1 Vai trò của kế toán đối với doanh nghiệp

Mỗi công ty đều cần có bộ phận kế toán. Bộ phận này góp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Hoạt động kế toán không chỉ có vai trò quan trọng với doanh nghiệp mà còn là công cụ đắc lực để quản lý nền kinh tế của Nhà nước.

Kế toán và tầm quan trọng của kế toán với doanh nghiệp:

Kế toán là quá trình thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Qua đó theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp và tổng hợp các kết quả bằng các bản báo cáo kế toán.

Thông qua bộ phận kế toán, các nhà quản lý có thể theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, bao gồm quá trình sản xuất, theo dõi thị trường và kiểm soát nội bộ. Từ đó đưa ra những đánh giá và hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai.

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Thông tin do bộ phận kế toán cung cấp rất cần thiết cho nhà quản trị, nó giúp họ đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Do đó nếu thông tin kế toán sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán trong mỗi công ty là rất quan trọng. Nó tồn tại và tuân theo quy luật khách quan. Tài chính doanh nghiệp và bộ máy kế toán còn bị chi phối bởi các mục tiêu và phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ máy kế toán sẽ xác định đúng nhu cầu cần huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ, lựa chọn phương thức đòn bẩy kinh doanh để huy động vốn, để nguồn vốn bảo toàn và phát triển, nâng cao thu nhập của công ty.

Một bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả. Mặt khác sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ mau lẹ, giúp tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó, người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt.

– Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoan, từng thời kỳ. Nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai. Triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế hoạch và ra quyết định của ban quản trị.

– Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.

– Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.

– Cơ sở đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán.

– Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời.

– Cung cấp một kết quả tài chính rõ ràng, không thể chối cãi được.

– Duy trì và phát triển các mối liên kết trong doanh nghiệp.

– Quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch và dự báo ngân sách chi tiết, hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.

– Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.

– Giám sát và quản lý hoạt động.

– Thường xuyên cập nhật thông tin về tài chính và các thông tin liên quan tới cổ đông trong và ngoài công ty (quyền và trách nhiệm mới, các văn bản về luật, chủ nợ, nhà băng, nhà đầu tư…) theo một cách thức tạo dựng sự tin tưởng cao nhất từ phía đối tác dành cho doanh nghiệp…

Đối với Nhà nước

– Theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

– Cơ sở để giải quyết tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp.

– Cung cấp thông tin để tìm ra cách tính thuế tốt nhất, hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính sách thuế….

– Kế toán đưa ra các dữ kiện hữu ích cho các vấn đề kinh tế , chính trị , xã hội…xác định được vai trò trách nhiệm, vị trí quản lý và đưa ra các dữ liệu có ích cho việc xác định khả năng tổ chức và lãnh đạo.
– Đối với nền kinh tế quốc gia, kế toán hỗ trợ chính quyền trong việc soạn thảo và ban hành những luật lệ về thuế, thiết lập những chính sách kinh tế cho phù hợp với thực trạng thương mại và kinh tế nước nhà . Qua kết quả tổng hợp các báo cáo tài chính của ngành, chính quyền có thể biết được tình hình thịnh suy của nền kinh tế nước nhà, biết được sự thành công hay thất bại của các ngành, các doanh nghiệp đồng thời biết được nguồn lợi về thuế sẽ thu được ngân sách cho Nhà nước.

2 Khái niệm và đặc điểm của tài liệu kế toán

*Khái niệm :Tài liệu kế toán là hệ thống các chứng từ, sổ sách, các bảng biểu và báo cáo tài chính kế toán. Theo Luật kế toán: Tài liệu kế toán là chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán.

Tài liệu khác liên quan đến kế toán, là các tài liệu ngoài các tài liệu nói trên, được dùng làm căn cứ để lập chứng từ kế toán; các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh tế (như hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay, khế ước vay, hợp đồng liên doanh…) các tài liệu liên quan đến vốn, quỹ, lợi tức (như quyết định bổ sung vốn từ lợi tức, phân phối các quỹ từ lợi tức…); các tài liệu liên quan đến thu, chi ngân sách, sử dụng vốn, kinh phí (như quyết toán sử dụng kinh phí, quyết toán quỹ ngân sách Nhà nước, quyết toán vốn đầu tư…); các tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế với Nhà nước (như quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, quyết toán thuế hàng năm…); các tài liệu liên quan đến kiểm kê, định giá tài sản (như các biều mẫu kiểm kê, biên bản định giá…); các tài liệu liên quan đến kiểm tra, kiểm toán, thanh tra (như kết luận thanh tra, kiểm tra, báo cáo kiểm toán…); tài liệu về chương trình kế toán trên máy vi tính, tài liệu liên quan đến tiêu huỷ tài liệu kế toán.

