1. Điều tra viên có được thu giữ tài liệu khám xét được liên quan đến vụ án hình sự ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191
Thưa Luật sư của LVN Group, Điều tra viên có được thu giữ tài liệu liên quan đến vụ án ?
Căn cứ theo khoản 1 điều 198 bộ luật tố tụng hình sự quy định :
Điều 198. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét
1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.
2. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét
>> Xem thêm: Khám nghiệm hiện trường là gì? Quy định về khám nghiệm hiện trường
Đây là trường hợp tạm giữ diễn ra nhiều nhất, dễ thực hiện và thiết thực nhất. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét được quy định tại Điều 198 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:
“1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
2. Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.”
Theo quy định trên, đồ vật, tài liệu được tạm giữ là vật chứng hoặc tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đây phải là những tài liệu, đồ vật có giá trị chứng minh, giải quyết vụ án và liên quan đến người phạm tội (có thể người phạm tội là chủ sở hữu hoặc không)
Trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu bị thu giữ, tạm giữ theo quy định
Quy định trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu bị thu giữ, tạm giữ là điều hoàn toàn cần thiết nhằm thiết lập một trạng thái “toàn vẹn” cho những tài sản không thuộc sở hữu của cơ quan tiến hành tố tụng. Điều 199 quy định:
“1. Phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.
2. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.”
Như vậy, có thể thấy, việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, phương tiện, đồ vật, bưu kiện,…làm phát sinh nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo quản các “đối tượng” này.
Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 385 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:
Điều 385. Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
1. Người nào được giao giữ, quản lý tài sản bị kê biên, bị niêm phong hoặc vật chứng bị niêm phong, tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phá hủy niêm phong, giải tỏa việc phong tỏa tài khoản mà không có quyết định của người có thẩm quyền;
b) Tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại tài sản bị kê biên.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch;
b) Dẫn đến bị can, bị cáo, người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 100.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Khi nào thì tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét
>> Xem thêm: Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông mới nhất
Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài liệu bao gồm: Văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác. Qua bài viết này đội ngũ chuyên viên Luật sư của văn phòng Luật sư Thủ Đô xin được phân tích, bình luận các quy định của pháp luật về tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét.
- Thứ nhất, tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét
– Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.
– Việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi tiến hành khám xét được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao cho người chủ tài liệu, đồ vật hoặc người quản lý tài liệu, đồ vật, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản giao cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý tài liệu, đồ vật bị tạm giữ.
- Thứ hai, trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong
– Phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.
– Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Thứ ba, về trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ
Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ trái pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
4. Bảo quản phương tiện, tài liệu là gì?
Trước hết, đối tượng được bảo quản ở đây là phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong, đây là những vật chứng hoặc tài liệu có liên quan trực tiếp đến giải quyết vụ án, có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội, phục vụ cho công tác điều tra, truy tố và xét xử.
Bảo quản được xem xét theo từ điển Tiếng Việt là hoạt động trông coi, giữ gìn, tránh tình trạng hư hỏng. Thuật ngữ bảo quản cũng được áp dụng trong quy định của pháp luật như bảo quản tài liệu lưu trữ,…
Có thể hiểu Bảo quan phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong là quá trình áp dụng các biện pháp cần thiết, khoa học nhằm tránh tình trạng hư hỏng, đảm bảo được tình trạng ban đầu của đối tượng bảo quản, ngăn cản hành vi phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
5. Bình luận về quy định tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét.
Trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong
1. Phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn.
2. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Công ty luật LVN Group