1.Khi nào thì có lệnh thu giữ thư tín, điện tín ?
>> Xem thêm: Quan sát viên là gì ? Khái niệm quan sát viên được hiểu như thế nào ?
căn cứ theo khoản 1 điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :
Điều 197. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông
1. Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.
3. Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
2. khi thu giữ thư có cần lập biên bản thu giữ?
>> Xem thêm: Tội phạm về môi trường là gì ? Tìm hiểu một số tội phạm về môi trường
Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có một bức thư trong đó là thơ của chồng tôi đã mất ngày xưa để lại.Nay có một chú công an yêu cầu tôi phải đưa bức thư ấy cho cơ quan điều tra làm việc ,vì bức thư có liên quan đến vụ án giết người 10 năm về trước. Vậy xin cho tôi hỏi khi thu giữ có cân phải lập biên bản ?
Căn cứ theo khoản 3 điều 197 bộ luật hình sự 2015 quy định :
Điều 197. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông
1. Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.
3. Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay.
==>Như vậy, khi thu giữ thư tín cần phải lập biên bản , phải có người đại diện của cơ quan bưu chính viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản
3.Căn cứ để thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
>> Xem thêm: Phê chuẩn là gì ? Khái niệm phê chuẩn được hiểu như thế nào ?
Thư tín, điện tín là tài liệu cá nhân gắn liền với quyền nhân thân của con người nên được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ.
Nếu Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự cũ
quy định chỉ được thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện khi thấy cần thiết. Quy định này đã giới hạn phạm vi áp dụng biện pháp thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm chỉ xảy ra tại bưu điện, dẫn đến không phù hợp thực tiễn với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, các phương tiện điện tử, viễn thông được áp dụng nhiều và phổ biến qua rất nhiều tổ chức viễn thông như Vinaphone, Mobiphone, Viettel hay qua các nhà mạng Internet… Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã hoàn thiện các vướng mắc trên, mở rộng phạm vi áp dụng đối với biện pháp này được thực hiện tại các cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông. Quy định đã góp phần quan trọng trong thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm.
Thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
Thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: “Khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”.
Theo đó, thẩm quyền ra lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thuộc về Cơ quan điều tra, cụ thể Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được ban hành theo mẫu 121/CQĐT. Và lệnh này phải được Viện Kiểm sát phê chuẩn trước khi thi hành.
4. Quy trình, thủ tục thực hiện thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
>> Xem thêm: Cấm vận quốc tế là gì ? Khái niệm về cấm vận quốc tế
Về cơ bản quy trình thu giữ thư tín, điện tín theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Điều 197) giữ nguyên các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cũ (Điều 144) nhưng có sự cụ thể hơn, rõ ràng hơn Bộ luật tố tụng hình sự cũ. Cụ thể:
Thứ nhất, khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ. Lệnh này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ để xét phê chuẩn.
Như vậy, nếu như trước đây BLTTHS cũ chỉ quy định trong trường hợp khẩn cấp phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết mà không phải kèm theo các tài liệu đề nghị phê chuẩn thì Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định dù trong trường hợp khẩn cấp phải thu giữ thư tín, điện tín thì sau khi thu giữ xong Cơ quan điều tra vẫn phải thông báo ngay đến Viện kiểm sát kèm theo tài liệu đề nghị phê chuẩn. Điều này nhằm đảm bảo việc thực hiện thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đúng căn cứ và đồng thời cũng giúp Viện kiểm sát thực hiện tốt công tác kiểm sát điều tra vụ án hình sự.
Thứ hai, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết.
Với quy định như vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã hạn chế những rủi ro Cơ quan điều tra thu giữ khẩn cấp sai hoặc lạm quyền trong việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, đồng thời tăng tính thận trọng, trách nhiệm của Cơ quan điều tra khi thu giữ khẩn cấp thư tín, điện tín.
Thứ ba, thủ tục tiến hành thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm (khoản 3 Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) cơ bản được quy định như Bộ luật tố tụng hình sự cũ (khoản 3 Điều 144).
Người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiến hành thu giữ. Người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ. Việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông. Do đó, luật quy định người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan trước khi tiên hành thu giữ. Luật không quy định thời hạn thông báo trước bao lâu. Tuy nhiên, việc thông báo vừa nhằm đảm bảo tôn trọng hoạt động của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, vừa nhằm đảm bảo yêu cầu của hoạt động điều tra vụ án hình sự.
Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản. Người này phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ.
Cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết. Nếu việc thông báo cản trở điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, cơ quan ra lệnh thu giữ phải thông báo ngay. Việc cản trở điều tra này có thể là người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trường hợp là người đã thực hiện tội phạm thì việc này coi như “rút dây động rừng” khiến cơ quan điều tra khó khăn hơn trong việc thu thập chứng cứ; hay trường hợp người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm biết được và không muốn Cơ quan điều tra thu giữ nên họ đến các tổ chức bưu chính, viễn thông lấy trước và làm biến đổi đi các dấu vết tội phạm có thể có trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.
5. Trách nhiệm bảo quản thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ
>> Xem thêm: Bức cung là gì ? Khái niệm bức cung được hiểu như thế nào ?
Trách nhiệm bảo quản thư tín, điện tín bị thu giữ (Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) về cơ bản kế thừa quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cũ (Điều 147). Theo đó, phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong phải được bảo quản nguyên vẹn. Người nào phá hủy niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc hủy hoại phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm
Người ra lệnh, người thi hành lệnh thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật hình sự – Công ty luật LVN Group
>> Xem thêm: Chiếm đoạt tài sản là gì ? Khái niệm về chiếm đoạt tài sản