1.Nghị án được quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2016

>> Xem thêm: Thời hạn kháng cáo quá hạn theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là bao lâu ?

Nghị án là hoạt động tố tụng do Hội đồng xét xử thực hiện trong quá trình xét xử vụ án bằng cách Hội đồng xét xử vào phòng nghị án thảo luận và quyết định giải quyết các vấn đề có ý nghĩa quan trọng của vụ án. Đ đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Điều luật quy định ch Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Hội đồng xét xử tiến hành việc nghị án trong phòng riêng. Không ai được tiếp xúc với Hội đng xét xử, không đượcvào phòng nghị án cũng như có những tác động khác lên quá trình nghị án.

Điều 326. Nghị án

1. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Việc nghị án phải được tiến hành tại phòng nghị án.

Chủ tọa phiên tòa chủ trì việc nghị án có trách nhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận, quyết định. Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng xét xử ghi biên bản nghị án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng ý kiến của các thành viên Hội đồng xét xử đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

2. Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.

3. Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm:

a) Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;

b) Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư của LVN Group, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;

c) Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;

d) Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;

đ) Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;

e) Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;

g) Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;

h) Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.

4. Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn giải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều này. Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không có tội; nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thì quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.

5. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể quyết định kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm tuyên án.

6. Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định một trong các vấn đề:

a) Ra bản án và tuyên án;

b) Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ;

c) Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;

d) Tạm đình chỉ vụ án.

Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về các quyết định tại điểm c và điểm d khoản này.

7. Trường hợp phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử quyết định việc khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 18 và Điều 153 của Bộ luật này.

2. Thời gian nghị án phiên tòa hình sự là bao lâu?

>> Xem thêm: Kháng nghị là gì ? Quy định của pháp luật về kháng nghị

Thời gian nghị án phiên tòa hình sự được quy định tại Khoản 5 Điều 326 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể quyết định kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm tuyên án.

Như vậy, về nguyên tắc, việc nghị án phải kết thúc và có kết quả ngay trong ngày diễn ra phiên tòa hình sự, tuy nhiên, tùy vào mức độ phức tạp của tình tiết vụ án mà pháp luật cho phép Hội đồng xét xử có thể linh động kéo dài thời gian nghị án với mức thời gian kéo dài nằm trong khoảng giới hạn như trên.

3. Thẩm quyền nghị án và các vấn đề phải giải quyết quyết khi nghị án

>> Xem thêm: Bản cáo trạng là gì ? Khái niệm về bản cáo trạng ?

Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Điều luật quy định chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Hội đồng xét xử tiến hành việc nghị án trong phòng riêng. Không ai được tiếp xúc với Hội đồng xét xử, không đượcvào phòng nghị án cũng như có những tác động khác lên quá trình nghị án.

Khi nghị án, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Các thành viên Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một; cụ thể là các vấn đề chính sau:
-Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;
-Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư của LVN Group, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;
-Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;
-Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đổi với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
-Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;
-Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;
-Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiềm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tô, xét xử;
-Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.

Chủ tọa phiên tòa điều khiển việc nghị án, nêu các vấn đề cần giải quyết để Hội đồng xét xử thảo luận và biểu quyết. Điều luật chỉ quy định Thẩm phán biểu quyết sau cùng chứ không phải là phát biểu ý kiến sau cùng. Cho nên, trong khi nghị án thứ tự phát biểu, thảo luận là không bắt buộc. Trọng trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm chỉ có một Thẩm phán và hai Hội thẩm, thì khi phát biểu (hoặc khi biểu quyết) các Hội thẩm phát biểu (hoặc biểu quyết) trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phát biểu (hoặc biểu quyết) sau. Trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ thẩm có hai Thẩm phán và ba Hội thẩm, thì các hội thẩm phát biểu (hoặc biểu quyết) trước, đến Thẩm phán không phải là chủ tọa phiên tòa và sau cùng là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phát biểu (hoặc biểu quyết).

4. Thủ tục sau khi biểu quyết

>> Xem thêm: Thủ tục và hình thức kháng cáo, kháng nghị vụ án hình sự ?

Thành viên của Hội đồng xét xử có ý kiến thiểu số thì có quyền (không phải là nghĩa vụ) trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng và được đưa vào hồ sơ vụ án. Trong biên bản nghị án phải ghi lại đầy đủ các ý kiến đã thảo luận v từng vn đ một và quyết định theo đa số của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đó. Các thành viên Hội đồng xét xử phải ký vào biên bản nghị án tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

5. Lập biên bản khi nghị án

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể quyết định kéo dài thời gian nghị án nhưng không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm tuyên án.

Các vấn đề cần giải quyết khi kết thúc nghị án

Kết thúc việc nghị án, Hội đồng xét xử phải quyết định và thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về các quyết định tại điểm c và điểm d khoản này. Các quyết định Hội đồng xét xử có thể ra:Bản án và tuyên án;Trở lại việc xét hỏi và tranh luận nếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ;Trả hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viên Kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ;Tạm đình chỉ vụ án.

Nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì Hội đồng xét xử quyết định việc khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 18 và Điều 153 của Bộ luật này.

Biên bản nghị án

1. Khi nghị án phải lập biên bản.

Biên bản nghị án phải được tất cả thành viên Hội đồng xét xử ký tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

2. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử sơ thẩm phải ghi rõ:

a) Giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử;

b) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm;

c) Vụ án được đưa ra xét xử;

d) Kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đã thảo luận quy định tại khoản 3 Điều 326 của Bộ luật này, ý kiến khác (nếu có).

3. Biên bản nghị án của Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ các điểm a, c và d khoản 2 Điều này và họ tên các Thẩm phán.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.0191 để đượcLuật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group

>> Xem thêm: Bản cáo trạng là gì ? Khái niệm về bản cáo trạng ?

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!