Như vậy, Bộ luật thừa nhận “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” không phải là tổ chức công đoàn đế đại diện cho người lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ trong quan hệ lao động. Nếu như Bộ luật Lao động năm 2012 chỉ ghi nhận tổ chức công đoàn là tổ chức duy nhất có quyền đại diện tập thể lao động được quy định tại khoản 4 Điều 3 Bộ luật: “Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở”, thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã mở rộng quyền tự do liên kết của người lao động, bảo đảm quyền tự do lập hội của công dân thông qua việc quy định tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thuần túy là tổ chức xã hội, không phải là tổ chức chính trị – xã hội như tổ chức công đoàn.
Cùng với việc thừa nhận tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, Bộ luật Lao động năm 2019 bổ sung các quy định về: Thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 172); Ban lãnh đạo và thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 173); Điều lệ tổ chức người lao động tại doanh nghiệp (Điều 174); Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Điều 175);…
Như vậy, các quy định mới này đã mở rộng quyền của người lao động trong việc thành lập, gia nhập và hoạt động tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Đồng thời bảo đảm giữa tổ chức công đoàn và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Ngoài ra, quy định mới này là sự nội luật hóa tiêu chuẩn lao động quốc tế và thực hiện các cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là: “Ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước để đổi mới, tăng cường quản lý có hiệu quả sự ra đời và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định, thành công. Bảo đảm sự ra đời, hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp phù hợp với quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, kiện toàn các công cụ, biện pháp quản lý nhằm tạo. điều kiện để tố chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tăc của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), đồng thời giữ vững ổn định chính trị – xã hội” và Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về xác định tiền lương của người lao động trong khu vực doanh nghiệp chủ yếu được xác lập thông qua cơ chế thương lượng, mà chủ yếu là thương lượng tập thể thông qua công đoàn và tổ chức đại diện của người lao động. Đồng thời thể hiện sự phù họp với Hiến pháp 2013, đó là ngoài tổ chức công đoàn (tổ chức chính trị – xã hội), còn thừa nhận các tổ chức đại diện của người lao động nằm ngoài hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cùng thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động khi tham gia quan hệ lao động.
Với thẩm quyền đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động trong phạm vi quan hệ lao động tại cơ sở, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia vào quá trình đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, nhất là hoạt động thương lượng tập thể với người sử dụng lao động về tiền lương, điềụ kiện làm việc và các quyền lợi khác của người lao động.
Những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy, tăng cường vai trò, vị thế và hiệu quả hoạt động của công đoàn thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm hoạt động lành mạnh trong phạm vi quan hệ lao động tại cơ sở, mà còn bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế – xã hội và đặc điểm của quan hệ lao động của Việt Nam.
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực lao động hiện nay, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ Luật sư của LVN Group lao động giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của quý khách hàng một cách nhanh chóng, tận tâm và chuyên nghiệp nhất.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group