+ Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư và nghiên cứu và phát triển;.
+ Sử dụng nhiều lao động, chế biến nguyên liệu và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ồ Việt Nam;
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng.
3.Địa bàn khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm
+ Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn;
+ Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhà nước Việt Nam cũng khẳng định rõ không cấp phép đầu tư vào các lĩnh vực và địa bàn gây thiệt hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái.
Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định các địa bàn khuyến khích đầu tư, danh mục dự án khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư, danh mục các
4.Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Các pháp nhân nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác chia sản phẩm va các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đốỉ tượng, nội dung kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bện và quan hệ giữa các bên do các bên thoả thuận ghi trong hợp đồng.
+ Thành lập doanh nghiệp liên doanh trên cổ sỏ hợp đồng liên doanh.
Các pháp nhân nước ngoài tham gia doanh nghiệp liên doanh được góp vốn pháp định bằng:
– Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam;
– Nhà xưởng, công trình xây dựng khác, thiết bị, máy móc;
– Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
Phần góp vô’n của bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất, tuỳ theo sự thoả thuận của các bên, nhưng không dưới 30% vốn pháp định, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Các bên chia lợi nhuận và chịu rủi ro của doanh nghiệp liên doanh theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
Các bên chỉ định người của mình tham gia hội đồng quản trị theo tỷ lệ tương ứng với phần góp vốn vào vốn pháp định của xí nghiệp liên doanh, trong đổ bảo đảm tổng giám đốc hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất là công dân Việt Nám.
Mọi vấn đề về quan hệ giữa các bên liên doanh được xây dựng phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31-7-2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nưốc ngoài tại Việt Nam và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam.
Thời hạn hoạt động của xí nghiệp liên doanh do Chính phủ quy định đốì với từng dự án, nhưng không quá 50 năm, trường hợp đặc biệt thì không quá 70 nám.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo . pháp luật Việt Nam.
+ Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốh nước ngoài được thành lập sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và chứng nhận đăng ký điều lệ. Thời hạn hoạt động của xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được giải quyết như thời hạn hoạt động của doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nưốc ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, có các quyền lợi và nghĩa vụ ghi trong giấy phép đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nưởc ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Các phương thức đặc biệt trong việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Có các phương thức sau:
+ Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng ký kết giữa bên nước ngoài với cỡ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xây dựng, khai thác, kinh doanh công trình hạ tầng (như cầụ đường, sân bay, bến cảng, nhà máy điện v.v.) trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn quy định,
bên nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Chính phủ Việt Nam.
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nưốc ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốh đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Các hợp đồng BOT, BTO và BT được thực hiện bằng 100% vốh nước ngoài hoặc bằng vốn nước ngoài cộng với vốn của Chính phủ Việt Nam hoặc vốn của cá nhân, tổ chức Việt Nam. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời hạn đủ để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý theo quy định của pháp luật.
Thời hạn đầu tư theo các hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT được giải quyết giống như cách giải quyết thòi hạn hoạt động của xí nghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốh nước ngoài quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996.
Luật LVN Group ( sưu tầm và biên tập )