Chào Luật LVN Group! Tôi công tác trong một đơn vị sự nghiệp từ năm 2004 đến nay và từ khi được tuyển dụng tôi được xếp mã ngạch công chức 01003 tuy vậy nhưng thực tế tôi vẫn không được hưởng lương như công chức và không được hưởng 25% công vụ. Và đến nay cơ quan đã giải thể và tôi được chuyển sang công tác tại một đơn vị quản lý nhà nước (Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản trực thuộc sở NN&PTNT).Tuy nhiên tôi được điều động xuống một trạm Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cắm ở huyện.

Và hiện nay đơn vị bắt chúng tôi làm hồ sơ để chuyển từ ngạch công chức sang ngạch viên chức vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi như vậy có đúng với pháp luật không và sau khi chuyển đổi lương của tôi như thế nào?

Cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty luật LVN Group.

1. Chuyển từ công chức sang viên chức

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật viên chức số 58/2010/QH12

Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức

Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

2. Nội dung phân tích: 

– Thứ nhất, về chuyển đổi từ công chức sang viên chức

Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được quy định tại Điều 58 Luật viên chức 2010 như sau:

“Điều 58. Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức

1. Việc chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ, công chức được thực hiện như sau:

a) Việc tuyển dụng viên chức vào làm công chức phải thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Trường hợp viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 05 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển;

b) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đồng thời là quyết định tuyển dụng;

c) Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm, tiền lương được hưởng theo cơ chế trả lương của đơn vị sự nghiệp công lập, được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm, được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

đ) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

2. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”

Theo quy định tại Điểm d, đ, e  Khoản 1 Điều 58 Luật Viên chức quy định việc chuyển đổi từ công chức sang viên chức được thực hiện như sau:

– Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này;

– Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển làm viên chức và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ;

– Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật Viên chức 2010 thì:

“Điều 47. Quản lý nhà nước về viên chức

2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về viên chức và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về viên chức;

b) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức trình cấp có thẩm quyền quyết định;

c) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc ban hành hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp;

d) Quản lý công tác thống kê về viên chức; hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ viên chức; phát triển và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về viên chức;

đ) Thanh tra, kiểm tra việc quản lý nhà nước về viên chức;

e) Hàng năm, báo cáo Chính phủ về đội ngũ viên chức.”

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP,  công chức là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh; huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Như vậy, việc bạn chuyển sang công tác tại một đơn vị quản lý nhà nước (Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản trực thuộc sở NN&PTNT). Tuy nhiên bạn lại được điều động xuống một trạm Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cắm ở huyện. Và hiện nay đơn vị bắt bạn làm hồ sơ để chuyển từ ngạch công chức sang ngạch viên chức là đúng quy định pháp luật.

Theo như thông tin bạn cung ấp cho chúng tôi, việc bạn chuyển sang ngạch viên chức và phải nộp hồ sơ lên Sở Nội Vụ cấp tỉnh là đúng quy định của pháp luật. Tùy theo địa phương nơi bạn đang sinh sống tuy nhiên hồ sơ chuyển sang ngạch viên chức thường bao gồm:

1. Công văn đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận.

2. Bản phô tô quyết định chuyển ngạch của cơ quan có thẩm quyền

3. Quyết định tiếp nhận và điều động

4. Bản photo quyết định lương hiện hưởng

5. Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực

2. Về chế độ lương

Khoản 3 Điều 42 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định:

 “Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức khi bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch được bổ nhiệm; đồng thời được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã bổ nhiệm, được hưởng chế độ tiền lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập”.

Vì bạn không nói rõ khi được điều động xuống một trạm Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản cắm ở huyện thì bạn có chức danh gì nên nếu khi trở thành công chức, bạn vẫn được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã được bổ nhiệm; được hưởng chế độ chính sách đối với công chức mà không bị hạ hệ số. Ngược lại, nếu bạn giữ vị trí tương ứng vói ngạch viên chức thì bạn chỉ được hưởng lương theo ngạch viên chức.

3. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật viên chức 2010).

Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp:

1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương

1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Công chức

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và thuộc các cơ quan, đơn vị được nêu cụ thể tại Nghị định 06 năm 2010 gồm:

– Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam;

– Trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước;

– Trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;

– Trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện;

– Trong hệ thống Tòa án nhân dân, hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân;

– Trong cơ quan của tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, tỉnh, huyện;

– Trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

5. Khi nào viên chức chuyển sang công chức?

Theo khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập còn có thể được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận vào làm công chức nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm:

– Nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời hạn thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có từ đủ 05 năm trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng, không kể thời gian tập sự công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên (theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BNV).

Ngoài ra, tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn.

Như vậy, để được chuyển sang công chức, viên chức phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn luật Lao động – Công ty luật MInh KHuê