Theo quy định tại Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm có các quyền hạn sau đây:

1. Giữ nguyên bản án sơ thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm bác kháng cáo hoặc kháng nghị trong trường hợp kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ và tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử đúng.

2. Sửa bản án sơ thẩm

Nểu qua việc xét xử phúc thẩm, hội đồng xét xử thấy tòa án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án không đúng pháp luật thì hội đồng xét xử có thể sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm. Theo Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong những trường hợp sau đây:

– Việc thu thập chứng cứ và chứng minh đã được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật;

– Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.

3. Huỷ bản án sơ thẩm, huỷ một phần bản án sơ thấm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm giái quyết lại vụ án dân sự

Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ thực hiện quyền hạn này trong các trường hợp sau đây: Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được; thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

4. Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Theo Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, vụ án thuộc một trong các trường họp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm

Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: theo quy định tại khoản 2 Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà không có mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trừ trường hợp vụ án có người khác kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về thẩm quyền hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group