*Đối tượng kiểm toán

Khi kiểm toán các tài liệu kế toán thì kiểm toán viên cần hướng vào việc kiểm tra các đối tượng cụ thể:

– Tính hiện thực của các con số (thông tin đã được lượng hóa)

– Tính hiện hữu các nghiệp vụ được ghi chép trên sổ sách thực sự xảy ra trên thực tế

-Tính trọn vẹn, đầy đủ: các nghiệp vụ đã xảy ra cần được ghi chép đầy đủ

– Tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân chuyển các tài liệu kế toán

– Tính hợp lí của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

– Tính pháp lí trong việc thực hiện các luật pháp, chuẩn mực và chế độ kế toán tài chính

* Đặc điểm của tài liệu kế toán

Tài liệu kế toán trước hết là bảng khai tài chính được nhiều người quan tâm nên là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của mọi cuộc kiểm toán. Vì:

– Tài liệu kế toán (đặc biệt là các bảng khai tài chính) không chỉ là cơ sở để tổng kết các chỉ tiêu ở phạm vi rộng, cũng không chỉ để kiểm tra, lưu trữ tài liệu và bảo vệ tài sản mà là cơ sở cho mọi người quan tâm ra các quyết định về quản lí, về đầu tư, về thanh toán, về phân phối…

– Mặt khác, trong cơ chế thị trường số lượng người quan tâm đến tài liệu kế toán cũng tăng lên song quan trọng là đòi hỏi của họ với chất lượng tài liệu kế toán cũng cao hơn…

– Ngoài ra cũng phải kể đến tính phức tạp của quá trình xử lí thông tin kế toán cũng như kết cấu của các bảng khai tài chính làm cho những người quan tâm và các kế toán viên cũng gặp những khó khăn trong việc phản ánh các quan hệ phức tạp, đặc biệt là những quan hệ mới phát sinh.

– Thêm vào đó phải kể đến sự cách biệt về chuẩn mực kế toán và các điều kiện thực hiện nó giữa các nước, giữa các thời kì… dẫn đến sự nhận thức khác nhau và tổ chức khác nhau, nhất là sự thay đổi của chế độ kế toán…

Tất cả những thực tế đó đòi hỏi kiểm toán phải được thực hiện trước tiên đối với tài liệu kế toán để tạo niềm tin cho người quan tâm và thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ, củng cố nền nếp và cải tiến tổ chức… để nâng cao chất lượng kế toán

3 Lợi ích của tài liệu kế toán

3.1 Đối với doanh nhân và thương nhân

Việc lập các sổ kế toán cho phép một doanh nhân, thương nhân biết đựơc vào bất cứ lúc nào tình trạng qũy và tài chỉnh của mình để tính giả thành, đặt chương trình sần xuất và tiêu thụ hàng hóa , và theo dõi tiến trình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Việc giữ sổ sách kế toán còn cho phép doanh nhân , thương nhân có được chứng cứ về các nghiệp vụ của mình để ứng phó với người thứ ba trong trường hợp có tranh tụng, và khi doanh nhân, thương nhân mua bán cơ sở kinh doanh thì có thể cung cấp cho bên mua tất cả các yếụ.tố để định giá trị của cơ sở kinh doanh.

3.2 Đối với người thứ ba.

Các sổ kế toán la chứng cứ cho các người thứ bạ (xem mực II c): trong trưòng hợp doanh nhận hết khả năng thanh toán, người thứ ba dùng các sổ đó để kiểm tra tính hợp thức của các hoạt động kinh doanh.

3.3 Đối với thành viên các công ty kinh doanh, công ty thương mại và người làm công

Các sổ kế toán cho phép các thành viên giám sát tiến trình hoạt động của công ty họ tham gia.

Các người làm công, có lợi ích được biết trong một chừng mực nào đó , tiến trình hoạt động chung của doanh nghiệp . Luật ngày 27-10-1946 đã cho các “ủy ban xí nghiệp” quyền được xem xét công tác kế toán.
5. Sau cùng, nhà nước có lợi ích lớn khi các thương nhân, doanh nhân có chế độ kế toán hợp thức, vừa vì các lý do thuế khóa, vừa để theo dõi và định hưống nền kỉnh tế chung của đất nước.
Vì các lý do đó, nhà làm luật bắt buộc tất cả các dọanh nghiệp phải lập các sổ kinh doanh và thực hiện một chế độ kế toán.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.0191 để đượcLuật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!