Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Em chào anh chị, em có một chuyện cần anh chi trong nhóm giải đáp thắc mắc cho em với ạ. Em có một ông anh hồi trước có yêu một cô gái, trong quá trình yêu nhau hai người đã có quan hệ với nhau, trong lúc quan hệ cũng đã sữ dùng biện pháp tránh thai. Gia đình em cũng đã khuyên anh của em nhiều lần và cũng đã nói rõ ràng về mối quan hệ của hai bên gia đình, vì nghĩ đến tương lai sau này của hai người anh của em đã chủ động hẹn gặp cô gái giải thích cho cô gái hiểu về mối quan hệ giữa hai bên gia đình và nói lời chia tay với cô gái, cô gái cũng chấp nhận chia tay.

Em xin nói cụ thể về mối quan hệ giữa hai bên gia đình: bà ngoài bên mẹ em có bốn người con, mẹ em là con út, người con đầu của bà ngoại em cũng là anh của mẹ em lấy vợ và sinh ra mẹ của cô gái, như vậy, có thể thấy mẹ của cô gái gọi mẹ em bằng cô và cô gái đó gọi mẹ em là bà. Đây có thể gọi là mối quan hệ huyết thống, căn cứ theo khoản 18, Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2015 có giải thích rõ về những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Như vậy có thể thấy mối quan hệ giữa hai bên gia đình là mối quan hệ năm trong phạm vi ba đời theo quy định của luât. Tưởng là khi hai người chia tay và mọi chuyện cũng sẽ dừng lại ở đó. Nhưng gia đình cô gái đã bắt gia đình e phải bồi thường cho cô với số tiền là 30.000.000 triệu đồng Khi em nghe sự việc. Em nghĩ, dù thế nào thì hai người cũng đã có những tháng ngày yêu nhau, sự việc đến nước này, hai người không nên vì những lý do nào đó mà xảy ra mâu thuẫn đi vào bế tắc được, hai người phải ngồi lại với nhau, và quyết định theo hướng tích cực cho tương lai, không làm ảnh hưởng đến tương lai, cũng như hạnh phúc về sau của hai đứa. Em đã về nhà họp gia đình và họ hàng rồi cũng đã mới gia đình và họ hàng bên cô gái đến nhà để hòa giải (vì không muốn làm lớn chuyện nên em muốn giải quyết trong nội bộ hai bên gia đình). Hai bên gia đình đã đi đến thống nhất là gia đình e bồi thường cho gia đình bên cô gái với số tiền là 20.000.000 triệu đồng, gia đình cố gái cũng bồi thường cho gia đình em với số tiền là 10.000.000 triệu đồng (có lập bản cam kết trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và họ hàng hai bên và có ký nhận đàng hoàng). Hai bên gia đình và họ hàng hai bên đã thống nhất và chấp nhận bản cam kết. Nhưng sau một thời gian tưởng chừng hai bên sẽ tuân thủ như những gì đã cam kết trong cuộc hòa giải, thì gia đình cô gái đã lại đơn kiến nghị lên chi bộ, Đảng ủy và các cơ quan chức năng xem xét về đạo đức lối sống của anh trai em (bởi vì là Đảng viên), em thiết nghĩ hai bên đã lập bản cam kết và trong bản cam kết cũng đã nói rõ là hai bên gia đình và họ hàng hai bên khi nghe những lời nói không có căn cứ rõ ràng, yêu cầu hai bên gia đình tự giải quyết trong nội bộ, không khiếu kiện hoặc viết đơn đưa ra ngoài pháp luật. rất mong anh chị có thể chỉ hướng giải quyết giúp e với ạ. E m cảm ơn anh chị nhiều.

Thứ nhất: Nam nữ yêu nhau là tự nguyện, quan hệ với nhau cũng là tự nguyện có trái pháp luật không? nếu có thì cho em hỏi luật nào quy đinh và hình thức xử lý như thế nào?

Thứ hai: anh chị có thể giải thích rõ hơn về mối quan hệ của Những người có họ?

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Hiến pháp 2013;

Bộ luật dân sự 2015;

Luật hôn nhân và gia đình 2014;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Để làm rõ vướng mắc của bạn, Luật LVN Group sẽ giải đáp từng câu hỏi của bạn như sau:

Câu hỏi 1.Nam nữ yêu nhau là tự nguyện, quan hệ với nhau cũng là tự nguyện có trái pháp luật không? nếu có thì cho em hỏi luật nào quy đinh và hình thức xử lý như thế nào?

Trả lời:

Quyền được yêu là quyền cơ bản của con người, là quyền đương nhiên và không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Dù ở thời kỳ nào, xã hội nào thì yêu thương luôn là quyền không thể thiếu của con người.

Điều 14 Hiến pháp 2013

“Điều 14.

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

Theo quy định này, quyền con người chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Quyền được yêu hay những vấn đề đi xa hơn của đôi nam nữ không bị hạn chế theo bất cứ quy định nào của pháp luật. Mỗi con nguời đều có quyền yêu và được yêu trên sự tự nguyện của hai bên. Do vậy, nam nữ yêu nhau là tự nguyện, quan hệ với nhau cũng là tự nguyện thì vấn đề yêu nhau đó không trái pháp luật.

Câu hỏi 2. anh chị có thể giải thích rõ hơn về mối quan hệ của Những người có họ?

Trả lời: Như bạn đã biết, Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định những người có họ trong phạm vi ba đời như sau:

“18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Điểm d Khoản 2 Điều 5 quy định:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.;”

Theo quy định này, có thể thấy pháp luật cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Cụ thể như sau:

Người có họ trong phạm vi ba đời được xác định là những người có cùng một gốc sinh ra. Bao gồm các đời cụ thể như sau:

– Đời thứ nhất: Cha mẹ

– Đời thứ hai: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha

– Đời thứ ba: anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì

Trong đó, những người có cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu, đời thứ nhất sinh ra đời thứ hai, đời thứ hai sinh ra đời thứ ba.

Do đó, xét về mặt tình cảm, những người trong phạm vi ba đời có quan hệ huyết thống rất gần nhau. Xét về mặt pháp luật, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa:

– Những người cùng dòng máu về trực hệ;

– Những người có họ trong phạm vi ba đời;

Theo thông tin bạn cung cấp: bà ngoài bên mẹ em có bốn người con, mẹ em là con út, người con đầu của bà ngoại em cũng là anh của mẹ em lấy vợ và sinh ra mẹ của cô gái, như vậy, có thể thấy mẹ của cô gái gọi mẹ em bằng cô và cô gái đó gọi mẹ em là bà.

Như vậy, đối chiếu quy định trên có thể thấy trong tình huống này của bạn:

Đời thứ nhất: Ông bà ngoại bạn

Đời thứ hai: Mẹ của bạn, anh cả của mẹ bạn, và hai người anh/chị của mẹ bạn.

Đời thứ ba: Bạn và con của anh cả mẹ bạn (tức là mẹ của cô gái)

Do đó, có thể thấy mối quan hệ giữa anh bạn và cô gái này không thuộc những người có họ trong phạm vi ba đời. Vì vậy, trên phường diện pháp lý, quan hệ tình cảm của anh bạn và cô gái này không vi phạm pháp luật.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi vềQuyền được yêu của con người”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH LVN Group