1. Bổ sung quy định về ưu tiên giao kết hợp đồng mới với lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 bổ sung quy định:
“Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.”
Đây là quy định góp phần bảo vệ lao động nữ khi thực hiện thiên chức sinh đẻ và nuôi con, giúp họ yên tâm làm việc, bảo đảm bình đẳng giới. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế bảo đảm sự ưu tiên này, thì quy định trên dễ mang tính hình thức. Bởi lẽ, quyền thuê mướn và quyết định tuyển dụng lao động thuộc về người sử dụng lao động và việc giao kết hợp đồng lao động còn tùy thuộc vào sự thống nhất ý chí của các bên, nhu cầu thực tế của đơn vị sử dụng lao động và cung cầu lao động trên thị trường.
2. Sửa đổi, bổ sung quy định lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chẩm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 kế thừa quy định về quyền đơn phương chấm dứt họp đồng lao động hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai, đó là trường hợp “có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi”. Đồng thời quy định chi tiết hơn đối với trường hợp lao động nữ đơn phương chấm dứt họp đồng hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định trên phải: i) Thông báo cho người sử dụng lao động; và ii) cung cấp xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2019 còn bổ sung thêm quy định về thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Cụ thể: Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tôi thiêu phải băng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực lao động hiện nay, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group lao động giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của quý khách hàng một cách nhanh chóng, tận tâm và chuyên nghiệp nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group