Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.
1.Thời hạn tam giam có được quá thời gian chuẩn bị xét xử
>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường
Căn cứ theo khoản 2 điều 278 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau :
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.
2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
2. Hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khi àno trong giai đoạ xét xử
>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường
Căn cứ theo khoản 1 điều 278 bộ luật tố tụng 2015 quy định như sau :
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.
2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
3. Các quy định thời hạn tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
>> Xem thêm: Lú luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?
Khoản 1 Điều 277 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, thẩm phán chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định: a) Đưa vụ án ra xét xử; b)Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án”.
Khoản 3 Điều 277 BLTTHS quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử toà án phải mở phiên toà; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày ”
Khoản 2 khoản 3 Điều 278 BLTTHS quy định: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà”.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 278 BLTTHS thì thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử, có nghĩa là không quá 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng; không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày Toà án thụ lý vụ án cho đến khi ra một trong các quyết định như: Đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử (HĐXX) ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà. Có nghĩa là, nếu trong thời hạn chuẩn bị xét xử thời hạn tạm giam đã hết thì HĐXX chỉ có thẩm quyền ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
4. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
>>Luật sư tư vấn luật hình sự về tạm giam, gọi số:1900.0191
Theo quy định tại khoản 3 Điều 278 BLTTHS quy định: “Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà”. Như vậy, trong thực tiễn áp dụng cho thấy hầu hết các vụ án mà các bị cáo đang bị tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa. Sau khi kết thúc phiên tòa có nghĩa là sau khi tuyên án thì HĐXX ban hành quyết định tiếp tục tạm giam đối với bị cáo với thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 329 BLTTHS. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là trong trường hợp sau khi kết thúc phần nghị án, HĐXX xét thấy vụ án có nhiều tình tiết cần phải làm rõ nên không tuyên án mà ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để bổ sung tài tài liệu, chứng cứ thì trong trường hợp này phiên tòa đã kết thúc, thời hạn tạm giam của HĐXX đã hết. Vấn đề đặt ra là nếu vụ án đơn giản thì Thư ký phiên tòa ngay trong ngày phải làm các thủ tục giao hồ sơ cho Viện kiểm sát và Viện kiểm sát phải nhận hồ sơ để ra quyết định tạm giam đối với bị cáo kể từ ngày nhận hồ sơ. Nhưng đối với các vụ án có nhiều bị cáo, hồ sơ nhiều bút lục thì ngay trong ngày Thư ký phiên tòa không thể làm kịp các thủ tục và sắp xếp hồ sơ để giao hồ sơ cho Viện kiểm sát mà phải có thời gian nhanh nhất là 01 ngày mới làm xong các thủ tục. Đây là những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng.
Tác giả đưa ra một vụ án cụ thể nhưng hiện nay đang có nhiều ý kiến trái chiều không thống nhất đó như sau:
Vào lúc 14giờ ngày 1/2/2020, TAND huyện A mở phiên tòa xét xử các bị cáo A, B, C về Tội “Trộm cắp tài sản”; D về Tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” các bị cáo đều bị Tòa án ra quyết định tạm giam thời hạn tạm giam đến ngày kết thúc phiên tòa. Nhưng trong quá trình xét xử HĐXX đã làm rõ các tình tiết của vụ án và xét thấy bị cáo D phạm tội “Trộm cắp tài sản” với vai trò đồng phạm với các bị cáo A, B, C, nên đến khoảng 17 giờ cùng ngày HĐXX vào nghị án và đến 18 giờ cùng ngày HĐXX ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung thay đổi tội danh của bị cáo D từ tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” sang tội “Trộm cắp tài sản”. Như vậy, trong trường hợp này các bị cáo A, B, C và D thì thời hạn tạm giam đã hết vào ngày 01/02/2020, ngày HĐXX ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Trong trường hợp này hiện nay đang có nhiều ý kiến trái chiều chưa thống nhất.
Ý kiến thứ nhất cho rằng, do vụ án phức tạp thời hạn ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung lúc này là hơn 18 giờ cùng ngày hết giờ làm việc, do vậy, Thư ký phiên tòa không thể làm các thủ tục kịp thời để giao hồ sơ cho Viện kiểm sát trong ngày 01/02/2020 mà HĐXX phải ra quyết định tiếp tục tạm giam các bị cáo trong thời hạn 3 ngày để hoàn tất hồ sơ là đúng theo đúng quy định tại Điều 286 BLTTHS quy định về việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
Ý kiến thứ hai cũng là ý kiến của tác giả, theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 326 BLTTHS quy định: “Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề… trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ”. Như vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 278 BLTTHS quy định đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà chứ không có quy định nào trong trường hợp chưa kết thúc phiên tòa do phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì HĐXX tiếp tục tạm giam bị cáo để hoàn tất hồ sơ trả cho Viện kiểm sát. Điều 286 BLTTHS chỉ quy định việc giao quyết định xét xử cho bị cáo hoặc người đại diện, người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi xét xử, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, quyết định phục hồi vụ án Tòa án giao cho bị can, bị cáo, bị hại … trong thời hạn 03 ngày kế từ ngày ra quyết định; quyết định phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ, quyết định phục hồi vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định… mà không có quy định nào quy định khi kết thúc nghị án HĐXX xét thấy cần phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để bổ sung tài, liệu chứng cứ trong thời hạn bao nhiêu ngày thì HĐXX phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát hoặc HĐXX tiếp tục được ra quyết định tạm giam bị cáo để hoàn tất hồ sơ trả cho Viện kiểm sát.
5. Kiến nghị về thời hạn tạm gian trong giai đoạn chuẩn bị đưa ra xét xử
>> Xem thêm: Thủ tục trước khi xét xử sơ thẩm và phiên toà sơ bộ theo pháp luật Hoa Kỳ?
Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, để đảm bảo việc giao nhận hồ sơ vụ án hình sự đúng quy định và đảm bảo các biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đúng quy định, đồng thời đảm bảo quyền con người, quyền công dân, tác giả kiến nghị liên ngành tư pháp trung ương cần sớm có văn bản hướng dẫn điểm c khoản 6 Điều 326 BLTTHS năm 2015 theo hướng: Sau khi kết thúc phần nghị án nếu HĐXX xét thấy cần phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc có căn thay đổi tội danh mà các bị cáo đã truy tố về tội danh khác thì trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì HĐXX phải giao hồ sơ cho Viện kiểm sát. Nếu thời hạn tạm giam bị cáo đã hết thì HĐXX tiếp tục tạm giam bị cáo để đảm bảo cho việc hoàn tất hồ sơ vụ án theo quy định.
Rất mong được sự góp ý của bạn đọc để hoàn thiện các quy định về tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự.
(LVN GROUP FIRM: Biên tập)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác