1. Khởi xướng xây dựng một bộ luật

Ở Pháp, cơ quan cấp bộ có thẩm quyền đề nghị xây dựng bộ luật hay dự thảo luật quy định về hiệu lực của một bộ luật hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một bộ luật đã có. Việc khởi xướng xây dựng một bộ luật bắt đầu từ việc thảo luận giữa các cơ quan khác nhau liên quan đến lĩnh vực được lựa chọn tiến hành pháp điển hóa, đặc biệt là giữa các bộ phụ trách các lĩnh vực này.

Hội nghị các cơ quan liên bộ do đại diện của Thủ tướng triệu tập. Hội nghị này rất quan trọng, vì nó thông qua những nội dung rất cơ bản đối với việc xây dựng một bộ luật như những nguyên tắc cơ bản về bố cục, phạm vi điều chỉnh của bộ luật; danh mục các văn bản quy phạm pháp luật được lựa chọn để pháp điển hóa; quyết định thành lập tổ công tác thuộc cơ quan cấp bộ được giao trách nhiệm pháp điển hóa bộ luật. Tiếp đó, một bản kế hoạch chi tiết sẽ được trình lên ủy ban cạp cao về pháp điển hóa để ủy ban này thẩm tra trước khi quyết định cho phép bắt đầu việc soạn thảo bộ luật.

2. Chuẩn bị phần quy phạm luật

Trong quá trình chuẩn bị soạn thảo phần quy phạm luật của bộ luật thường phát sinh những bất đồng giữa các bộ liên quan, nhất là khi nội dung của bộ luật có những phần liên quan đến thẩm quyền của hai hay nhiều bộ khác nhau. Khi các bộ liên quan không thống nhất được với nhau thì ủy ban cấp cao về pháp điển hóa sẽ tổ chức một hội nghị liên bộ mang tính chất thương lượng, trọng tài để đưa ra quyết định cuối cùng cho vấn đề còn vướng mắc.

Để tạo thuận lợi cho việc xem xét dự án bộ luật tại phiên họp của ủy ban cấp cao về pháp điển hóa, ủy ban này cử một hoặc một số báo cáo viên của ủy ban tham gia trực tiếp vào quá trình soạn thảo bộ luật. Trước khi ủy ban thẩm ha dự án bộ luật tại phiên họp toàn thể, dự án này có thể được một nhóm hoặc một hội đổng hạn chế với các thành viên được chỉ định phù hợp với nội dung của bộ luật xem xét trước. Việc xem xét trước này nhằm nghiên cứu và đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung dự án tại phiên họp chính thức của ủy ban.

Tiếp đó, Phó Chủ tịch ủy ban cấp cao về pháp điển hóa sẽ chuyển đến Thủ tướng dự án bộ luật đã được ủy ban thống qua cùng các để xuất, giải pháp liên quan đến các vấn đề pháp lý và những nội dung cần nghiên cứu đổi mới liên quan đêh văn bản được pháp điển hóa. Về phía mình, bộ chịu trách nhiệm soạn thảo bộ luật gửi dự án đến Văn phòng Chính phủ[2] để bày tỏ sự tán thành hay bảo lưu ý kiến về những nội dung mà ủy ban cấp cao về pháp điển hóa đã để xuất.

Sau đó, dự án được lấy ý kiến của Hội đồng Nhà nước theo trình tự thông thường áp dụng đối với việc xem xét các luật hoặc pháp lệnh. Trường hợp Chính phủ được ủy quyền thông qua nội dung của bộ luật bằng một pháp lệnh, thì pháp lệnh này sẽ được ban hành trong thời hạn luật định. Trường hợp Chính phủ không được ủy quyền thì dự án bộ luật sẽ được chuyển đêh Nghị viện để Nghị viện xem xét, thông qua luật tuyên bố về hiệu lực của bộ luật đã được pháp điển hóa. Việc xem xét tại Nghị viện thường diễn ra theo một trình tự hết sức nhanh gọn vì không có sự thay đổi về chính sách trong nội dung của bộ luật này.

3. Chuẩn bị phần pháp quy

Phần pháp quy của bộ luật được soạn thảo song song cùng phần quy phạm luật. Tuy vậy, thực tế chứng minh rằng đối với các bộ luật có quy mô lớn, việc tiến hành soạn thảo đồng thời cả hai phần này có thể gây ra một số bất tiện vì có thể nhiều nội dung của phần pháp quy đã được thể hiện trong phần quy phạm luật.

Dự thảo của phần pháp quy được ủy ban cấp cao về pháp điển hóa xem xét, thông qua như đối với phần quy phạm luật. Nội dung này cũng được chuyên cho Thủ tướng. Các dự án pháp điển hóa liên quan đến các nghị định thông thường hoặc nghị định của Hội đồng Nhà nước sẽ được bộ chịu trách nhiệm pháp điển hóa trình Hội đồng Nhà nước xem xét. Trường hợp dự án pháp điển hóa liên quan đến các nghị định của Hội đồng Bộ trưởng thì Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm trình Hội đồng Nhà nước xem xét.

4. Kiểm tra kết quả pháp điển hóa

Trước khi được các cấp có thẩm quyền thông qua, dự thảo bộ luật phải trải qua nhiều bước kiểm tra nhằm bảo đảm kết quả pháp điển hóa làm ra phải phù hợp với các nguyên tắc, quy định đã được xác định từ đẩu.

