Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự là người đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự, tổ chức và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được bổ nhiệm trong số các chấp hành viên. Chấp hành viên cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cấp huyện có năng lực quản lí, điều hành công việc của cơ quan thi hành án cấp huyện thì có thể được xét bổ nhiệm làm thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện. Chấp hành viên thi hành án cấp tỉnh hoặc thủ trưởng Thi hành án cấp huyện có năng lực quản lí, điều hành công việc của cơ quan thi hành án dân sự

– Yêu cầu toà án đã ra bản án, quyết định, trọng tài và hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh đã ra quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định đó để thi hành. Trong quá trình thi hành án, nếu thấy trong bản án, quyết định có những điểm chưa rõ, có sai sót về số liệu do tính toán sai, chấp hành viên sẽ báo cáo với thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét đề nghị của chấp hành viên, nếu thấy đề nghị đó là có căn cứ sẽ yêu cầu toà án, trọng tài hoặc hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định trong thời hạn do pháp luật quy định.

– Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu có căn cứ cho thấy có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện có tình tiết mới.

– Trả lời kháng nghị, kiến nghị của viện kiểm sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.

– Báo cáo công tác thi hành án trước cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và uỷ ban nhân dân cùng cấp. Việc báo cáo về công tác thi hành án của thủ trường cơ quan thi hành án cấp quân khu theo quy định cùa Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

Ngoài ra, với tư cách là chấp hành viên nên khi thi hành án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể đã được xác định trong bản án, quyết định. Mặc dù trong trường hợp thi hành án chủ động thì người có nghĩa vụ thi hành các quyết định đó cũng chính là các đương sự. Vì vậy, đương sự trong thi hành án là thành phần chủ yếu, họ tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình thi hành án dân sự, vụ việc cụ thể thì thù trưởng cơ quan thi hành án dân sự cũng có những nhiệm vụ, quyền hạn của chấp hành viên.

Đương sự trong thi hành án dân sự thông thường chính là đương sự trong vụ việc dân sự. Đương sự trong vụ việc dân sự là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của họ thường được xác định cụ thể trong bàn án, quyết định cho nên họ chính là đương sự trong thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mặc dù được xác định là đương sự trong vụ việc dân sự nhưng bản án, quyết định của toà án lại không xác định quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của họ nên họ không tham gia vào quá trình thi hành án dân sự. Vì vậy, khái niệm đương sự trong vụ việc dân sự và khái niệm đương sự trong thi hành án dân sự không đồng nhất. Đương sự trong thi hành án chính là những người được hưởng quyền hoặc phải thực hiện nghĩa vụ được xác định trong bản án, quyết định. Trong Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, lần đầu tiên khái niệm về đương sự trong thi hành án dân sự được ghi nhận tại Điều 3:

“Bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật phải được người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án (gọi chung là đương sự) nghiêm chỉnh thi hành và được các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân tôn trọng”.

Như vậy, theo quy định này thì các đương sự trong thi hành án dân sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án bản án, quyết định, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự không có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án, trong quả trình tổ chức thi hành án dân sự mới phát sinh sự liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ.

Ví dụ: A là người phải thi hành án trà nhà cho B. sống cùng với A trong căn nhà đó là vợ, con của A. Vợ, con của A là người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thi hành án dân sự.

Khi tham gia vào quá trình thi hành án, các đương sự có quyền tự định đoạt quyền lợi của mình. Do đó, hoạt động tố tụng của họ có thể làm phát sinh, thay đổi, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự về thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group