1.Toà án phúc thẩm là gì ?

>> Xem thêm: Điều tra viên là gì ? Quy định về điều tra viên trong vụ án hình sự

Tòa án phúc thẩm là Tòa án có thẩm quyền xét xử lại các bản án sơ thẩm do Tòa án sơ thẩm đã xử nhưng bị kháng nghị, bị chống án đúng trình tự, thủ tục, quyền hạn do luật định. Theo quy định của Luật tố tụng hình sự hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tòa phúc thẩm của Việt Nam gồm có:

1. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu khi xét xử lại những bản án của Tòa án nhân dân cấp huyện Tòa án quân sự khu vực

2. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương khi xét xử lại những bản án của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu.

Khi xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử chỉ gồm có các thẩm phán, không có hội thẩm nhân dân.

2. Căn cứ pháp lý về tính chất của xét xử phúc thẩm

>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Khái quát chung về khám nghiệm hiện trường

Căn cứ theo điều 330 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau :

Điều 330. Tính chất của xét xử phúc thẩm

1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

2. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.

3. Vai trò của xét xử phúc thẩm

>> Xem thêm: Lú luận về động cơ phạm tội trong vụ án hình sự ?

Trong tố tụng hình sự xét xử phúc thẩm có một vai trò đặc biệt quan trọng, trước hết đây là hoạt động của tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án đã xét xử sơ thẩm nhằm giải quyết lại vụ án khi có kháng cáo hoặc kháng nghị đổi với bàn án, quyết định sơ thẩm và theo như phân cấp thẩm phán thì trình độ và kinh nghiệm của thẩm phán tòa án cấp dưới sẽ thấp hơn trình độ và kinh nghiệm của tòa án cấp trên do đó các thẩm phán cấp trên có thể kịp thời phát hiện những sai lầm hay thiếu sót trong việc đánh giá chứng cứ hoặc áp dụng pháp luật. Điều này cũng cụ thể hóa nguyên tắc hai cấp xét xử xác định tính chất của xét xử phúc thẩm là xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm là cấp xét xử thứ hai.

Tuy nhiên với nhiều điểm ưu việt trong tổ chức tòa án về việc biểu quyết theo số đông hay sự tham gia hội thẩm nhân dân vào phiên tòa sơ thẩm đã thể hiện tính dân chủ khi xét xử, do đó không phải lúc nào một bản án sơ thẩm cũng có sai sót và phải phúc thẩm, hầu như bản án mang tính nghiêm minh, đúng pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Trong thực tế sau phiên tòa sơ thẩm có thể phát sinh một số tình tiết mới có giá trị làm thay đổi nội dung trong bản án hay quyết định.

Ví dụ người bị hại có đơn đề nghị giảm hình phạt, giảm mức bồi thường cho bị cáo hoặc giảm mức bồi thường cho nguyên đơn dân sự khi nhận thấy mức phạt mà Tòa áp dụng với bị cáo là quá nặng. Trong những trường hợp này nếu như không có quy định một trình tự xem xét lại bản án, quyết định tại phiên tòa sơ tham thì sẽ không phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng và nghiêm minh. Tại phiên tòa phúc thẩm hội đồng xét xử có thể thay đổi nội dung bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ, có thể hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ vụ án. Có thể định nghĩa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là việc tòa án cấp trên trực tiếp của tòa án đã xử sơ thẩm xét xư lại bản án hoặc quyết định của cấp sơ thẩm khi bản án, quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật nhưng đã bị kháng cáo, kháng nghị hợp pháp trong thời gian luật định.

4. Thẩm quyền của tòa án các cấp

>> Xem thêm: Đối tượng, chủ thể và phạm vi của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự ?

Theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định về thẩm quyền của tòa án các cấp thì:Các Tòa phúc thẩm thuộc Tòa án nhân dân tối cao xét x phúc thẩm những vụ án do các Tòa án nhân dân cp tỉnh đã xét xử sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; Tòa án quân sự trung ương xét xử phúc thm những vụ án do các Tòa án quân sự cấp quân khu đã xét xử sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử phúc thẩm những vụ án do các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện đã xét xử sơ thẩm mà bn án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử phúc thẩm những vụ án do các Tòa án quân sự cp khu vực đã xét xử sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

5. Sự khác nhau cơ bản giữa phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm

>> Xem thêm: Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ?

Tòa phúc thẩm là cấp xét xử thử hai có nhiệm vụ xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Còn giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là cấp xét xử mà chỉ là một thủ tục đặc biệt để xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

Đối tượng xem xét của Tòa án cấp phúc thẩm chỉ có thể là những vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Còn đối tượng xem xét của giám đốc thẩm, tái thẩm là những vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật không chỉ của Tòa án cấp sơ thẩm, mà cả của Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bị kháng nghị.

Trong thủ tục phúc thẩm, ngoài Viện kiểm sát (cấp sơ thẩm và phúc thẩm) có quyền kháng nghị, thì bị cáo và các đương sự (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ) cũng có quyền kháng cáo. Trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thì chỉ có những người có thẩm quyền (Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trở lên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên) mới có quyền kháng nghị.

Phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm, tức là việc xét xử phúc thẩm vụ án được tiến hành công khai với sự tham gia của những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác (người làm chứng, phiên dịch, người giám định…), trừ trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc (xem bình luận Điều 18). Còn phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm không phải là phiên tòa công khai và việc triệu tập người tham gia tố tụng không phải là bắt buộc.

Ngoài các quyền bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án; hủy bản án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án và đình chỉ vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm còn có quyền sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới. Còn đối với cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì không có quyền sửa bản án hoặc quyết định của Tòa án cấp dưới.

Điểm mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Ngoài ra một điểm mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là đã liệt kê cụ thể những quyết định nào là bị kháng cáo, kháng nghi: Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thm theo quy định của Bộ luật này.

Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự

Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật không phải là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm mà là đối tượng của kháng nghị giám đốc thẩm nếu phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; là đối tượng của kháng nghị tái thẩm nếu phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà toà án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.

Bản án sơ thẩm có thể là đối tượng của kháng cáo cũng như kháng nghị phúc thẩm. Quyết định sơ thẩm có thể là đối tượng của kháng cáo cũng như kháng nghị nhưng cũng có thể chỉ là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm. Quyết định sơ thẩm là đối tượng của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm gồm: quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo; quyết định khác của toà án cấp sơ thẩm theo quy định của Điều 330, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như: quyết định của toà án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Khoản 2 Điều 453 Bộ luật tố tụng hình sự). Quyết định sơ thẩm chỉ là đối tượng của kháng nghị phúc thẩm như: quyết định của toà án về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, huỷ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện (Xem: Khoản 11 Điều 368 Bộ luật tố tụng hình sự).

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật hình sự, luật tố tụng hình sự – Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group