Ở Pháp có nguyên tắc là không pháp điển hóa Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất. Các quy định của Hiến pháp không chỉ bao gồm lời nói đầu và các điều trong Hiến pháp năm 1958 của Cộng hòa Pháp mà còn mở rộng đến cả lời nói đầu và các quy định của Hiến pháp năm 1946, Tuyên bố về nhân quyền và các quyền của công dân năm 1789, Hiến chương về môi trường năm 2004, các nguyên tắc cơ bản được xác định trong các đạo luật cũng như các nguyên tắc và mục tiêu mang tính hiến định khác.

Nguyên tắc tôn trọng thứ bậc của văn bản pháp luật đòi hỏi các nhà pháp điển hóa phải kiểm tra nội dung của các quy phạm pháp luật được xem xét pháp điển hóa có phù hợp với các quy định của Hiến pháp hay không.

Tiếp đó, phải kiểm tra xem các quy định được xem xét pháp điển hóa có phù hợp với các nội dung cam kết quốc tế của Cộng hòa Pháp cũng như pháp luật của Cộng đồng châu Âu hay không. Các quy định có mâu thuẫn không được đưa vào nội dung của bộ luật.

Việc tôn trọng các quy phạm pháp luật có hiệu lực cao hơn không dẫn đêh việc đương nhiên bãi bỏ phần nội dung văn bản có sự khác biệt, nhưng có thể đưa đến việc sửa đổi, điều chỉnh lại các quy định này.

Một nội dung nữa cần được xem xét, kiểm tra là bảo đảm để các quy phạm của phạn luật và phần pháp quy phải phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan có trách nhiệm ban hành. Không thể tồn tại các quy phạm ở phần pháp quy nhưng lại mang tính chất của quy phạm thuộc phần luật và ngược lại.

Tuy vậy, các quy định của pháp luật về nguyên tắc pháp điển hóa theo pháp luật thực định vẫn mở lối cho những sửa đổi, bổ sung cần thiết nhằm bảo đảm việc tuân thủ nguyên tắc về thứ bậc văn bản. Trường hợp phát hiện ra những điểm khác biệt, mâu thuẫn giữa các quy phạm pháp luật trong quá trình pháp điển hóa thì các quy định này sẽ được xử lý một cách thích hợp. Cụ thể:

+ Nêu quy định của văn bản do cùng một cấp ban hành có sự khác biệt cơ bản về nội dung thì văn bản được ban hành sau sẽ bãi bỏ hiệu lực của văn bản ban hành trước. Trong trường hợp này, phải kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng từng trường hợp cụ thể;

+ Nếu giữa các quy định này không có sự khác biệt cơ bản về nội dung mà chỉ là sự không thống nhất trong một số điểm nhỏ thì không coi văn bản được ban hành trước là vô hiệu. Trong trường hợp này, nhà pháp điển hóa ghi vào phần ghi chú bên cạnh nội dung đã pháp điển hóa để cấp có thẩm quyền lưu ý, xem xét;

+ Trường hợp phát hiện quy định thuộc văn bản của cấp dưới nhưng lại tiến bộ và có tính cập nhật hơn so với văn bản của cấp trên thì nhà pháp điển hóa ghi vào phần ghi chú những kiến nghị của mình để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Do các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau nên việc phát sinh những điểm không thống nhất về cách thể hiện, trình bày cũng như một số vấn đề về nội dung là dễ gặp phải. Pháp điển hóa chính là cơ hội để rà soát, phát hiện những điểm mâu thuẫn, chồng chéo, lạc hậu, không còn phù hợp trong hệ thống pháp luật và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền như Nghị viện, Chính phủ xem xét, điều chỉnh.

Ở phần cuối cùng của mỗi bộ luật đều có thêm hai tài liệu quan trọng kèm theo, đó là Danh mục những văn bản pháp luật bị bãi bỏ và Bản tra cứu chéo để xác định vị trí của văn bản gốc và văn bản đã được pháp điển hóa. Trong Bản tra cứu này, người sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếm được số thứ tự điều khoản của văn bản gốc cùng thời gian ban hành của các văn bản này nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc đổi chiều, so sánh.

Khi toàn bộ các phần của bộ luật đã được thông qua và được đăng trên công báo chính thức thì bộ luật bắt đầu có hiệu lực và thay thế cho tất cả các văn bản trước đó.

5. Duy trì, cập nhật bộ luật

Khi được ban hành, mỗi bộ luật đều đã cố gắng đưa ra một bố cục có thể bao quát hết các quy định liên quan đến một lĩnh vực nhất định. Các nội dung của bộ luật được thể hiện theo những quy tắc nhất định, từ cách bố cục, đánh số thứ tự các phần, chương, điều đến cách thức thể hiện các nội dung của từng điều, khoản cụ thể. Tuy nhiên, với sự phát triển, biến đổi không ngừng của các quan hệ xã hội, việc cần phải sửa đổi, bô’ sung các quy định hiện có là điều khó có thể tránh được. Thống thường, việc sửa đổi, bô’ sung các quy định của bộ luật sẽ do các cơ quan có thẩm quyền tương ứng tiến hành (có thể là Quốc hội đối với phần quy phạm luật hoặc Chính phủ đối với phần pháp quy). Trong nhiều trường hợp, việc sửa đổi, bổ sung này có thể làm thay đổi cả bố cục các phần của một bộ luật và làm hỏng cả trật tự logic của bộ luật do các nhà làm luật thường chỉ tập trung tranh luận về các vấn đề thuộc nội dung của các quy định cụ thể mà ít chú ý đến các chi tiết về kỹ thuật hay kết cầu chung của toàn bộ luật. Kinh nghiệm cho thấy các bộ luật cần được định kỳ rà soát, xem xét lại, thậm chí, được làm lại để bảo đảm tính thống nhất, hợp lý và cập nhật đầy đủ những quy định mới được ban hành trong lĩnh vực đó.

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)